Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình cha…!

10/04/201317:17(Xem: 4171)
Tình cha…!

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Tình cha…!

Như Nhật

Nguồn: Như Nhật

Nhiều ngày nay gió đông cứ ùa thổi về, đem theo những cơn mưa dai dẳng và cái lạnh giá buốt của trời Tây. Nhẹ tay lên giở từng trang lịch, tôi khẻ thốt lên:
“ Rằm tháng bảy lại sắp tới nữa rồi…!”
Tháng bảy, tháng của mưa ngâu, của nhớ thương, của tri ân và hiếu hạnh. Trong tôi một thoáng bồi hồi cảm xúc. Nỗi hoài niệm về quê nhà, nỗi nhớ về đấng sanh thành.
Còn nhớ, ngày Ba tôi mất, trời cũng buồn thương và đầy mưa như bây giờ. Thời đó nhà rất nghèo, mái lợp, vách lá, chỗ thưa, chỗ thủng. Ba bệnh mõi mòn nhưng không thể nằm yên. Vừa chợp mắt thôi thì mưa lại đổ, những giọt mưa từ trên trời đua nhau xuyên qua lỗ thủng trên mái nhà rớt xuống chỗ Ba nằm. Nửa như trêu đùa, nửa như hăm he bởi cái khổ, cái nghèo của Ba. Và những lần như thế, Ba lại phải ngồi dậy dời qua nơi góc khác và ba thường tắc lưỡi tự than:
“ Thiệt là…không biết đến bao giờ mới được nằm yên…”
Câu nói nghe như xót xa phận mình, và cũng tựa như niềm mơ ước… ngày nào đó nhà cửa sẽ được sửa sang khang trang hơn.
Cho đến một ngày… bên ngoài trời phủ đầy mưa, mưa ngập cả đường phố, mưa giăng cả mắt người… và cũng như bao lần, những giọt mưa vẫn thi nhau chạy qua những lỗ thủng. Thả mình xuống một cách nặng nề trên những tấm bạt căn trong nhà, và Ba tôi… Ông đã nằm yên đó, không trăn trở, không suy tư, không tiếng thở dài! Ba đã ngủ với giấc ngủ nghìn thu!!
Ngày đó tôi cùng anh chị em chắp tay niệm Phật tiễn đưa Ba. Miệng niệm, nhưng mắt tôi là cả một vùng trắng xóa, nước mắt cứ đổ nhoè khắp mặt, tôi không thấy gì cả ngoài hình ảnh ba chập chờn như ẩn, như hiện… Ba đang nhìn tôi mĩm cười…rồi bỗng chợt Ba quay lưng đi…dần xa…dần xa…rồi mất hút trong khoảng không vô tận! Trong ý thức, tôi nhận ra “ tôi đã mất cha!”
Tính từ ngày Ba mất đến nay đã 17 năm. Ngần ấy thời gian đủ cho người ta quên dần bao nỗi vui buồn, được mất trong đời. Ấy vậy mà, trong tôi vẫn luôn đong đầy những ký ức về Ba tôi.
Tôi còn nhớ, những năm gia đình trong giai đoạn khốn khó, Ba tôi phải bươn chạy ngược xuôi với nhiều việc làm lao động để trang trãi miếng cơm tấm áo, cái học đủ đầy cho con cái. Má tôi vốn xuất thân từ sự giàu có, người hầu, kẻ phục dịch… cho nên khi lâm vào cảnh nghèo, Má chịu không nổi, hay bực bội, cáu gắt và nhiều than phiền với Ba tôi. Có nhiều khi cơm canh không ngon miệng, Má bỏ ăn ngồi khóc. Vốn từng là bà chủ Má đâu dể gì chịu xông xáo ra ngoài đổi lấy từng đồng từ những gánh xôi, nồi cháo như bao người…Nhưng ba tôi lúc nào cũng thương và nhiều cảm thông với Má. Thế là bao gánh nặng, nổi lo oằn trên người của Ba. Trước năm 75, nhà tôi là tiệm thuốc Bắc, và Ba tôi là Thầy thuốc. Sau giải phóng, nhiều năm làm ăn thất bại, suy sụp Ba đành sang lại tiệm thuốc và trở thành Thầy thuốc dạo. Nhà tôi cũng phải di chuyển đến nơi khác. Ba đi bán thuốc dạo nhưng trong nhà chẳng ai biết cả. Cứ mỗi sáng, Ba lẳng lặng quảy túi lên vai với chiếc xe đạp đã mòn cũ… chiều mới trở về. Nhiều khi Ba đi về có hơi rượu, bị Má lằng nhằn, những lúc như thế Ba chỉ cười xòa mà không nói gì nhiều.
Một hôm cả nhà đang dùng cơm, cơm trộn khoai với nước mắm kho quẹt, Má ăn không nổi, ngao ngán bỏ đũa và nói:“ Phải chi có con vịt quay ăn cho đã thèm”.
Câu nói bâng quơ của Má khiến tôi và nhỏ em cũng nói hùa theo:“Ba ơi tụi cũng thèm vịt quay”
Ba tôi cười nói: “Được rồi hôm nào Ba sẽ mua cho ăn”
Nghe nói thế tôi vỗ tay hoan hô và nói “ ba nhớ mua nghe Ba”
Má tôi từ xa cũng quay đầu lại “ Tụi bây đợi đến tết công gô… Ba tụi bây mua cho ăn”.
Cả nhà cười vang theo câu nói của Má… và mọi điều cũng chìm dần trong giấc ngủ đầy vô tư của chúng tôi.
Sau đó vài ngày, bửa cơm chiều dọn sẳn chờ Ba về cùng ăn. Trời sụp tối, mà Ba vẫn chưa về. Má bực bội lên tiếng : “Ba tụi bây hủ chìm hủ nỗi nữa rồi” Vừa dứt câu, thì Ba tôi đã hiện ngay nơi cửa. Ba cười thật tươi : “ Tôi về rồi đây !” Tiếng của Ba ấm vang cả nhà. Ba ngồi xuống bên chúng tôi, mở hai gói to trong tay Ba.: “ Tụi con xem Ba mua gì về nè”
Ối Trrời ơi! Hai con vịt quay no tròn, láng mướt đầy mở và thơm phức. Tôi và nhỏ em reo la inh ỏi. Má quát khẻ bảo chứng tôi đừng ồn. Quay nhìn Ba, Má cười hỏi :
“ Tiền đâu mà ông mua sang quá vậy ông ?”. Ba cười nheo nheo mắt nói : “ Hôm nay gặp may trúng được tờ vé số, nên có bửa ăn ngon cho bà và tụi nhỏ”
Thế là không ai hoang mang chi cả, mọi người xúm xít với bửa ăn ngon miệng. Tôi tha hồ ăn lấy ăn để, vừa ăn vừa xuýt xoa, vừa mút tay, liếm miệng, Ba nhìn tôi mà bật cười thành tiếng. Tôi chợt nhận ra, Ba ngồi đó chỉ gắp thức ăn cho chúng tôi mà Ba thì lại không ăn chi cả, tôi ngạc nhiên hỏi Ba : “ Ba ơi sao Ba không ăn gì hết vậy ?” rồi tôi cầm một miếng to chìa ra: “Ba ăn đi , cái này con cho Ba. Ba cười thật vui xoa đầu tôi nói :
“ Con gái ngoan, con ăn đi, Ba ăn tiệc ở ngoài no lắm rồi, thế là tôi tin ngay lời Ba, lại cười rồi ăn tiếp.
Mãi sau này cả nhà mới biết rằng Ba tôi đã phải bán chiếc xe đạp già, tài sản còn lại của Ba chỉ đủ mua hai con vịt quay như lời đã hứa với những đứa con ngây ngô và háo ăn của mình.
Từ đó trở đi, ngày ngày Ba vẫn phải rảo bộ đi bán thuốc dạo, những đồng tiền có được rất ư là khiêm tốn. Ba lại phải làm thêm rất nhiều việc. Cực gì thì cực Ba vẫn vui cười khi thấy những đứa con của mình đủ đầy cơm áo, được tung tăng đến trường vui cùng sách vở, bạn bè. Tôi đã lớn dần theo nhựng giọt mồ hôi nhọc nhằn của Ba và những giọt nước mắt của Mẹ. Nó đã không luôn ngừng chảy để bát canh, chén cơm trên tay tôi luôn nóng và đầy. Để ước mơ và lý tưởng của tôi dần được chấp cánh bay xa…
Ngày tháng qua đi, Ba tôi một ngày già hơn, những vết nhăn trên trán Ba cứ mãi hằn sâu. Tôi chỉ thấy thương Ba thật nhiều, nhưng không thể nào nhận ra hết bao hy sinh của một người Cha, suốt đời vì vợ vì con .
Khoảng vài năm sau, chân Ba tôi bỗng bị sưng to và dưới gót chân có mọc gai, phải nằm viện giải phẩu. Sức khỏe của Ba cũng giảm dần từ đó… Mãi đến khi Ba từ giã cõi đời !
Đã nhiều năm qua đi, gia đình cũng dã phục thịnh trở lại. Nhà cửa đã cao đẹp và khang trang như ước muốn thuở nào của ba. Anh chị em, ai nấy cũng thừa ăn dư để và sự hưởng thụ cuộc sống.
Riêng tôi, với đời sống xuất gia tu hành. Nói đạm bạc nhưng không đạm bạc. Theo nhịp sống thời nay, những người như chúng tôi vẫn thường được thưởng thức món “ Vịt quay chay” với đủ cách thức nấu cầu kỳ không thua gì món mặn bên ngoài. Nhưng thật sự tôi luôn không thể quên “ món vịt quay” thuở nào do chính Ba tôi đã mua về từ những nổi nhọc nhằn và tình thương của một người cha.
Bên ngoài mưa vẫn trút, những hạt mưa bây giờ đã không thể xuyên lọt qua những trần nhà cao, nhưng chúng đã âm thầm rơi xuống tim tôi…!
Nơi chốn tha hương đất khách , tôi chợt nhận ra sư có mặt của Ba từ những dòng chữ tôi đang viết, từ những đám mây mù nơi cuối trời, từ những cơn mưa vô thường của cuộc thế ! Ba tôi thật sự vẫn còn đây. Tôi đã nhận ra Ba ngay trong chính mình.
Tháng bảy mưa Ngâu…! Tháng bảy Vu lan …!
Lần đầu tiên con đặt bút viết về Ba với tất cả niềm tri ân, kính nhớ. Ba ơi ! Con biết bây gìờ đây Ba đã không còn là hình hài cũ, mà Ba đã hòa nhập trong khắp cùng vũ trụ. Ba là nụ cười, là nắng ấm, là núi cao, là tình thương trong con.
Chắp búp sen, con thành tâm cầu nguyện Ba luôn mãi an vui nơi cõi lành. Phần nào đó sự tu hành nếu có được, xin kính thành hướng đến Cha Mẹ hiện tiền và Phụ Mẫu đa sanh được ân triêm công đức.
Mưa đã dần tạnh, chút nắng ấm chợt trở về, vầng thái dương từ xa đã nhẹ nhàng lách mình xuyên qua màn cửa, gởi mình trên những bông hoa. Tôi thấy lòng mình như ấm lại…!

Mùa đông Tây Úc
Tháng 7 Vu Lan 2007
Như Nhật.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2018(Xem: 8734)
TÌNH MẸ Tình yêu của Mẹ tuyệt vời Như hòn đảo giữa biển đời mênh mông Biển bao la, rộng muôn trùng. Đảo là nơi trú vô cùng bình an Lại thêm yên tĩnh vô vàn Tránh mưa, tránh gió, tránh cơn thủy triều. Chở che phương Bắc đảo yêu Đó là Hy Vọng diễm kiều vô biên, Phương Tây Nhẫn Nhục lâu bền, Phương Nam là những Lời Khuyên dịu dàng
10/08/2018(Xem: 5099)
Kính bạch Thầy, Vu Lan Thắng Hội 2018 lại đến, con kính xin đóng góp một bài thơ về Mẹ con, đây là tất cả sự thật về cuộc đời người Mẹ quá cố của con. Mẹ ơi ! Phải đợi đến ngày Mẹ về ......cát bụi Chợt hiểu vì đâu ...năng lực diệu kỳ Một mình phấn đấu giữa chốn thị phi Nhiều thập niên từ khi Cha ...theo Phật
10/08/2018(Xem: 5762)
Trong thiên nhiên kỳ quan đẹp nhất "Trong lòng ta, Mẹ bậc kỳ quan" Thiên nhiên nuôi dưỡng muôn ngàn Mẹ ta ánh sáng soi đàng con đi Mẹ là đấng từ bi tại thế Lòng bao la như bể trùng khơi Nuôi con vất vả một đời Dạy con khôn lớn thành người mai sau Dòng sữa Mẹ ngọt ngào thơm ngát
10/08/2018(Xem: 6034)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình. Thưa các bạn, tôi muốn nói rằng, chúng ta không có một lý do chính đáng nào đủ luận lý để chúng ta oán trách cha mẹ cả. Cho dù rằng, cha mẹ các bạn bỏ rơi các bạn từ khi mới lọt lòng hoặc gởi vào Cô Nhi Viện hoặc giao cho người thân nuôi dưỡng hay có thể là nuôi các bạn khôn lớn nhưng cha mẹ phạm phải những sai lầm nào đó, v.v... và v.v...
09/08/2018(Xem: 8017)
Nghĩ Về Mẹ - Nhà Văn Võ Hồng, Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương: "Nhữ chiêu xuất nhi vãng lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngô ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cửa mà trông. "Mộ xuất nhi bất hoàn" chiều đi mà không về, "tắc ngô ỷ lư nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.
09/08/2018(Xem: 6338)
sáng hôm nay, chúng tôi vào lớp đựơc nửa giờ thì đoàn Thanh niên Phật Tử kéo đến đóng cọc chăng dây chiếm nửa sân trường. Tiếp tới, họ chia nhau căng lều đóng trại. Tôi thì thầm hỏi Nhung: --Không nghỉ lễ mà sao họ cắm trại? Nhung che miệng - sợ thầy ngó thấy - nói nhỏ: --Ngày rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan. Tôi mừng quá: ngày mai được nghỉ lễ.
08/08/2018(Xem: 5103)
Trong Hạnh Phúc Kinh (Mangalasutta), thuật lại rằng : có thiên tử bạch hỏi đức Phật : làm sao để được vận may (mangala), và Đức Phật dạy cho 38 điều phải làm để được may mắn và một trong những điều ấy là : "Phụng dưỡng cha và mẹ... Là vận may tối thượng." Thật vậy, không vận may nào hơn, là do hiếu dưỡng với cha mẹ. Vì Trời Phật cũng từ công đức báo hiếu mà thành. Không kẻ ác nào hơn là bất hiếu với cha mẹ. Người hiếu dưỡng cha mẹ lòng từ dễ phát. Lòng từ phát thì mọi ích kỷ xan tham tật đố của con người sẽ tiệm tiêu. Bởi lẽ, Đức Phật nhìn thấy tất cả chúng sanh đều là cha mẹ. Do vậy, khi nhìn thấy chúng sanh khổ đau, thì không nỡ quay lưng làm ngơ được. Chính lý lẽ ấy, khiến cho bao nhiêu tánh hư tật xấu đều tan biến và ngược lại tánh lành được trưởng dưỡng phát sanh. Một khi tánh lành phát động, thì lợi lạc cho chúng sanh. Vậy nhân là lợi lạc chúng sanh, quả là chính bản thân hưởng phước. Đó là lý lẽ vì sao "Phụng dưỡng cha và mẹ... Là vận may tối thượng". Kính thưa chư vị,
08/08/2018(Xem: 5147)
Vu Lan sắp đến những clip cảm động về tình cảm thiêng liêng, trìu mến, ấm áp của những người con hiếu thảo đối với Cha Mẹ đâu không thấy mà ngày càng nhiều chúng ta nhìn thấy trên FB những cảnh đau lòng này, người Cha chửi bới con " mày giết tao đi cho vừa lòng mày", người con trai đang ngậm điếu thuốc đè đầu người cha xuống đất, banh miệng cha ra để rút lưỡi cha để cha không còn cơ hội để chửi mình nữa, người con vừa đè đầu cha và vừa chửi lại “tao rút cái lưỡi của mày nè”. Người vợ, người Mẹ đứng sau lưng để la hét, để can gián nhưng làm gì được với tình cảnh đau đớn trái ngang này giữa hai cha con ? Người con thọc tay vào túi quần lấy thứ gì đó, có thể là cái kềm hay cái kéo để cắt lưỡi cha ? chắc chắn trong cơn tức giận cộng với bản tính độc ác cùng với sự vô ơn bạc nghĩa, đứa con này có thể cắt lưỡi cha của mình, có thể gây án mạng chỉ diễn ra trong phút chốc. Xin những ai đã lở làm Cha, làm Mẹ, làm Con trong cuộc đời này rồi thì hãy cố gắng tu tập, gạn lọc tam nghiệp thân, khẩu
07/08/2018(Xem: 4502)
Ba Người Mẹ - Một Tấm Lòng Nguyên tác: Mary Kathryn Lay Việt dịch: Quảng Tịnh Kim Phương Tình Mẹ thật bình an. Đó là tình cảm không cần mong cầu, không cần đền đáp. (Erich Fromm) Gần đây gia đình chúng tôi ăn mừng Ngày Vĩnh Cửu thứ mười ba của con gái chúng tôi, cái ngày mà chúng tôi đứng trước tòa và đã hứa với quan tòa rằng chúng tôi sẽ yêu thương và chăm sóc con gái của chúng tôi mãi mãi. Bất luận những gì chúng tôi hứa với quan tòa hay bất cứ ai đã hiện diện trong tòa, chúng tôi thuộc về nhau như cha mẹ và con gái, thậm chí không có những ràng buộc luật pháp nhận con nuôi. Gần mười lăm năm trước, chúng tôi đã bắt đầu hành trình làm cha mẹ, không phải theo cách mà tôi đã tưởng tượng lâu xa về trước, khi tôi đứng bên cạnh Richard trước bàn thờ và tưởng tượng về tương lai cùng nhau. Tuy nhiên, kết quả của những thủ tục giấy tờ, những giờ học lớp hướng d
07/08/2018(Xem: 4125)
Nếu con có thể dâng lên Biếu cho Mẹ quý Mẹ hiền kim cương Đền bù mỗi giọt lệ vương Mẹ thường than khóc vì thương con mình. Nếu con có được ngọc xanh Để mà dâng Mẹ đáp tình bấy lâu Về từng chân lý nhiệm mầu Giúp cho con thấy trước sau tỏ tường. Nếu con có được ngọc hồng Để mà dâng Mẹ thỏa lòng tri ân Về từng nỗi khổ vô ngần
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]