Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ và tôi

10/04/201317:21(Xem: 3590)
Mẹ và tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mẹ và tôi

Nhị Tường dịch

Nguồn: Nhị Tường dịch

“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà.
Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. Thời đó, chỉ có một nghề duy nhất cho bọn con gái, và đó là làm một người đàn bà chăm chỉ.
Mẹ tôi sinh trưởng ở Lào, nơi xuất thân của hầu hết những người H’Mông, bà sống cùng với gia đình trong một vùng núi xa. Bà rời khỏi quê nhà để tị nạn và cuối cùng trở thành một trong hàng ngàn người H’Mông giờ đây sống trên nước Mỹ.
Hầu hết những người H’Mông di dân vẫn mang theo một ít phong tục truyền thống của họ, bao gồm tục tảo hôn để duy trì nòi giống dưới điều kiện bất lợi. Trong văn hoá của người H’Mông, danh dự, uy tín và sự đoàn kết gia tộc vượt lên trên những ước vọng cá nhân, và đàn ông -- người gìn giữ tên tuổi dòng tộc có quyền ưu tiên hơn phụ nữ.
“Đàn ông là quan trọng”, mẹ đã nói với tôi khi tôi hỏi vì sao phụ nữ luôn phải ăn sau trong những buổi lễ tiệc. “Họ khỏe mạnh và khôn ngoan hơn, vì vậy họ luôn ăn trước chúng ta”
Buổi chiều mùa đông đó, tôi ngồi im lặng lắng nghe mẹ. “Thật xấu hổ khi kể con nghe chuyện này vì mẹ biết đó là tính đố kỵ. Nhưng mẹ từng ghét bà ngoại con khi mẹ mới lớn. Mẹ phải làm việc nhọc nhằn vì bà. Mỗi đêm, trước khi rửa chén, lau sàn nhà, và chuẩn bị cơm cho bữa sáng hôm sau, Mẹ đi vào giường ngủ của ông bà ngoại con, rửa chân nước nóng cho ông bà và đắp mền cho ông bà. Nhưng không một lần nào bà ngoại con nói “cám ơn” hoặc khen mẹ “con là đứa con ngoan”
Tôi nhìn ra cửa sổ, nhớ lại lúc tôi mới lớn, luôn muốn nghe một lời khen ngợi từ mẹ và chỉ nhận được qui luật y hệt, sự mong đợi đó không bao giờ có. Tôi nhớ những năm mẹ bắt tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng và nấu ăn cho cả gia đình trước khi đến trường. Tôi nhớ mình luôn phải bỏ lỡ những lễ hội, những buổi khiêu vũ sáng đêm ở trường sau mỗi lần hội thao vì mẹ không bao giờ chấp nhận. Tôi nhớ, hầu hết, mẹ chỉ luôn so sánh tôi với những đứa khác đồng lứa và tìm thấy sự khiếm khuyết của tôi.
Mẹ lại nhìn xuống và tiếp tục khâu. “Không có một điều gì hoàn hảo đối với bà ngoại con. Mẹ đã thật vui lúc rời bà đi lấy bố con. Ừm, mà bây giờ cũng quá trễ để nói cho bà biết, và dù sao thì bà cũng không hiểu đâu. Mẹ biết bà đã rất yêu thương mẹ ngay cả khi bà chẳng bao giờ nói điều đó. Nếu bà không yêu thương mẹ, thì chẳng bao giờ bà quan tâm xem việc mẹ làm trong nhà có đúng hay không”
Tôi lặng người không thốt nên lời. Từ lâu nay, mẹ chưa bao giờ bắt đầu một câu chuyện nghiêm trang như thế với tôi. Mọi khi, những điều mẹ nói luôn là những bài giảng về điệu bộ, áo quần, kiểu tóc tai của tôi, hoặc tôi phải làm sao để kiềm chế cơn nóng nảy cũng như khao khát kiến thức để trở thành người vợ tốt.
Suốt bao thế hệ đói kém, bệnh tật và chiến tranh, người phụ nữ H’Mông luôn dạy cho con cái những gì cần để tồn tại: cách nấu nướng, dọn dẹp, gánh nước, dệt vải, làm nương rẫy, vâng lời, tôn trọng và kiên nhẫn. Nhưng ở cái tuổi mới lớn ở nước Mỹ tôi thật khó có thể nhận những bài học đó như là bằng chứng của tình yêu người mẹ.
“Mẹ có lý do để kể con câu chuyện này”, mẹ tiếp tục, “Ừ, mẹ có nhiều con, và mẹ yêu tất cả mọi đứa. Nhưng con là đứa con đầu tiên của mẹ, là tất cả đầu tiên của mẹ. Mẹ đã từng nghiêm khắc với con, nhưng mẹ nuôi dạy con theo một cách duy nhất mà mẹ biết. Mẹ tự hào về con”
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4176)
Thượng Tọa Boddhi Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 3857)
Chùa Pháp Bảo mấy hôm nay bổng trở nên nhộn nhịp hơn mọi khi. Những sinh hoạt tu học sáng chiều sáu thời của 10 ngày An Cư đã khiến ngôi già lam này thật ấm cúng. An cư năm nay đông đảo hơn những năm trước. Nhìn danh sách chư Tăng Ni dán trên tường dài thường thược ai cũng vui. Thuần Tánh, một Sa Di còn khá trẻ lần đầu tiên được may mắn thầy cho đi tham dự khóa an cư này.
10/04/2013(Xem: 3282)
Dấn bước vào đời như đi trong biển mộng, xô đẩy, dằn co, nắm níu và để rồi không có gì tồn tại vĩnh viễn. Thành trụ hoại không… như lớp sóng vô thường, nhưng chư Phật vì lòng thương, nguyện lớn vẫn đi trong huyễn mộng để đưa bàn tay nâng đở sinh linh, như tấm lòng của bà mẹ ôm con vào lòng.
10/04/2013(Xem: 3520)
Gọi Hoa Từ, không gọi đủ Hoa Từ Bi, là hàm nghĩa khiêm nhu, khiêm hạ .Chư Phật, chư đại bồ tát, bản nguyện diệu lực đại tự tại của các Ngài gồm thâu trọn đủ cả bi lẫn từ. Chúng con thực tập hành trì sớm nay, một chút từ - hiểu rằng trong từ có chút bi. Ngày mai chúng con thể hiện một chút bi – và tự hiểu trong bi có chút từ. Nghiệm ra, chính tính cách khiêm nhu giúp Hoa Từ bớt tự kiêu tự mãn, thấy cái ngã phàm phu của mình nhỏ đi chút xíu…thế nên chúng con chỉ dám nói Hoa Từ:
10/04/2013(Xem: 3812)
Hiếu đi học về, mồ hôi nhễ nhãi vì nắng. Nó nhảy phóc ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường và chạy nhanh về nhà. Nó biết rằng ngày hôm nay mẹ của nó nghỉ làm, và đang mong đợi nó đi học về. Bà Linda Smith, mẹ nuôi của nó, dáng người mảnh khảnh, rất đẹp, đang ngồi trong phòng ăn tính toán sổ sách. Thấy Hiếu về bà mừng rỡ gấp cuốn sổ, chạy lại ôm Hiếu vào lòng.
10/04/2013(Xem: 4088)
Bỗng dưng ! tôi chợt muốn viết về Mẹ. Vu vơ ? Ừ thì vu vơ, chứ biết viết gì, nói gì ? Nếu có gì để viết, để nói, thì thiên hạ đã nói giùm tôi hết rồi. Còn tôi, mỗi chữ "con thương Mẹ" tôi cũng chưa một lần nói ra được, nữa là ...
10/04/2013(Xem: 4897)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
10/04/2013(Xem: 4087)
Trong thâm tâm mỗi con người, đó là một từ thiêng liêng hơn tất cả, là nơi chốn yên bình, là bờ sông phẳng lặng cho ta tìm đến sau những chuỗi ngày mệt mỏi và thất bại trên đường đời. Từ cái thuở khai thiên lập địa, đã có mẹ Âu Cơ ngàn năm tích cũ, mẹ của nòi giống tiên rồng. Rồi cho đến khi chiến tranh lầm than, mẹ Tô bế con chờ chồng, hoá đá sừng sững giữa đất trời,......
10/04/2013(Xem: 3727)
Nhân ngày của Cha, tổng thống của nước Cờ Hoa không nói gì nhiều, ông chỉ nhắn ngắn gọn với các bậc làm cha hãy hòa mình vào sinh họat của các con . Chính bản thân ông cũng không thấy bóng dáng cha trong phần lớn cuộc đời của mình . Dù được ông bà ngọai thay thế cha phụ mẹ chăm sóc tử tế nhưng sự thiếu vắng của người cha trong cuộc đời của ông vẫn là lổ hổng lớn không bù đắp được .
10/04/2013(Xem: 4256)
Mẹ tôi mất vào buổi trưa cuối tháng Bẩy. Mẹ đi nhẹ nhàng như một hơi thở. Một tuần trước khi mẹ mất, người chị lớn gọi tôi từ Cali: "C ơi, em có về được không, me sắp đi rồi- chắc cũng chỉ độ nay mai thôi."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567