Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những vòng xe của mẹ

10/04/201317:19(Xem: 4303)
Những vòng xe của mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Những vòng xe của mẹ

Đỗ Quỳnh Hương

Nguồn: Đỗ Quỳnh Hương

Ngày tròn 6 tuổi, cũng là ngày tôi mất đi tình thương và sự dạy dỗ của cha. Còn bé, chưa hiểu biết nhiều, nhưng thấy mẹ đau buồn, tôi biết rằng mình không còn được ba đưa đón đi học.
Chị em tôi được nghe mẹ kể về ba. Ở vùng đất mới Tây Nguyên năm xưa, người ta tìm đến công việc “đãi cát tìm vàng” với hy vọng mong manh sẽ thay đổi cuộc sống. Với ba, lần đi ấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng với bao ấp ủ: “có chút tiền mua quần áo mới cho các con ngày khai trường”...
Ba bị dòng nước lũ từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi đi không tìm được xác, để lại nỗi đau cho mẹ, sự thiếu vắng tình thương nơi các con và còn đó dở dang một lời hứa... “ba sẽ về trong ngày khai trường của các con!”.
Mái tranh xiêu càng trở nên cô quạnh. Mẹ - người phụ nữ chưa đầy 30 tuổi đã chịu cảnh góa bụa với hai bàn tay trắng và 4 đứa con thơ. Vật kỷ niệm mà ba để lại cho mẹ là chiếc xe đạp cũ kỹ. Thế là, hằng ngày, từ mờ sáng, mẹ đạp xe cả mấy chục cây số dãi dầu mưa nắng để kịp lúc mặt trời đi ngủ, mang về vài cân lúa, mấy buồng chuối đổi lấy những chén cơm, mảnh áo cho con.
Ngày qua ngày, mẹ bộn bề với công việc mưu sinh, chúng tôi chỉ có thể quây quần bên mẹ mỗi khi về đêm, căn nhà nhỏ với ngọn đèn dầu leo lét...
Còn nhớ, một lần mẹ về rất trễ. Trời khuya, mưa như trút nước, bên ngọn đèn dầu dưới mái nhà nhỏ hiu quạnh, cả bốn chị em tôi ngồi trước hiên nhà đợi mẹ. Đêm đó, mưa không ngớt, khuya lắm, tôi mới nghe tiếng xe cộc cạch quen thuộc của mẹ. Nhìn thấy mẹ tôi bật khóc, người mẹ ước sũng và run lên vì lạnh.
Trên xe chở một cần xé ổi, mẹ dịu dàng giải thích để dỗ dành tôi "hôm nay có mối bán rẻ nên mẹ cố gắng chở về bán để có thêm chút tiền lời. Qua một chiếc cầu ván nhỏ, trời lại tối nên mẹ trượt chân ngã xuống sông, may mà không sâu lắm...”, nghe mẹ nói mà tôi thấy thương mẹ vô cùng.
Đêm đó, mẹ thắp hương cho ba lâu hơn mọi khi...
Từ đêm ấy, ngày nào mẹ về trễ, chị em tôi lại ngồi trước hiên khóc đợi.
Thời gian trôi, chúng tôi ngày một lớn và mẹ ngày một già, mái tóc mẹ phần muối đã nhiều dần.
Nếu còn ba, có lẽ chúng tôi sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn. Nhưng tôi lại không buồn vì sự thiếu vắng tình thương ấy vì chúng tôi có một người mẹ tuyệt vời, một người vừa là cha vừa là mẹ. Mẹ đã cho tôi biết sống ở đời cần nhất là nghị lực và lòng thủy chung.
Cảm ơn mẹ, người tuyệt vời nhất của đời con!
Đỗ Quỳnh Hương, Cần Thơ



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2014(Xem: 12797)
Cao Vọng của Cha Mẹ (thơ)
30/07/2014(Xem: 11609)
Hoài Vọng Mẫu Thân (thơ) Trần Trọng Khoái, Trần Kim Quế
30/07/2014(Xem: 11457)
Hiếu Niệm (thơ) của Trần Trọng Khoái
30/07/2014(Xem: 13716)
Ân Đức Sanh Thành (thơ) của Lão Thi Sĩ Trần Trọng Khoái
29/07/2014(Xem: 6107)
Cũng như có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâu dày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đã chỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau.
29/07/2014(Xem: 4866)
Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào, Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào … Giữa khuya, âm thanh trầm bổng, sâu lắng ngọt ngào của một giọng hát nữ vang lên rồi vọng vào chốn thiền môn tĩnh lặng như xoáy vào tim. Con giật mình tỉnh giấc bàng hoàng nhớ Mẹ da diết. Nỗi nhớ làm con hạnh phúc, khiến con nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng vẫn tồn tại giữa Mẹ và con. Vậy mà cả một thời gian dài, cả một đoạn đường đời, tình cảm ấy đã bị những oán hận, buồn tủi và sự vô cảm, vô tình làm con quên lãng, làm con không thể nhận ra được tình cảm của Mẹ cũng như nỗi đau day dứt của Mẹ. Giờ thì con đã hiểu nên biết nhớ biết thương khi tiếng hát về Mẹ vọng lên giữa đêm trường.
29/07/2014(Xem: 7333)
Hiếu thảo là truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung . Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam Người Việt Nam khi nói đến chữ Hiếu, liền nghĩ đến việc “thờ cha, kính mẹ”, như bài ca dao vở lòng mà ai cũng thuộc: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; hoặc trong Quốc văn Giáo khoa thư ngày trước:
29/07/2014(Xem: 8644)
Siêng năng cần mẫn nhọc nhằn Công ơn Cha Mẹ vĩnh hằng cao sâu Đẹp thay chín chữ Cù lao: Sinh ra đau đớn xiết bao nhiêu tình Cúc thời nâng đở hy sinh Phủ năng chăm sóc vỗ về vuốt ve Súc thường bú mớm no nê Trưởng nuôi thể xác, dưỡng mê thân hình Dục thời dạy dỗ thâm tình Cố luôn trông ngắm xem nhìn thiết tha Phục quấn quít không rời tay Phúc lo đầy đủ ẳm bồng không xa
29/07/2014(Xem: 4704)
MƯỜI CÔNG ĐỨC CỦA MẸ Ơn Cha Mẹ sâu dày không kể xiết Suốt cuộc đời gian khổ cũng vì con Bao đắng cay sức lực dẫu hao mòn Đức hy sinh vẫn chẳng hề nao núng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]