Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ và tôi

10/04/201317:21(Xem: 4421)
Mẹ và tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mẹ và tôi

Nhị Tường dịch

Nguồn: Nhị Tường dịch

“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà.
Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. Thời đó, chỉ có một nghề duy nhất cho bọn con gái, và đó là làm một người đàn bà chăm chỉ.
Mẹ tôi sinh trưởng ở Lào, nơi xuất thân của hầu hết những người H’Mông, bà sống cùng với gia đình trong một vùng núi xa. Bà rời khỏi quê nhà để tị nạn và cuối cùng trở thành một trong hàng ngàn người H’Mông giờ đây sống trên nước Mỹ.
Hầu hết những người H’Mông di dân vẫn mang theo một ít phong tục truyền thống của họ, bao gồm tục tảo hôn để duy trì nòi giống dưới điều kiện bất lợi. Trong văn hoá của người H’Mông, danh dự, uy tín và sự đoàn kết gia tộc vượt lên trên những ước vọng cá nhân, và đàn ông -- người gìn giữ tên tuổi dòng tộc có quyền ưu tiên hơn phụ nữ.
“Đàn ông là quan trọng”, mẹ đã nói với tôi khi tôi hỏi vì sao phụ nữ luôn phải ăn sau trong những buổi lễ tiệc. “Họ khỏe mạnh và khôn ngoan hơn, vì vậy họ luôn ăn trước chúng ta”
Buổi chiều mùa đông đó, tôi ngồi im lặng lắng nghe mẹ. “Thật xấu hổ khi kể con nghe chuyện này vì mẹ biết đó là tính đố kỵ. Nhưng mẹ từng ghét bà ngoại con khi mẹ mới lớn. Mẹ phải làm việc nhọc nhằn vì bà. Mỗi đêm, trước khi rửa chén, lau sàn nhà, và chuẩn bị cơm cho bữa sáng hôm sau, Mẹ đi vào giường ngủ của ông bà ngoại con, rửa chân nước nóng cho ông bà và đắp mền cho ông bà. Nhưng không một lần nào bà ngoại con nói “cám ơn” hoặc khen mẹ “con là đứa con ngoan”
Tôi nhìn ra cửa sổ, nhớ lại lúc tôi mới lớn, luôn muốn nghe một lời khen ngợi từ mẹ và chỉ nhận được qui luật y hệt, sự mong đợi đó không bao giờ có. Tôi nhớ những năm mẹ bắt tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng và nấu ăn cho cả gia đình trước khi đến trường. Tôi nhớ mình luôn phải bỏ lỡ những lễ hội, những buổi khiêu vũ sáng đêm ở trường sau mỗi lần hội thao vì mẹ không bao giờ chấp nhận. Tôi nhớ, hầu hết, mẹ chỉ luôn so sánh tôi với những đứa khác đồng lứa và tìm thấy sự khiếm khuyết của tôi.
Mẹ lại nhìn xuống và tiếp tục khâu. “Không có một điều gì hoàn hảo đối với bà ngoại con. Mẹ đã thật vui lúc rời bà đi lấy bố con. Ừm, mà bây giờ cũng quá trễ để nói cho bà biết, và dù sao thì bà cũng không hiểu đâu. Mẹ biết bà đã rất yêu thương mẹ ngay cả khi bà chẳng bao giờ nói điều đó. Nếu bà không yêu thương mẹ, thì chẳng bao giờ bà quan tâm xem việc mẹ làm trong nhà có đúng hay không”
Tôi lặng người không thốt nên lời. Từ lâu nay, mẹ chưa bao giờ bắt đầu một câu chuyện nghiêm trang như thế với tôi. Mọi khi, những điều mẹ nói luôn là những bài giảng về điệu bộ, áo quần, kiểu tóc tai của tôi, hoặc tôi phải làm sao để kiềm chế cơn nóng nảy cũng như khao khát kiến thức để trở thành người vợ tốt.
Suốt bao thế hệ đói kém, bệnh tật và chiến tranh, người phụ nữ H’Mông luôn dạy cho con cái những gì cần để tồn tại: cách nấu nướng, dọn dẹp, gánh nước, dệt vải, làm nương rẫy, vâng lời, tôn trọng và kiên nhẫn. Nhưng ở cái tuổi mới lớn ở nước Mỹ tôi thật khó có thể nhận những bài học đó như là bằng chứng của tình yêu người mẹ.
“Mẹ có lý do để kể con câu chuyện này”, mẹ tiếp tục, “Ừ, mẹ có nhiều con, và mẹ yêu tất cả mọi đứa. Nhưng con là đứa con đầu tiên của mẹ, là tất cả đầu tiên của mẹ. Mẹ đã từng nghiêm khắc với con, nhưng mẹ nuôi dạy con theo một cách duy nhất mà mẹ biết. Mẹ tự hào về con”
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4953)
Tựa bài viết có vẻ không ổn vì hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác!
10/04/2013(Xem: 4781)
Tôi từng được nghe mẩu truyện rất cảm động. Truyện chỉ có hai nhân vật chính. Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, nhờ gửi tặng mẹ ở cách xa anh ta hơn ba trăm cây số. Nhưng bất chợt, anh thấy một cô bé, đứng nép cánh cửa tiệm và đang ôm mặt khóc. Cảm thương, anh đến bên, dịu dàng hỏi...
10/04/2013(Xem: 4289)
Thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh gửi cho học trò ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi Ngày 20.7.2009 Thân gửi các con của thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi, Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con. Khoá tu mùa Hè ở Mai Thôn rất vui và rất thanh tịnh. Tuy có khó khăn kinh tế trên thế giới, nhưng số người về Làng tu tập trong bốn tuần lễ cũng rất đông,...
10/04/2013(Xem: 5092)
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 4434)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến những cảm xúc đó. Tôi biết rằng trường dạy Tâm Lý Học ở Tây Phương người ta thường khuyến khích việc bày tỏ những cảm giác và xúc cảm, ngay cả những cảm xúc tức giận.
10/04/2013(Xem: 4536)
Thưa Thầy, Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này? “Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng Ngày mai nếu trở về quê cũ Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
10/04/2013(Xem: 4742)
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó. Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
10/04/2013(Xem: 6164)
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve). Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
10/04/2013(Xem: 6622)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
10/04/2013(Xem: 4880)
Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không... Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]