Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thoáng Hồi Tưởng

17/08/201920:44(Xem: 3773)
Một Thoáng Hồi Tưởng

 

Một Thoáng Hồi Tưởng


Khoá học Phật pháp Âu châu đã theo thời gian trôi qua ngót cũng đã được hai tháng... Thế nhưng, âm hưởng như vẫn còn vang vọng đâu đây, khi mà nhìn lại những tấm hình chụp lúc các em Đại Học Oanh Vũ cuả khoá học đang tập đọc, học hát tiếng Việt. Mặc dù, các em sinh sống ở cách nhau thật xa... xa ghê lắm! Vậy mà trong suốt khoá học 10 ngày ai cũng đều ngỡ là các em đến từ chung một đơn vị. Các em chỉ một thoáng bỡ ngỡ cho ngày đầu tiên nhập khoá học mà thôi. Sau đó, các em tìm hiểu và làm quen với nhau qua trò chơi tìm bạn , bài hát xin làm quen...

Thời gian 10 ngày tính ra không có bao nhiêu, nhưng với tất cả nhiệt tình cuả các anh, chị phụ trách và sự cố gắng cuả các em. Đến ngày thứ 7 các em đã thuộc một số bài hát, đọc thơ, làm thủ công xếp chong chóng, hoa sen và hoa hồng để dâng tặng cha mẹ nhân muà Vu Lan báo hiếu. Ôi, dễ thương làm sao, khi những cặp môi xinh xinh, bé tí cuả các em Oanh vũ nhỏ khi vưà hát vưà làm động tác bài hát Hiếu Kính Cha Mẹ .

HIỀU KÍNH CHA MẸ

« Công cha như núi thái sơn

Nghiã mẹ như nưóc trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con »

Ngày nao còn bé cỏn con

Bây giờ con đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, công thầy

Làm sao cho đáng nhũng ngày ước mong

Vì con cha mẹ lưng còng

Thương cha kính mẹ dặn lòng chăm ngoan

Từ nay cho đến lớn khôn

Con xin chăm học đền ơn cha mẹ già...

 

Các phụ huynh trong khoá học đã rất an tâm mà đến lớp tu học, làm công quả... nhiều vị nói nhiều khi mê học, mê làm công quả quên luôn đón con về phòng ngủ, mà không sao cả, bởi các chị phụ trách và các anh, chị oanh vũ lớn cùng phòng đã giữ và dẫn các em nhỏ về rồi. Đố ai có thể ngờ, có em ở nhà hay nhõng nhẽo, không thích thức dậy đúng giờ để đi học, không thích ăn nếu như đồ ăn không hợp ý mình, vậy mà... nơi đây các em bỗng hoá rất là dễ tính hẳn ra, nhiều em còn nhắc nhở ba mẹ hay bà dẫn đến lớp học sớm kẻo trễ giờ... hôm nào lỡ quên không có áo tràng đến lớp thì ròn rén thưa với các AC phụ trách là em đã quên, làm bài không giỏi thì giấu vì điểm ít, làm hoa mà không dám nhận cuả mình bởi sợ cánh hoa tặng cho mẹ trông xấu quá đi. Điều ấy, chứng tỏ tinh thần ham học cuả các em rất cao. Để giúp các em bớt lo lắng, các chị giải thích đó vì các em chưa từng học tiếng Việt ởđiạ phương, chưa quen tay làm thủ công thôi, nhưng cành hoa này sẽ đẹp và tươi thắm mãi vì đó là cả tấm lòng cuả các em đặt vào đó khi xếp hoa. Và một điều chắc chắn là cành hoa này sẽ mãi mãi không bao giờ phai tàn như tình Cha Mẹ thương con và tình con dâng lên cho Cha Mẹ.

Trong khoá có một mẫu chuyện vui vui... trong lớp mỗi khi các em ồn quá, để cho lớp được yên thì chị bảo tất cả đồng vỗ tay và hát bài:

"Im im im mà nghe tôi nói, ai không im thì mời ra ngoải, im rồi chưa? IM!!!" Tức thì, không khí được trầm tĩnh lại ngay... Thế là, trong một phòng nọ, buổi tối khi về phòng ngủ các bác, cô, bà thức khuya và nói chuyện nhiều quá, làm cho em khó ngủ, em nhớ lại bài hát IM IM IM mà các chị dạy trong sinh hoạt, em liền hát to lên bài ấy khiến cho mọi người trong phòng giật mình im lặng ngay tức khắc và có người bụm miệng cười mà không dám nói gì em cả. Sáng hôm sau, tin lan ra là các em ĐHOV có uy lắm đó, hễ ai làm ồn các em sẽ hát bài IM. Đành lặng thinh chứ không thể nói gì cả.

Bởi, đã từng xảy ra câu chuyện hơi buồn, khi các em oanh vũ đến lớp trong mệt mỏi, ngủ gục hoài trong lớp, các chị hỏi thì hoára em không thể nào ngủ ban đêm, trong phòng có tới khoảng mười lăm, hai chục phật tử, mà kẻ ngủ ngáy, người nói chuyện, người học bài... đền mở sáng suốt đêm, tiếng động làm cho em không ngủ được. Thấy thương các em vô cùng, mà biết phải làm sao đây! Mọi người từ các nước quy tập về tu học, gặp được bạn bè trong khoá cũ nên vui mà nói chuyện quên giờ giấc, nếu cứ viết thông báo xin giữ im lặng cũng không thể nào lâu dài được, nên tôi đã làm một bài thơ, đệ trình lên đại đức MC thầy Thích Pháp Quang, và thầy nhân trong bưã ngọ trai trước hơn 800 tăng ni Phật tử tại trai đường, thầy đã ngâm làm mọi người đều thấm thiá và tối về nhà đã tự giữ im lặng hay nhắc nhở nhau nói cười khe khẽ để các cháu được giấc yên. Đó là bài thơ:

MẤT NGỦ

 

Hôm nay em đi học

Chị huynh trưởng hỏi rằng

Tối hôm qua giấc ngủ

Cuả em có ngon không?

 

Em thưa: Em khó ngủ

Bởi các cô, các bà

Các dì, các anh chị

Đêm - Nói cười râm ra

 

Chúng em rất thích học

Bài chị dạy vui ghê

Nhưng mà không thể được

Vì thần trí mệt mề

 

Giờ chúng con xin nhé!

Lời nhỏ nhẹ kính mong

Xin mọi người khe khẽ

Cho con tròn giấc hồng

 

Khi giấc ngủ no đầy

Tâm hồn vui khoan khoái

Dễ nhớ lời chị dạy

Học tinh tấn hăng say

 

Mai đây khi cuối khoá

Phật pháp hăm bốn này

Chúng con sẽ muá hát

Mọi người xem ngất ngây...

 

Chúng con sinh viên ĐHOV đồng ký tên

 

Thưa quý ACE, trong một tập thể đông người thiệt khó lòng mà tránh ôn ào, nhắc hoài cũng không thể, phải không ạ?Chỉ qua lời thơ, bài hát... mới có thể đi vào lòng người một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những nét mặt rạng rỡ, trí thông minh, tình đoàn kết thể hiện qua các trò chơi, thêm một ngày tình thân càng tăng trưởng, sự khắng khít giưã các em oanh vũ lớn và nhỏ hiện rõ nét khi các anh chị phụ trách đi lấy phần ăn, các em lớn giúp các em nhỏ rưả tay, coi ngó không cho chạy lộn xộn hay đuà nghịch quá bị té và làm sao có thể quên những ánh mắt buồn buồn, nét mặt kém vui vì sự lưu luyến giưã các em oanh vũ, các phụ huynh cùng các anh chị phụ trách trong ngày mãn khoá, nhiều em bịn rịn không muốn từ giã để trở về trú xứ.

 

Chỉ 10 ngày thôi mà như vậy đó, thử hỏi nếu khoá học kéo dài thì sao nhỉ?!Lòng tôi cảm thấy lâng lâng khi hồi tưởng lại không khí cuả khoá học Phật pháp Âu châu kỳ 24 tại Birmingham - Anh quốc. Trong khuôn viên trường học, nhìn đâu cũng thấy chỉ toàn màu Lam nhẹ nhàng, thanh khiết, những vạt áo tràng phất phới bay trông rât đẹp mắt.

 

Đi đâu cũng thấy một màu

Khói Lam nhè nhẹ quyện vào hồn ta

Tâm linh thư thái an hoà

Âu châu bảy nước chung nhà áo Lam

Tự tình dân tộc Việt Nam

Dù xa quê vẫn thấm đầm bên nhau

Từ nay cho đến ngàn sau

Nguyện nương ánh đạo nhiệm mầu mà đi.

(Thơ của Diệu Đạo)

  

 

em be niem phat

Em đang niệm Phật ngồi thiền

Hỏng phải nhắm mắt an nhiên… khò khò...đâu nha ! J

 

 em ngoi thien

A Di Đà Phật niệm thầm

Xếp bằng thiền toạ thân tâm  an hoà

 

 
khoa tu au chau-1khoa tu au chau-2khoa tu au chau-3khoa tu au chau-4

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 6235)
Khát vọng lớn nhất của con người khi hiện hữu ở cõi đời là được sống hạnh phúc. Có thể nói, hạnh phúc là sự mong ước và chờ đợi một điềm lành đến với chính mình và mọi người xung quanh ta.
14/08/2013(Xem: 5279)
“Thôi đi em, em muốn mẹ sống với em hoài, em thì hạnh phúc vì có mẹ bên cạnh, còn mẹ, mình mẩy lở loét, đau đớn từng giây, từng phút, bệnh tật đã hành hạ mẹ hơn hai mươi mấy năm rồi. Đừng ích kỷ chỉ nghĩ đến hạnh phúc của mình mà quên nỗi thống khổ của mẹ, em hãy để mẹ ra đi cho nhẹ nhàng thân xác”.
14/08/2013(Xem: 8967)
Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
13/08/2013(Xem: 5920)
gày Vu Lan được gọi là ngày truyền thống báo hiếu. Tất cả mọi người con đến ngày này về chùa được quý thầy nhắc lại trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Là phật tử, lẽ tất nhiên phải sống một đời hiền lương đạo đức. Nếu chúng ta sống bất hiếu với cha mẹ thì chắc chắn chúng ta sẽ không thương ai một cách chân tình.
13/08/2013(Xem: 12467)
Mẹ ta buôn tảo bán tần Dầm mưa dãi nắng muôn phần vì con Dẫu rằng thân thể héo mòn Da nhăn tóc bạc nhìn con trưởng thành
13/08/2013(Xem: 9246)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
12/08/2013(Xem: 9137)
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào, Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào, Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ. Thương con thao thức bao đêm trường, Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
12/08/2013(Xem: 6494)
Cha mẹ ơi! Giờ đây khi con đã làm cha làm mẹ thì con mới thấu hiểu một phần nào tất lòng của người. Chẳng ngôn từ nào có thể diễn được sự hy sinh tột cùng ấy.
12/08/2013(Xem: 7575)
Xưa ở Nhật Bản, có một người tên Kisuke chăm sóc cha mẹ rất kính cẩn. Anh thường bị bạn bè lôi vào chốn trà đình tửu quán, nhưng anh cương quyết từ chối với một lý do rất thú vị: “Một đứa con có được thân thể là nhờ mẹ và tinh thần là nhờ cha. Vì thế không thể dẫn cha mẹ đi uống rượu”.[1] Thời nay ít ai lập luận như thế khi bị cuốn vào những trò đen đỏ, rượu chè. Có người còn cho lòng trung tín và kính cẩn đối với cha mẹ là lạc hậu. Có người, vì cờ bạc rượu chè đã giết cả cha lẫn mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]