Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mọi thứ đều có hai mặt

10/04/201317:22(Xem: 3661)
Mọi thứ đều có hai mặt

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mọi thứ đều có hai mặt

Nhị Tường dịch

Nguồn: Bobbie Probstein

Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
Vào lúc gần tám mươi, mặc dù vẫn bơi và làm việc sáu ngày trong tuần, bố tôi đã có sự suy giảm đáng kể trong sức khỏe và năng lực. Lúc tám mươi mốt tuổi, sức khỏe ông đã kém và phải nghỉ dưỡng, ông giả vờ như không cần phải dựa một cách nặng nề vào tôi để giữ thăng bằng khi chúng tôi đi dạo, và tôi cũng vờ như không nhận ra điều đó. Trí óc ông vẫn minh mẫn nhưng bệnh tim mạch và chứng viêm khớp đã làm ông gục ngã. Một ngày nọ ông bảo, “Trong trường hợp phải cấp cứu bố không muốn giữ lại sự sống bằng bất kỳ một phương tiện đặc biệt nào, bố đã ký giấy cam kết điều này để nó được thực hiện”. Ông nở một nụ cười từ hòa và nói: “Bố đã từng hưởng hạnh phúc khi có người vợ, người con như mẹ và con, bây giờ bố đã sẵn sàng ra đi”. Không đầy một tháng sau đó, ông bị lên cơn đau tim. Trong phòng cấp cứu, một lần nữa ông nhắc bác sĩ và tôi về ước nguyện của mình, nhưng tôi không thể tưởng tượng được -- dù trong cơn đau cuối cùng-- rằng ông vẫn luôn nói, “Hôm nay bố có nói với con rằng bố rất yêu thương con chưa?”
Ông thấy khốn khổ với những sự chăm sóc đặc biệt, những chiếc ống dường như được đặt tứ bề. Nhưng bố vẫn luôn giữ một vẻ hài hước hỏi tôi: “Như thế này làm sao chúng ta có thể hẹn ăn trưa vào ngày mai?” Giọng ông ấp úng.
“Con sẽ đến đây và đưa bố đi, chúng ta sẽ đi đến một nơi nào đó thật đặc biệt” Tôi trả lời, cổ họng như nghẹn lại
Lần đầu tiên trong đời bố từ chối không nhìn tôi mà xoay về hướng bức tường màu xanh cạnh giường bệnh. Có một sự im lặng đau đớn giữa chúng tôi. Ông nói, “Bố không muốn con nhớ đến bố với hình ảnh như thế này. Hãy hứa với bố, con yêu. Còn bây giờ thì đi đi - Bố nom thảm hại quá" .
Đêm đó, tôi quay lại bệnh viện với chồng tôi, những nhân viên bệnh viện không cho chúng tôi gặp ông. “Ông ấy đang có một vấn đề nhỏ”, một người nói. “Hãy đợi trong phòng đợi và chúng tôi sẽ gọi ngay khi có thể”
Tôi ngồi nắm chặt tay chồng tôi khoảng mười phút. Bỗng nhiên, một cái gì đó hích tôi và tôi cảm thấy tim mình ngừng đập. “Ồ, anh ơi, Bố vừa mất, em linh cảm như vậy!” Tôi nhảy lên chạy ngay xuống phòng cấp cứu và gõ cửa. “Hãy cho tôi vào gặp bố tôi”. Tôi van xin.
“Ông ấy vừa qua đời” một y tá trả lời. “Hãy ngồi ở phòng đợi và chúng tôi sẽ để chị vào trong vài phút nữa”. Họ đóng cửa lại nên tôi không thể chạy ào vào.
Dường như người bố mà tôi yêu mến ấy chưa bao giờ chết. Ông đã hiện hữu thật thân thiết và vững chắc trong cuộc đời tôi. Mặc dù người y tá đã nói vậy, trái tim tôi vẫn từ chối không tin ông đã ra đi đột ngột như vậy. Tôi hận mình vì tin rằng tôi đã để bố nằm xuống mà không có mặt cạnh ông, nắm tay ông và nói ông biết tình cảm của mình khi ông đang hấp hối. “Lẽ ra mi phải như vậy, trong tôi đang vang lên lời mắng nhiếc chính mình. Lẽ ra mi phải nói cho bố biết mi yêu bố như thế nào, trong khi bố luôn nói điều đó với mi. Lẽ ra mi phải ở cạnh bố. Điều đó ý nghĩa với bố biết bao. Lẽ ra mi phải làm những điều đó.” Tôi cảm thấy một nỗi buồn và một nỗi ân hận nặng nề không nguôi.
Năm tháng trôi qua, không có điều gì làm cho tôi nguôi ân hận mình đã không có mặt ở đó lúc ông cần đến tôi nhất.
Giờ đây một giấc mơ đã giúp tôi nguôi ngoai.
Sau hơn mười năm, bố đã đến trong giấc mơ của tôi và nói quan điểm của bố trong chuyện này: Con biết là bố đã làm được việc một thời gian dài lúc về hưu, cho đến khi đôi chân của bố không cho phép nữa, bố cảm thấy hổ thẹn khi mình ốm yếu như thế. Nhất là, bố không bao giờ muốn con thấy bố như một ông già vô dụng đang hấp hối trên giường bệnh. Điều đó sẽ làm con rất đau lòng khi con có mặt ở đó. Vì vậy bố nói cho con biết sự thực này, con gái yêu của bố: bố biết con yêu bố như bố yêu con vậy. Và bố không muốn con nhìn thấy bố chết và cũng không muốn con nắm tay bố khi bố chết. Đó là điều con muốn chứ không phải bố muốn. Cái chết của bố rất trọn vẹn theo đúng cách của nó. Mọi thứ đều có hai mặt – ngay cả cái chết.
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2011(Xem: 5364)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
03/08/2011(Xem: 4584)
Người đời thường hay bảo nhau “Cháu của bà Nội mà tội cho bà Ngoại” nhưng Mệ Nội tôi có lẽ không đủ phước báu để được hưởng cái đặc ân đó. Trái lại, Mệ đã một lòng chăm nom và dạy dỗ đàn cháu Nội trần ai khoai củ này, thật tội nghiêp!.
02/08/2011(Xem: 4022)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
02/08/2011(Xem: 3707)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
02/08/2011(Xem: 5297)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
02/08/2011(Xem: 3642)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
02/08/2011(Xem: 3558)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
02/08/2011(Xem: 4382)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
01/08/2011(Xem: 9531)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 3779)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567