Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ và tôi

10/04/201317:21(Xem: 4348)
Mẹ và tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mẹ và tôi

Nhị Tường dịch

Nguồn: Nhị Tường dịch

“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà.
Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. Thời đó, chỉ có một nghề duy nhất cho bọn con gái, và đó là làm một người đàn bà chăm chỉ.
Mẹ tôi sinh trưởng ở Lào, nơi xuất thân của hầu hết những người H’Mông, bà sống cùng với gia đình trong một vùng núi xa. Bà rời khỏi quê nhà để tị nạn và cuối cùng trở thành một trong hàng ngàn người H’Mông giờ đây sống trên nước Mỹ.
Hầu hết những người H’Mông di dân vẫn mang theo một ít phong tục truyền thống của họ, bao gồm tục tảo hôn để duy trì nòi giống dưới điều kiện bất lợi. Trong văn hoá của người H’Mông, danh dự, uy tín và sự đoàn kết gia tộc vượt lên trên những ước vọng cá nhân, và đàn ông -- người gìn giữ tên tuổi dòng tộc có quyền ưu tiên hơn phụ nữ.
“Đàn ông là quan trọng”, mẹ đã nói với tôi khi tôi hỏi vì sao phụ nữ luôn phải ăn sau trong những buổi lễ tiệc. “Họ khỏe mạnh và khôn ngoan hơn, vì vậy họ luôn ăn trước chúng ta”
Buổi chiều mùa đông đó, tôi ngồi im lặng lắng nghe mẹ. “Thật xấu hổ khi kể con nghe chuyện này vì mẹ biết đó là tính đố kỵ. Nhưng mẹ từng ghét bà ngoại con khi mẹ mới lớn. Mẹ phải làm việc nhọc nhằn vì bà. Mỗi đêm, trước khi rửa chén, lau sàn nhà, và chuẩn bị cơm cho bữa sáng hôm sau, Mẹ đi vào giường ngủ của ông bà ngoại con, rửa chân nước nóng cho ông bà và đắp mền cho ông bà. Nhưng không một lần nào bà ngoại con nói “cám ơn” hoặc khen mẹ “con là đứa con ngoan”
Tôi nhìn ra cửa sổ, nhớ lại lúc tôi mới lớn, luôn muốn nghe một lời khen ngợi từ mẹ và chỉ nhận được qui luật y hệt, sự mong đợi đó không bao giờ có. Tôi nhớ những năm mẹ bắt tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng và nấu ăn cho cả gia đình trước khi đến trường. Tôi nhớ mình luôn phải bỏ lỡ những lễ hội, những buổi khiêu vũ sáng đêm ở trường sau mỗi lần hội thao vì mẹ không bao giờ chấp nhận. Tôi nhớ, hầu hết, mẹ chỉ luôn so sánh tôi với những đứa khác đồng lứa và tìm thấy sự khiếm khuyết của tôi.
Mẹ lại nhìn xuống và tiếp tục khâu. “Không có một điều gì hoàn hảo đối với bà ngoại con. Mẹ đã thật vui lúc rời bà đi lấy bố con. Ừm, mà bây giờ cũng quá trễ để nói cho bà biết, và dù sao thì bà cũng không hiểu đâu. Mẹ biết bà đã rất yêu thương mẹ ngay cả khi bà chẳng bao giờ nói điều đó. Nếu bà không yêu thương mẹ, thì chẳng bao giờ bà quan tâm xem việc mẹ làm trong nhà có đúng hay không”
Tôi lặng người không thốt nên lời. Từ lâu nay, mẹ chưa bao giờ bắt đầu một câu chuyện nghiêm trang như thế với tôi. Mọi khi, những điều mẹ nói luôn là những bài giảng về điệu bộ, áo quần, kiểu tóc tai của tôi, hoặc tôi phải làm sao để kiềm chế cơn nóng nảy cũng như khao khát kiến thức để trở thành người vợ tốt.
Suốt bao thế hệ đói kém, bệnh tật và chiến tranh, người phụ nữ H’Mông luôn dạy cho con cái những gì cần để tồn tại: cách nấu nướng, dọn dẹp, gánh nước, dệt vải, làm nương rẫy, vâng lời, tôn trọng và kiên nhẫn. Nhưng ở cái tuổi mới lớn ở nước Mỹ tôi thật khó có thể nhận những bài học đó như là bằng chứng của tình yêu người mẹ.
“Mẹ có lý do để kể con câu chuyện này”, mẹ tiếp tục, “Ừ, mẹ có nhiều con, và mẹ yêu tất cả mọi đứa. Nhưng con là đứa con đầu tiên của mẹ, là tất cả đầu tiên của mẹ. Mẹ đã từng nghiêm khắc với con, nhưng mẹ nuôi dạy con theo một cách duy nhất mà mẹ biết. Mẹ tự hào về con”
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2016(Xem: 10839)
Vào lúc 10g sáng ngày 13 tháng 8 năm 2016, Niệm Phật đường Fremont thuộc tiểu bang California (Hoa Kỳ) đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan Phật lịch 2560. Tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thái Siêu (viện chủ NPĐ Fremont), Hòa thượng Thích Kim Đài (NPĐ Fremont), Hòa thượng Thích Nhựt Huệ (trụ trì chùa Duyên Giác, San Jose), Thượng tọa Thích Từ Đức (tu viện Kim Sơn, Watsonville), Đại đức Thích Nhật Thiện (trụ trì chùa Khải Tường, Salt Lake, tiểu bang Utah), Ni sư Thích Nữ Tịnh Hòa (trụ trì chùa Liên Hoa, San Jose) cùng chư Tăng, Ni ở nhiều tự viện và đông đảo huynh trưởng GĐPT, đoàn sinh GĐPT Chánh Tâm, Chánh Đức, thiện nam, tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố tại Hoa Kỳ.
14/08/2016(Xem: 12287)
- Dâng sớ cầu siêu Vu Lan Thắng Hội (TT Viện Chủ, ĐĐ Đăng Từ, ĐĐ Đăng Nghĩa) - Thuyết pháp " Ý Nghĩa Vu Lan" (NS Thích Nữ Như Tuyết) - Lễ chính thức: - Tuyên bố lý do và giới thiệu Chư Tôn Đức tham dự - Diễn văn khai mạc Đại lễ Vu Lan (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) - Lễ Dâng Hoa Cúng Dường. (GĐPT Quảng Đức & Quảng Đức Đạo Ca) - Thông Bạch Vu Lan PL 2560 (HT Phó Hội Chủ Thích Trường Sanh) - Lời tác bạch cúng dường Vu Lan (Đh Quảng Tịnh) - Đạo Từ Vu Lan PL 2560 (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương) - Lễ cài hoa hồng (GĐPT Quảng Đức & Quảng Đức Đạo Ca) - Tụng Kinh Vu Lan Báo Hiếu - Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức - Văn Nghệ cúng dường Lễ Vu Lan (Quảng Đức Đạo Ca & GĐPTQĐ) - Chư Tôn Đức và đồng hương Phật tử thọ trai. - Lễ Phóng Sanh và Cúng Thí thực hoàn mãn.
14/08/2016(Xem: 4926)
Mùa Vu Lan Thắng Hội về khắp chốn Mọi người con nên báo hiếu mẹ cha Tưởng tổ tiên xã hội với ông bà Tứ trọng ân cần nhớ ghi đền đáp
14/08/2016(Xem: 5236)
Tháng Bảy Mùa Vu Lan. Bóng Mẹ trong hồn con lãng tử chưa về. Đêm qua say đọc thơ vô kể Vần điệu cài bóng hạc trời quê!
14/08/2016(Xem: 5785)
Có nhiều khó khăn khi làm Tổng thống. Nhưng cũng có vài điều thú vị. Được gặp những con người kiệt xuất. Được làm việc trong một văn phòng nơi mỗi quyết định đều có tầm ảnh hưởng tới vận mệnh một quốc gia. Được ngồi trên chuyên cơ Air Force One. Nhưng điều tuyệt nhất khi làm công việc này chính là được sống một cách nhiệt huyết nhất. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành vai trò của người chồng, người cha tốt trong gia đình, bên cạnh công việc.
13/08/2016(Xem: 3791)
Cung cấp dưỡng nuôi quý kính Thầy Trên đường tu học chẳng thể sai Bỏ ngoài tai cả lời khen tặng Bản ngã đâu còn nặng gánh vai
12/08/2016(Xem: 7148)
Lễ Vu Lan 2016 tại Chùa Linh Sơn Pháp Ấn, Nha Trang, Khánh Hòa
12/08/2016(Xem: 5804)
Thư Mời Dự Lễ Vu Lan 2016 tại Trung Tâm Di Lặc
11/08/2016(Xem: 4254)
Kỳ quan Cha, núi Thái Sơn gió hát Kỳ quan Mẹ, biển Thái Bình sóng ca Cho cháu con hưởng cuộc sống an hòa Thì Cha Mẹ thỏa lòng khi tuổi hạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]