Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mọi thứ đều có hai mặt

10/04/201317:22(Xem: 4750)
Mọi thứ đều có hai mặt

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mọi thứ đều có hai mặt

Nhị Tường dịch

Nguồn: Bobbie Probstein

Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
Vào lúc gần tám mươi, mặc dù vẫn bơi và làm việc sáu ngày trong tuần, bố tôi đã có sự suy giảm đáng kể trong sức khỏe và năng lực. Lúc tám mươi mốt tuổi, sức khỏe ông đã kém và phải nghỉ dưỡng, ông giả vờ như không cần phải dựa một cách nặng nề vào tôi để giữ thăng bằng khi chúng tôi đi dạo, và tôi cũng vờ như không nhận ra điều đó. Trí óc ông vẫn minh mẫn nhưng bệnh tim mạch và chứng viêm khớp đã làm ông gục ngã. Một ngày nọ ông bảo, “Trong trường hợp phải cấp cứu bố không muốn giữ lại sự sống bằng bất kỳ một phương tiện đặc biệt nào, bố đã ký giấy cam kết điều này để nó được thực hiện”. Ông nở một nụ cười từ hòa và nói: “Bố đã từng hưởng hạnh phúc khi có người vợ, người con như mẹ và con, bây giờ bố đã sẵn sàng ra đi”. Không đầy một tháng sau đó, ông bị lên cơn đau tim. Trong phòng cấp cứu, một lần nữa ông nhắc bác sĩ và tôi về ước nguyện của mình, nhưng tôi không thể tưởng tượng được -- dù trong cơn đau cuối cùng-- rằng ông vẫn luôn nói, “Hôm nay bố có nói với con rằng bố rất yêu thương con chưa?”
Ông thấy khốn khổ với những sự chăm sóc đặc biệt, những chiếc ống dường như được đặt tứ bề. Nhưng bố vẫn luôn giữ một vẻ hài hước hỏi tôi: “Như thế này làm sao chúng ta có thể hẹn ăn trưa vào ngày mai?” Giọng ông ấp úng.
“Con sẽ đến đây và đưa bố đi, chúng ta sẽ đi đến một nơi nào đó thật đặc biệt” Tôi trả lời, cổ họng như nghẹn lại
Lần đầu tiên trong đời bố từ chối không nhìn tôi mà xoay về hướng bức tường màu xanh cạnh giường bệnh. Có một sự im lặng đau đớn giữa chúng tôi. Ông nói, “Bố không muốn con nhớ đến bố với hình ảnh như thế này. Hãy hứa với bố, con yêu. Còn bây giờ thì đi đi - Bố nom thảm hại quá" .
Đêm đó, tôi quay lại bệnh viện với chồng tôi, những nhân viên bệnh viện không cho chúng tôi gặp ông. “Ông ấy đang có một vấn đề nhỏ”, một người nói. “Hãy đợi trong phòng đợi và chúng tôi sẽ gọi ngay khi có thể”
Tôi ngồi nắm chặt tay chồng tôi khoảng mười phút. Bỗng nhiên, một cái gì đó hích tôi và tôi cảm thấy tim mình ngừng đập. “Ồ, anh ơi, Bố vừa mất, em linh cảm như vậy!” Tôi nhảy lên chạy ngay xuống phòng cấp cứu và gõ cửa. “Hãy cho tôi vào gặp bố tôi”. Tôi van xin.
“Ông ấy vừa qua đời” một y tá trả lời. “Hãy ngồi ở phòng đợi và chúng tôi sẽ để chị vào trong vài phút nữa”. Họ đóng cửa lại nên tôi không thể chạy ào vào.
Dường như người bố mà tôi yêu mến ấy chưa bao giờ chết. Ông đã hiện hữu thật thân thiết và vững chắc trong cuộc đời tôi. Mặc dù người y tá đã nói vậy, trái tim tôi vẫn từ chối không tin ông đã ra đi đột ngột như vậy. Tôi hận mình vì tin rằng tôi đã để bố nằm xuống mà không có mặt cạnh ông, nắm tay ông và nói ông biết tình cảm của mình khi ông đang hấp hối. “Lẽ ra mi phải như vậy, trong tôi đang vang lên lời mắng nhiếc chính mình. Lẽ ra mi phải nói cho bố biết mi yêu bố như thế nào, trong khi bố luôn nói điều đó với mi. Lẽ ra mi phải ở cạnh bố. Điều đó ý nghĩa với bố biết bao. Lẽ ra mi phải làm những điều đó.” Tôi cảm thấy một nỗi buồn và một nỗi ân hận nặng nề không nguôi.
Năm tháng trôi qua, không có điều gì làm cho tôi nguôi ân hận mình đã không có mặt ở đó lúc ông cần đến tôi nhất.
Giờ đây một giấc mơ đã giúp tôi nguôi ngoai.
Sau hơn mười năm, bố đã đến trong giấc mơ của tôi và nói quan điểm của bố trong chuyện này: Con biết là bố đã làm được việc một thời gian dài lúc về hưu, cho đến khi đôi chân của bố không cho phép nữa, bố cảm thấy hổ thẹn khi mình ốm yếu như thế. Nhất là, bố không bao giờ muốn con thấy bố như một ông già vô dụng đang hấp hối trên giường bệnh. Điều đó sẽ làm con rất đau lòng khi con có mặt ở đó. Vì vậy bố nói cho con biết sự thực này, con gái yêu của bố: bố biết con yêu bố như bố yêu con vậy. Và bố không muốn con nhìn thấy bố chết và cũng không muốn con nắm tay bố khi bố chết. Đó là điều con muốn chứ không phải bố muốn. Cái chết của bố rất trọn vẹn theo đúng cách của nó. Mọi thứ đều có hai mặt – ngay cả cái chết.
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2021(Xem: 6827)
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hỡi người ơi? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ trọn đời.
13/08/2021(Xem: 9701)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
13/08/2021(Xem: 4060)
Kính dâng Thầy hai bài thơ chia sẻ tâm tư con trong mùa Vu Lan báo hiếu này để tự an ủi mình và để cầu nguyện cho mọi chúng sanh đều được giải cứu khỏi nạn tai nhất là các biến thể của đại dịch thế kỷ càng ngày càng xuất hiện kinh khiếp hơn thêm .Kính chúc Thầy và toàn thể đạo tràng một mùa Vu Lan Báo hiếu thật tịnh lạc , HH Thẩm sâu lời dạy ...mang kiếp người đại phước ! Bâng khuâng nhìn thư pháp ... dĩ vãng xa xăm Rằng “ Thương cha ...xuôi ngược giữa dòng Mẹ yêu ...tất tả gắng gồng nhiều năm “ Ôi! Ơn nghĩa sinh thành khó làm sao đền đáp !
09/08/2021(Xem: 4400)
Dù, lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ (Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”) và Lễ hội Vu Lan đã trở thành lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội này không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung. Theo đó, Vu Lan có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại hoặc nếu có đủ phương tiện mỗi đêm đến chùa tham dự thời kinh Vu Lan, Báo Ân thường tổ chức từ mồng một đến rằm tháng 7 . HT Thích Minh Châu trong một bài pháp thoại năm nào tại chùa Xá Lợi (VN) : " Trong kinh tạng Pàli của Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta có thể đọc được những lời đức Phật dạy về chữ Hiếu thật là đầy đủ, sinh động và cụ thể, những lời m
05/08/2021(Xem: 11901)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2565 tại Tu Viện Quảng Đức (Chủ Nhật 22/8/2021) Mùa Vu Lan Báo Hiếu 2021 lại trở về với người con Phật Úc Châu trong lúc tiểu bang Victoria của chúng ta đang bị phong tỏa, mọi người phải ở yên trong nhà để giúp ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Dù vậy, nhưng trong tận thâm tâm của người con Phật đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ thân, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho bão táp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường. Trên tinh thần này, Tu Viện Quảng Đức sẽ khai kinh, thọ trì Kinh Vu Lan Báo Hiếu và Kinh Địa Tạng, mỗi ngày lúc 7pm, từ ngày mùng 01 đến ngày Rằm tháng 07 âm lịch Tân Sửu (nhằm ngày Chủ Nhật 08/08/2021 đến ngày Chủ Nhật 22/08/2021). Và tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh, nếu chính phủ tiểu bang Victoria mở cửa cho phép sinh hoạt bình thường, Tu Vi
03/08/2021(Xem: 9783)
Mùa Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với những người con Phật trên toàn thế giới nói chung và tại Úc Châu nói riêng, trong lúc nạn dịch Covid vẫn còn đang tiếp tục hoành hành khắp nơi, gây bao cảnh đau thương tang tóc, kéo dài hơn 1 năm, nên mọi sinh hoạt xã hội vẫn chưa được trở lại bình thường. Tại tiểu bang Victoria của chúng ta lúc này tuy mức độ lây lan đã giảm thiểu, nhưng vẫn còn áp dụng biện pháp giãn cách để ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Do vậy, số Phật tử đến chùa sinh hoạt vẫn còn hạn chế. Nhưng dù thế nào, cứ đến mùa Vu lan thì trong tận thâm tâm của người con Phật, đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ phụ, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho báo đáp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường.
01/08/2021(Xem: 3255)
Nước Mỹ vừa trải qua 17 tháng bị phong tỏa và được mở cửa trở lại tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên đất nước này vẫn chưa hoàn toàn trở lại mọi sinh hoạt như xưa. Tâm lý khủng hoảng và sợ hãi vẫn còn đọng lại nơi người dân. Chùa viện Phật giáo cũng chịu đựng nhiều khó khăn suốt mùa đại dịch, đặc biệt các ngôi chùa đang xây dựng hay mới thành lập trong giai đoạn này. Giáo Hội xin cung thỉnh tất cả liệt quí vị dành một phút nhất tâm chú nguyện và chia sẻ nỗi đau thương lớn lao này, trong đó có quê hương Việt nam. Giáo hội xin cảm niệm công đức của toàn thể Tăng Ni và Phật tử đã nhẫn chịu suốt mùa dịch của thế kỷ. Đối diện với sợ hãi, tang thương và khốn đốn của cuộc sống hiện nay, xin chúng ta cùng suy nghiệm:
01/08/2021(Xem: 6813)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
01/08/2021(Xem: 9948)
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát triển khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, cùng mọi tiện nghi, của cải vật chất cũng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
25/07/2021(Xem: 4377)
TƯỞNG ĐẾN ÂN MỤC KIỀN LIÊN ÂN thâm phụ mẫu sánh bằng non ĐẠI đức Mục Liên giữ vẹn tròn HIẾU thảo bát cơm dâng đến mẹ MỤC thân thấu tỏ nỗi lòng con KIỀN tâm cố giữ niềm trung hiếu LIÊN kết gắng gìn dạ sắt son BỒ phổ độ sanh tròn bổn nguyện TÁT lai vĩnh kiếp tiếng thơm còn!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]