Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình cha…!

10/04/201317:17(Xem: 4149)
Tình cha…!

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Tình cha…!

Như Nhật

Nguồn: Như Nhật

Nhiều ngày nay gió đông cứ ùa thổi về, đem theo những cơn mưa dai dẳng và cái lạnh giá buốt của trời Tây. Nhẹ tay lên giở từng trang lịch, tôi khẻ thốt lên:
“ Rằm tháng bảy lại sắp tới nữa rồi…!”
Tháng bảy, tháng của mưa ngâu, của nhớ thương, của tri ân và hiếu hạnh. Trong tôi một thoáng bồi hồi cảm xúc. Nỗi hoài niệm về quê nhà, nỗi nhớ về đấng sanh thành.
Còn nhớ, ngày Ba tôi mất, trời cũng buồn thương và đầy mưa như bây giờ. Thời đó nhà rất nghèo, mái lợp, vách lá, chỗ thưa, chỗ thủng. Ba bệnh mõi mòn nhưng không thể nằm yên. Vừa chợp mắt thôi thì mưa lại đổ, những giọt mưa từ trên trời đua nhau xuyên qua lỗ thủng trên mái nhà rớt xuống chỗ Ba nằm. Nửa như trêu đùa, nửa như hăm he bởi cái khổ, cái nghèo của Ba. Và những lần như thế, Ba lại phải ngồi dậy dời qua nơi góc khác và ba thường tắc lưỡi tự than:
“ Thiệt là…không biết đến bao giờ mới được nằm yên…”
Câu nói nghe như xót xa phận mình, và cũng tựa như niềm mơ ước… ngày nào đó nhà cửa sẽ được sửa sang khang trang hơn.
Cho đến một ngày… bên ngoài trời phủ đầy mưa, mưa ngập cả đường phố, mưa giăng cả mắt người… và cũng như bao lần, những giọt mưa vẫn thi nhau chạy qua những lỗ thủng. Thả mình xuống một cách nặng nề trên những tấm bạt căn trong nhà, và Ba tôi… Ông đã nằm yên đó, không trăn trở, không suy tư, không tiếng thở dài! Ba đã ngủ với giấc ngủ nghìn thu!!
Ngày đó tôi cùng anh chị em chắp tay niệm Phật tiễn đưa Ba. Miệng niệm, nhưng mắt tôi là cả một vùng trắng xóa, nước mắt cứ đổ nhoè khắp mặt, tôi không thấy gì cả ngoài hình ảnh ba chập chờn như ẩn, như hiện… Ba đang nhìn tôi mĩm cười…rồi bỗng chợt Ba quay lưng đi…dần xa…dần xa…rồi mất hút trong khoảng không vô tận! Trong ý thức, tôi nhận ra “ tôi đã mất cha!”
Tính từ ngày Ba mất đến nay đã 17 năm. Ngần ấy thời gian đủ cho người ta quên dần bao nỗi vui buồn, được mất trong đời. Ấy vậy mà, trong tôi vẫn luôn đong đầy những ký ức về Ba tôi.
Tôi còn nhớ, những năm gia đình trong giai đoạn khốn khó, Ba tôi phải bươn chạy ngược xuôi với nhiều việc làm lao động để trang trãi miếng cơm tấm áo, cái học đủ đầy cho con cái. Má tôi vốn xuất thân từ sự giàu có, người hầu, kẻ phục dịch… cho nên khi lâm vào cảnh nghèo, Má chịu không nổi, hay bực bội, cáu gắt và nhiều than phiền với Ba tôi. Có nhiều khi cơm canh không ngon miệng, Má bỏ ăn ngồi khóc. Vốn từng là bà chủ Má đâu dể gì chịu xông xáo ra ngoài đổi lấy từng đồng từ những gánh xôi, nồi cháo như bao người…Nhưng ba tôi lúc nào cũng thương và nhiều cảm thông với Má. Thế là bao gánh nặng, nổi lo oằn trên người của Ba. Trước năm 75, nhà tôi là tiệm thuốc Bắc, và Ba tôi là Thầy thuốc. Sau giải phóng, nhiều năm làm ăn thất bại, suy sụp Ba đành sang lại tiệm thuốc và trở thành Thầy thuốc dạo. Nhà tôi cũng phải di chuyển đến nơi khác. Ba đi bán thuốc dạo nhưng trong nhà chẳng ai biết cả. Cứ mỗi sáng, Ba lẳng lặng quảy túi lên vai với chiếc xe đạp đã mòn cũ… chiều mới trở về. Nhiều khi Ba đi về có hơi rượu, bị Má lằng nhằn, những lúc như thế Ba chỉ cười xòa mà không nói gì nhiều.
Một hôm cả nhà đang dùng cơm, cơm trộn khoai với nước mắm kho quẹt, Má ăn không nổi, ngao ngán bỏ đũa và nói:“ Phải chi có con vịt quay ăn cho đã thèm”.
Câu nói bâng quơ của Má khiến tôi và nhỏ em cũng nói hùa theo:“Ba ơi tụi cũng thèm vịt quay”
Ba tôi cười nói: “Được rồi hôm nào Ba sẽ mua cho ăn”
Nghe nói thế tôi vỗ tay hoan hô và nói “ ba nhớ mua nghe Ba”
Má tôi từ xa cũng quay đầu lại “ Tụi bây đợi đến tết công gô… Ba tụi bây mua cho ăn”.
Cả nhà cười vang theo câu nói của Má… và mọi điều cũng chìm dần trong giấc ngủ đầy vô tư của chúng tôi.
Sau đó vài ngày, bửa cơm chiều dọn sẳn chờ Ba về cùng ăn. Trời sụp tối, mà Ba vẫn chưa về. Má bực bội lên tiếng : “Ba tụi bây hủ chìm hủ nỗi nữa rồi” Vừa dứt câu, thì Ba tôi đã hiện ngay nơi cửa. Ba cười thật tươi : “ Tôi về rồi đây !” Tiếng của Ba ấm vang cả nhà. Ba ngồi xuống bên chúng tôi, mở hai gói to trong tay Ba.: “ Tụi con xem Ba mua gì về nè”
Ối Trrời ơi! Hai con vịt quay no tròn, láng mướt đầy mở và thơm phức. Tôi và nhỏ em reo la inh ỏi. Má quát khẻ bảo chứng tôi đừng ồn. Quay nhìn Ba, Má cười hỏi :
“ Tiền đâu mà ông mua sang quá vậy ông ?”. Ba cười nheo nheo mắt nói : “ Hôm nay gặp may trúng được tờ vé số, nên có bửa ăn ngon cho bà và tụi nhỏ”
Thế là không ai hoang mang chi cả, mọi người xúm xít với bửa ăn ngon miệng. Tôi tha hồ ăn lấy ăn để, vừa ăn vừa xuýt xoa, vừa mút tay, liếm miệng, Ba nhìn tôi mà bật cười thành tiếng. Tôi chợt nhận ra, Ba ngồi đó chỉ gắp thức ăn cho chúng tôi mà Ba thì lại không ăn chi cả, tôi ngạc nhiên hỏi Ba : “ Ba ơi sao Ba không ăn gì hết vậy ?” rồi tôi cầm một miếng to chìa ra: “Ba ăn đi , cái này con cho Ba. Ba cười thật vui xoa đầu tôi nói :
“ Con gái ngoan, con ăn đi, Ba ăn tiệc ở ngoài no lắm rồi, thế là tôi tin ngay lời Ba, lại cười rồi ăn tiếp.
Mãi sau này cả nhà mới biết rằng Ba tôi đã phải bán chiếc xe đạp già, tài sản còn lại của Ba chỉ đủ mua hai con vịt quay như lời đã hứa với những đứa con ngây ngô và háo ăn của mình.
Từ đó trở đi, ngày ngày Ba vẫn phải rảo bộ đi bán thuốc dạo, những đồng tiền có được rất ư là khiêm tốn. Ba lại phải làm thêm rất nhiều việc. Cực gì thì cực Ba vẫn vui cười khi thấy những đứa con của mình đủ đầy cơm áo, được tung tăng đến trường vui cùng sách vở, bạn bè. Tôi đã lớn dần theo nhựng giọt mồ hôi nhọc nhằn của Ba và những giọt nước mắt của Mẹ. Nó đã không luôn ngừng chảy để bát canh, chén cơm trên tay tôi luôn nóng và đầy. Để ước mơ và lý tưởng của tôi dần được chấp cánh bay xa…
Ngày tháng qua đi, Ba tôi một ngày già hơn, những vết nhăn trên trán Ba cứ mãi hằn sâu. Tôi chỉ thấy thương Ba thật nhiều, nhưng không thể nào nhận ra hết bao hy sinh của một người Cha, suốt đời vì vợ vì con .
Khoảng vài năm sau, chân Ba tôi bỗng bị sưng to và dưới gót chân có mọc gai, phải nằm viện giải phẩu. Sức khỏe của Ba cũng giảm dần từ đó… Mãi đến khi Ba từ giã cõi đời !
Đã nhiều năm qua đi, gia đình cũng dã phục thịnh trở lại. Nhà cửa đã cao đẹp và khang trang như ước muốn thuở nào của ba. Anh chị em, ai nấy cũng thừa ăn dư để và sự hưởng thụ cuộc sống.
Riêng tôi, với đời sống xuất gia tu hành. Nói đạm bạc nhưng không đạm bạc. Theo nhịp sống thời nay, những người như chúng tôi vẫn thường được thưởng thức món “ Vịt quay chay” với đủ cách thức nấu cầu kỳ không thua gì món mặn bên ngoài. Nhưng thật sự tôi luôn không thể quên “ món vịt quay” thuở nào do chính Ba tôi đã mua về từ những nổi nhọc nhằn và tình thương của một người cha.
Bên ngoài mưa vẫn trút, những hạt mưa bây giờ đã không thể xuyên lọt qua những trần nhà cao, nhưng chúng đã âm thầm rơi xuống tim tôi…!
Nơi chốn tha hương đất khách , tôi chợt nhận ra sư có mặt của Ba từ những dòng chữ tôi đang viết, từ những đám mây mù nơi cuối trời, từ những cơn mưa vô thường của cuộc thế ! Ba tôi thật sự vẫn còn đây. Tôi đã nhận ra Ba ngay trong chính mình.
Tháng bảy mưa Ngâu…! Tháng bảy Vu lan …!
Lần đầu tiên con đặt bút viết về Ba với tất cả niềm tri ân, kính nhớ. Ba ơi ! Con biết bây gìờ đây Ba đã không còn là hình hài cũ, mà Ba đã hòa nhập trong khắp cùng vũ trụ. Ba là nụ cười, là nắng ấm, là núi cao, là tình thương trong con.
Chắp búp sen, con thành tâm cầu nguyện Ba luôn mãi an vui nơi cõi lành. Phần nào đó sự tu hành nếu có được, xin kính thành hướng đến Cha Mẹ hiện tiền và Phụ Mẫu đa sanh được ân triêm công đức.
Mưa đã dần tạnh, chút nắng ấm chợt trở về, vầng thái dương từ xa đã nhẹ nhàng lách mình xuyên qua màn cửa, gởi mình trên những bông hoa. Tôi thấy lòng mình như ấm lại…!

Mùa đông Tây Úc
Tháng 7 Vu Lan 2007
Như Nhật.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2015(Xem: 5375)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên tình trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).
20/08/2015(Xem: 9738)
Thiệp Mời dự Lễ Vu Lan 2015 tại Chùa Thiên Trúc
20/08/2015(Xem: 9533)
Chiều nâng lên chén cơm đầy Nhớ cha quay quắt những ngày thê lương Cháo đong loãng nhạt ưu buồn Đủ vui cái dạ lưng chừng xôn xao Sáng ngồi tán gẫu tầm phào Ly cà phê đá ngọt ngào rộn vui Nhớ cha năm tháng bùi ngùi
19/08/2015(Xem: 5198)
Hội này hội lễ vu lan Nhớ ơn cha mẹ mênh mang biển trời. Một mùa Vu Lan 2015, PL 2559 nữa lại về, mùa của hiếu hạnh đền đáp công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên, vì nhờ đó mà chúng ta có thân thể và cuộc sống hiện hữu giữa cuộc đời này. Nhân dịp này, chùa Hương Sen cũng tổ chức lễ An vị Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao 12 feet và Khóa Tịnh Tu Một Ngày nơi vùng núi thanh nhã này để cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ và cha mẹ quá vãng cùng cửu huyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ. Chương trình như sau:
19/08/2015(Xem: 4236)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con. Ta còn một cánh đồng_ cánh đồng Việt nam óng ả mượt mà sóng lúa nhấp nhô, đâu đó vọng tiếng sáo diều như lời quê tự sự và thấp thoáng hình bóng cánh cò lặn lội, mẹ chính là cánh cò xưa bất hủ tìm kiếm mãi nguồn sống tinh hoa trong rơm rạ cuộc đời để cho con và vì con.
18/08/2015(Xem: 5056)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Vân Kiều”. Nguyễn Du và Truyện Kiều đã được một cái danh dự vô song khi GS Trần Cửu Chấn đệ trình Luận án Tiến sĩ này trước Hội đồng Giám khảo của Viện Đại Học La Sorbonne. Các học giả, các Giáo Sư Đại Học Pháp quốc và Việt Nam đã viết nhiều bài ca tụng Truyện Kiều và Nguyễn Du cùng tán thán Luận án Tiến sĩ của GS TS Trần Cửu Chấn. Nhà phê bình văn học Cung Giũ Nguyên trong bài “ La conscience matheureuse chez Nguyễn Du” đã gọi GS TS Trần Cửu Chấn là Bộ-Trưởng-kiêm Sinh-Viên (Ministre-Étudiant). GS TS Trần Cửu Chấn cũng
18/08/2015(Xem: 3944)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo, mặc dù cho một số ít người tự phong cho mình có tinh thần “cầu tiến” hay “hội nhập”…, chấp nhận và hưởng ứng những Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày của mẹ (Mother’s day) hoặc Ngày quốc tế Phụ Nữ (Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc tế).v..v..cũng được ồn ào râm ran chúc tụng nhau với người mẹ mình như là một ngày “Vu Lan phương Tây” xâm nhập, bất chấp ý nghĩa duyên khởi của từng ngày lễ đó.
18/08/2015(Xem: 3972)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian, là tình cảm con người đối đãi. Hay nói khác là cơ hội để cho con cháu nhớ đến công đức của đấng sanh thành mà đền đáp. Sự đền đáp công ơn cha mẹ không phải dễ thực hiện cho nên có thể gọi là một việc khó nghĩ bàn. Vã lại trong dân gian có nhiều huyền thoại về những đứa con hiếu hạnh. Như trong các truyện nhị thập tứ hiếu chẳng hạn. Vì thế cho nên không ai lại không cảm thấy trong lòng có chút băn khoăn, là liệu mình có thể làm được như người xưa hay không? Đó là chưa nói đến lãnh vực tâm linh vì chúng ta nhìn đời bằng con mắt trần, thì làm sao thấy được cảnh giới vi diệu kia? May thay chúng ta là Phật tử, nên đây cũng là cơ hội để cho những
18/08/2015(Xem: 4685)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Ngài cho gọi các Tỷ kheo: Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai ? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, xoa gội, tắm rửa và dầu tại đấy cha mẹ có đại tiểu tiện, như vậy, này các Tỷ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.
14/08/2015(Xem: 3788)
Một lần nọ Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều? - Bạch Đức Thế Tôn ! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít . - Cũng vậy , này các Tỳ Kheo , những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tương Ưng)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]