Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn giả Xá Lợi Phật - trí tuệ đệ nhất, hiếu thảo vẹn toàn (Trí Bửu)

17/08/201919:05(Xem: 5163)
Tôn giả Xá Lợi Phật - trí tuệ đệ nhất, hiếu thảo vẹn toàn (Trí Bửu)


Ton gia Xa Loi Phat


Tôn giả Xá Lợi Phật - trí tuệ đệ nhất, hiếu thảo vẹn toàn

Trí Bửu

 

 

 

 

 

 

Đạo Phật là đạo giải thoát, đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân” (Lòng hiếu chính là lòng Phật, hạnh Hiếu há chẳng phải là hạnh Phật sao? Nếu muốn theo con đường của đức Phật. Trước hết phải hiếu thảo với mẹ cha)

Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, đây là dịp để người con Phật thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Ca dao có câu:

"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."

Hoặc:

"Trải bao gian khổ không sờn

Muôn đời con vẫn nhớ ơn Mẹ hiền."

Hoặc:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ,

Gian khổ cuộc đời không gánh nặng bằng cha”

Thì đạo Phật lại càng củng cố thêm truyền thống tốt đẹp cao cả đó bằng hành động:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời

Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con.”

Đó là những câu ca dao Việt Nam, mà hầu như mọi người chúng ta đều thuộc lòng. Nhưng đối với đức Phật, chữ Hiếu Phật dạy còn cụ thể hơn, hình ảnh mà Đức Phật dùng làm ví dụ cũng thật sinh động:

"Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa Mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứ không phải là nước trong bốn biển" (Tương Ưng II, 208).

 Đức Phật lại nói tiếp:

“Này các Tỳ kheo,  có hai hạng người, không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng Mẹ,  một bên vai cõng Cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho Mẹ và Cha…”(Tăng Chi I, 75).

Tất nhiên, đây là cách nói. Con cái không phải hiếu thuận với Mẹ Cha chỉ một ngày mà suốt cả đời mình cũng không thể nào trả được công ơn sinh thành dưỡng dục..

 

Chữ Hiếu là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” Trong trăm hạnh của con người, hạnh Hiếu đứng đầu. Và chúng ta cũng không quên khẳng định: “Hiếu vi công đức mẫu” (Lòng hiếu là mẹ của các công đức)

Con cái hiếu thảo với cha mẹ, ngoài việc mang lại niềm hạnh phúc  trong gia đình, còn mang đến cho chính mình sự an lạc, bình an. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xã hội, mỗi công dân của một quốc gia có an lạc, bình an thì xã hội, quốc gia đó mới có an lạc bình an, và mỗi xã hội, mỗi quốc gia có an lạc bình an thì  thế giới của chúng ta mới được an lạc, bình an. Bởi vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình có hoà thuận, hiếu thảo thì xã hội mới văn minh, tiến bộ.

Phong tục tập quán của các dân tộc, giáo lý của các tôn giáo đều khuyên dạy, đề cao và hướng con người đến nhận thức và thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành. Đặc biệt nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hóa “Nho-Thích -Đạo tam giáo chi quyền” (Đạo Nho, đạo Phật và đạo Lão: cả ba đạo này đều cùng có chung một nguồn gốc) đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội ta ngay từ thời lập quốc. Chữ Hiếu đã hình thành và tồn tại trong từng cá nhân như là bản tính tự nhiên vốn có từ khi chúng ta vừa mới chào đời.

Đức Phật, bậc Giác ngộ, bậc Thầy của tất cả cõi trời và người, bậc Đại trí huệ, đại hùng, đại lực, bậc được khắp sáu cõi tôn kính, bậc Chánh Đẳng Chánh Giác...sau khi thành đạo đã thể hiện lòng từ hiếu của mình với phụ vương, mẫu hậu, di mẫu vừa theo thường pháp vừa đúng Chánh Pháp.

Thế Tôn đã đi bộ, vượt ngàn dặm đường hiểm trở để trở về thăm phụ hoàng, khi người sắp lâm chung, Ngài lại vượt đường xa để đến bên cạnh vua cha và tự khiêng một góc linh sàng của người đến tận nơi hỏa táng. Ôi tấm lòng từ hiếu biết bao! Còn với di mẫu, Ngài luôn tỏ lòng  hiếu thảo.

Bên cạnh việc thể hiện chữ hiếu theo thường pháp, lòng từ hiếu của Đức Phật còn nhằm mục đích hướng tất cả chúng sinh đến việc hiểu và hành Chính Pháp để được giải thoát. Trong những lần gặp gỡ phụ thân và di mẫu, Ngài đã thuyết pháp để độ cả hai chứng đắc quả A-La-Hán, với mẫu hậu Ngài đã ngự lên cõi trời Đao Lợi để thuyết pháp cho mẹ (Phật thăng Đao Lợi vị mẫu thuyết pháp kinh)                   

Tôn giả Xá Lợi Phất cũng thế. Ngài Xá Lợi Phật bậc trí tuệ đệ nhật và hiếu thảo vẹn toàn. Tôn giả xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi, vốn thông minh và có biệt tài hùng biện hằng mong con trai của mình sẽ trở thành một đại luận sư lỗi lạc bậc nhất đương thời.

Ấy thế mà lớn lên, Xá Lợi Phất lại từ bỏ tất cả để đi theo Sa môn Cù Đàm, trở thành trợ thủ đắc lực của Thế Tôn, lại dùng tài trí của mình quy thuận rất nhiều Bà la môn theo Phật giáo. Mặc dù rất thương và tôn trọng quyết định của con nhưng sự kiện Xá Lợi Phất xuất gia đầu Phật đã khiến bà Xá Lợi thất vọng, đau buồn và không hề có thiện cảm với Tăng đoàn.

Khi xuất gia chứng quả A la hán rồi, tôn giả Xá Lợi Phất biết rất rõ điều ấy, Ngài muốn trở về để thức tỉnh và chuyển hóa mẹ, nhưng vì nhân duyên chưa chín muồi nên đành phải chờ, chờ mãi cho đến khi ngài sắp Niết bàn và mẹ ngài, bà Xá Lợi lúc ấy đã gần 100 tuổi.

Khi được tin Xá Lợi Phẩt cùng tùy tùng hơn 500 vị Tỳ kheo sắp trở về nhà, bà Xá Lợi vẫn hờ hững. Dù bấy giờ danh tiếng và oai đức của Xá Lợi Phất đã lẫy lừng khắp thiên hạ nhưng trong lòng bà thì Xá Lợi Phất luôn bé nhỏ không thể sánh với đấng Phạm Thiên vĩ đại mà bấy lâu bà vẫn tôn thờ.

Cuộc trùng phùng của tình mẫu tử sau hơn mấy mươi năm xa cách chưa được bao lâu thì tôn giả Xá Lợi Phất ngã bệnh. Ngài đau thật hay thị hiện thì ta không thể biết nhưng bà Xá Lợi thì tỏ ra rất lo lắng, bồn chồn. Có bà mẹ nào mà không khỏi lo lắng cho con. Đêm ấy bà thao thức mãi, không thể nào chợp mắt được. Bà Xá Lợi lò dò đến thăm con thì bỗng lóa mắt như lạc vào thế giới của thiên thần

Trong căn phòng của tôn giả Xá Lợi Phất ngập tràn ánh sáng với vô số chư thiên hào quang rực rỡ vây quanh. Không chỉ một mà nhiều phái đoàn chư thiên đến thăm tôn giả Xá Lợi Phất làm cho bà Xá Lợi ngạc nhiên và mừng rỡ vô cùng. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời bà được chứng kiến cảnh huy hoàng, tráng lệ ấy.

Khi chư thiên có hào quang và dung sắc sáng chói nhất cùng tùy tùng ra đi, bà Xá Lợi liền xin phép thị giả Thuần Đà vào thăm tôn giả Xá Lợi Phất. Bà ngạc nhiên đến cùng cực khi biết các phái đoàn thiên thần đến thăm con bà lần lượt là Tứ Đại Thiên Vương, Đế Thích và cả Đại Phạm Thiên, đấng toàn năng mà bà hằng quy kính, tôn thờ. Một thoáng suy tư, bà Xá Lợi nghĩ rằng nếu con của ta mà có oai lực lớn đến trời người đều cung kính như vậy thì Đấng Thế Tôn oai lực vĩ đại đến dường nào.

Nghĩ đến đây, bà Xá Lợi cảm nhận một niềm hỷ lạc tràn ngập châu thân, tinh thần thư thái vô cùng, niềm tịnh tín đức Thế Tôn trong bà bừng phát. Nhân đó, Tôn giả Xá Lợi Phất tuần tự giải thích và xưng tán công đức siêu tuyệt của Thế Tôn qua các phương diện giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Thật diệu kỳ, khi pháp thoại vừa chấm dứt thì bà Xá Lợi thành tựu Pháp nhãn thanh tịnh, tin tưởng bất động vào Thế Tôn, chứng đắc sơ quả Tu đà hoàn.

Thế là Ttôn giả Xá Lợi Phất đã làm tròn bổn phận hiếu đạo của người xuất gia. Tuy không sớm thăm tối viếng, cung phụng ngon ngọt… nhưng đã giúp mẹ thoát được lưới mê, bước vào dòng Thánh, phúc lạc muôn đời.

Không chỉ hóa độ người mẹ trong hiện tại, đối với các bậc sanh thành trong quá khứ, tôn giả Xá Lợi Phất cũng viên thành hiếu đạo. Ngạ quỷ sự (Tiểu Bộ kinh) kể rằng: Lúc Thế Tôn ở tại Trúc Lâm, bấy giờ các tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên… đang trú tại một nơi trong khu rừng không xa thành Vương Xá.

Trong đời quá khứ có một phú gia ở thành Ba La Nại thường phát âm cúng dường rộng lớn đến các Sa môn, Bà la môn và bố thí rộng rãi cho những người nghèo khó. Rồi một hôm, phú gia bận đi làm ăn xa, trước khi đi dặn dò vợ chu toàn công việc bố thí cúng dường. Ông đi rồi, người vợ không những chểnh mảng trách nhiệm cúng dường được chồng giao phó mà còn biểu lộ thái độ khinh khi sỉ nhục những người nghèo khổ. Vì tham lam bỏn sẻn, tạo ác nghiệp nặng nề nên khi từ trần bà tái sanh làm ngạ quỷ chịu nhiều khốn khổ. Nhớ lại những công đức lành mà bà đã làm trong quá khứ, bà mong muốn được gặp tôn giả Xá Lợi Phất liền tìm đến thành Vương Xá.

Khi đến gần tịnh thất của tôn giả Xá Lợi Phất, nữ quỷ bị các hộ pháp thiện thần chặn lại, không cho vào. Nữ quỷ nói rằng trong năm kiếp về trước ta là mẹ của tôn giả Xá Lợi Phất, hãy cho phép ta vào thăm ngài. Khi thấy nữ quỷ, ngài Xá Lợi Phất liền hỏi: Vì sao hình dung người tiều tụy, còn da bọc xương, khổ não đến thế này?

Nữ quỷ thưa rằng: Trong năm kiếp về trước tôi đã từng làm mẹ của tôn giả. Nhưng vì các ác nghiệp đã gây tạo nên giờ đây bị đọa vào cảnh khổ, không nhà cửa, không có đủ đồ ăn thức uống, luôn bị đói khát hành hạ… Xin tôn giả rũ lòng thương, vì tôi mà phát tâm bố thí, cúng dường để thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ.

Ngày hôm sau, tôn giả Xá Lợi Phất cùng các Tỷ kheo đến gặp vua Tần Bà Sa La trình bày sự việc, nhờ trợ duyên và được đức vua chấp thuận. Khi lễ vật chuẩn bị xong, tôn giả Xá Lợi Phất thành tâm dâng cúng lên đức Phật và chư tăng khắp mười phương rồi hồi hướng công đức cho nữ quỷ.

Nhờ phước báo ấy mà nữ quỷ, mẹ tôn giả Xá Lợi Phất trong quá khứ được thoát kiếp ngạ quỷ, sanh lên cõi trời. Và vị thiên nữ với dung sắc thù thắng, xiêm y rực rỡ đã xuống trần gặp tôn giả Mục Kiền Liên, nói rõ nhân duyên thoát khỏi cảnh khổ đồng thời bày tỏ niềm tri ân vô hạn đến tôn giả Xá Lợi Phất.

Nhờ sự nỗ lực tu học của mình, tôn giả Xá Lợi Phất đã hóa độ cha mẹ trong hiện tiền cũng như cứu thoát các bậc cha mẹ trong quá khứ, vượt ra khỏi cảnh khổ. Tấm gương hiểu thảo của tôn giả Xá Lợi Phật là bài học để người con Phật hàng hậu thế chúng ta học tập và làm theo.

Trong thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội , thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người. Chúng ta không chỉ Hiếu thảo với cha mẹ mà còn Hiếu với nước, Hiếu với dân, Hiếu với Thầy Tổ…”Tứ trọng ân” bốn ơn lớn sâu nặng ấy nếu ai quên đi thì chưa hoàn thành nhiệm vụ làm người. 



Trí Bửu
, Mùa báo hiếu PL.2563 (2019)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2015(Xem: 9738)
Thiệp Mời dự Lễ Vu Lan 2015 tại Chùa Thiên Trúc
20/08/2015(Xem: 9513)
Chiều nâng lên chén cơm đầy Nhớ cha quay quắt những ngày thê lương Cháo đong loãng nhạt ưu buồn Đủ vui cái dạ lưng chừng xôn xao Sáng ngồi tán gẫu tầm phào Ly cà phê đá ngọt ngào rộn vui Nhớ cha năm tháng bùi ngùi
19/08/2015(Xem: 5198)
Hội này hội lễ vu lan Nhớ ơn cha mẹ mênh mang biển trời. Một mùa Vu Lan 2015, PL 2559 nữa lại về, mùa của hiếu hạnh đền đáp công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên, vì nhờ đó mà chúng ta có thân thể và cuộc sống hiện hữu giữa cuộc đời này. Nhân dịp này, chùa Hương Sen cũng tổ chức lễ An vị Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao 12 feet và Khóa Tịnh Tu Một Ngày nơi vùng núi thanh nhã này để cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ và cha mẹ quá vãng cùng cửu huyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ. Chương trình như sau:
19/08/2015(Xem: 4236)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con. Ta còn một cánh đồng_ cánh đồng Việt nam óng ả mượt mà sóng lúa nhấp nhô, đâu đó vọng tiếng sáo diều như lời quê tự sự và thấp thoáng hình bóng cánh cò lặn lội, mẹ chính là cánh cò xưa bất hủ tìm kiếm mãi nguồn sống tinh hoa trong rơm rạ cuộc đời để cho con và vì con.
18/08/2015(Xem: 5056)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Vân Kiều”. Nguyễn Du và Truyện Kiều đã được một cái danh dự vô song khi GS Trần Cửu Chấn đệ trình Luận án Tiến sĩ này trước Hội đồng Giám khảo của Viện Đại Học La Sorbonne. Các học giả, các Giáo Sư Đại Học Pháp quốc và Việt Nam đã viết nhiều bài ca tụng Truyện Kiều và Nguyễn Du cùng tán thán Luận án Tiến sĩ của GS TS Trần Cửu Chấn. Nhà phê bình văn học Cung Giũ Nguyên trong bài “ La conscience matheureuse chez Nguyễn Du” đã gọi GS TS Trần Cửu Chấn là Bộ-Trưởng-kiêm Sinh-Viên (Ministre-Étudiant). GS TS Trần Cửu Chấn cũng
18/08/2015(Xem: 3944)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo, mặc dù cho một số ít người tự phong cho mình có tinh thần “cầu tiến” hay “hội nhập”…, chấp nhận và hưởng ứng những Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày của mẹ (Mother’s day) hoặc Ngày quốc tế Phụ Nữ (Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc tế).v..v..cũng được ồn ào râm ran chúc tụng nhau với người mẹ mình như là một ngày “Vu Lan phương Tây” xâm nhập, bất chấp ý nghĩa duyên khởi của từng ngày lễ đó.
18/08/2015(Xem: 3972)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian, là tình cảm con người đối đãi. Hay nói khác là cơ hội để cho con cháu nhớ đến công đức của đấng sanh thành mà đền đáp. Sự đền đáp công ơn cha mẹ không phải dễ thực hiện cho nên có thể gọi là một việc khó nghĩ bàn. Vã lại trong dân gian có nhiều huyền thoại về những đứa con hiếu hạnh. Như trong các truyện nhị thập tứ hiếu chẳng hạn. Vì thế cho nên không ai lại không cảm thấy trong lòng có chút băn khoăn, là liệu mình có thể làm được như người xưa hay không? Đó là chưa nói đến lãnh vực tâm linh vì chúng ta nhìn đời bằng con mắt trần, thì làm sao thấy được cảnh giới vi diệu kia? May thay chúng ta là Phật tử, nên đây cũng là cơ hội để cho những
18/08/2015(Xem: 4685)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Ngài cho gọi các Tỷ kheo: Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai ? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, xoa gội, tắm rửa và dầu tại đấy cha mẹ có đại tiểu tiện, như vậy, này các Tỷ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.
14/08/2015(Xem: 3788)
Một lần nọ Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều? - Bạch Đức Thế Tôn ! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít . - Cũng vậy , này các Tỳ Kheo , những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tương Ưng)
11/08/2015(Xem: 3836)
Vào ngày 20/5/2015, cả thế giới bàng hoàng khi hãng Reuters loan tin Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã tuyên phạt 6 tỉ đô-la bốn đại công ty tài chính và ngân hàng đã nhào nặn (manipulate) hối xuất mua bán ngoại tệ để lường đảo khách hàng trên toàn thế giới. Đó là các tổ hợp City Group (Hoa Kỳ), JP Morgan (Hoa Kỳ), Barclays UBS (Hoa Kỳ) và Royal Bank of Scotland (Anh Quốc). Có thể số tiền phạt chẳng thấm vào đâu so với số thu lợi do lường gạt trên toàn thế giới có thể lên tới cả trăm tỉ. Câu hỏi đặt ra tại sao các đại công ty giàu có và uy tín như thế, họ có nghèo đói gì đâu mà lại đi lường đảo khách hàng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]