Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Trọng Ân

31/08/201807:49(Xem: 4441)
Tứ Trọng Ân

Le Vu Lan PL 2562_Tu Vien Quang Duc (360)

TỨ TRỌNG ÂN 

 

Mùa Vu lan năm nay (Phật lịch 2562, 2018) tôi có cơ hội về tham dự Lễ Vu Lan ở nhiều chùa trong tiểu bang Victoria này hơn những năm trước để được tụng nhiều lần Kinh Báo Ân và Sám Vu Lan mặc dù công việc là công việc nó cũng không bao giờ ngừng nếu ta không biết sắp xếp theo một chu  trình 


Có lẽ nhờ đó mà Chủ Nhật vừa rồi, tôi có duyên về Tu Viện Quảng Đức và nghe Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng giảng về một chủ đề mà từ lâu vẫn còn nhiều vướng mắc khi đến chùa vì những nghi lễ và tôi rất lấy làm tâm đắc. Thầy giảng rằng “quý Phật tử nên học thuộc câu này “ vô tướng bất dụng tâm”, có nghĩa là “ không có hình thức bên ngoài thì cái tâm kia cũng vứt đi”. Câu này áp dụng cho tất cả mọi người và mọi thứ trên cuộc đời này. Vì sao ? Vì xưa nay rất nhiều người hay nói câu này “ tôi chỉ tu trong tâm, tôi không cần đi chùa…” , có nghĩa là những người này chỉ tu trong tâm mà thôi, còn ngoài hình tướng thì không cần tu, miệng vẫn ăn thịt béo, vẫn uống rượu nồng, vẫn la cà đây đó mà không cần đi chùa… ai hỏi đến thì nói là đã “tu tâm” rồi. Tu tâm là tu cái gì không ai thấy nhưng hiện tướng bên ngoài thì cho thấy những con người này tuyệt nhiên không có gì là tu cả. Do đó người Phật tử thực sự là phải tu cả bên trong tâm và bên ngoài hình tướng, tu bên ngoài hình tướng là tu cho chùa, tu cho người khác, người khác nhìn vào thấy hình tướng của mình trang nghiêm, sáng sủa, đẹp đẽ, sạch sẽ (thông thường áo tràng quý Phật tử mặc 3 năm chưa giặt, nhăn nheo và hôi hám), điềm đạm, cẩn trọng, khiêm hạ, tinh tấn…. họ sẽ suy nghĩ và phát tâm làm theo”.

Đó cũng là một bài học cho những ai chưa trải nghiệm được tiến trình tâm linh đến mức độ sâu để nhìn thấy có các việc mình làm tuy thấy rất hình tướng nhưng biểu lộ tự đáy lòng của một người con , của một người đệ tử và ngay cả trong vấn đề biết ơn và nhớ ơn nhân dịp lễ Vu Lan hằng năm  .

Phật tử chúng ta đều được nghe nhắc đến lời dạy của Phật về Tứ trong Ân (Nghĩa là trong đời người phải biết mình mang nặng 4 Ân Đức cao vời mà khó lòng đền đáp được đó là Ân Cha Mẹ -  Ân Tam Bảo- Ân Tổ Quốc - Ân Chúng Sinh ).

Le Vu Lan PL 2562_Tu Vien Quang Duc (343)


Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng cài hoa hồng cho một Phật tử

lão thành của Tu Viện Quảng Đức, Cụ Bà Thanh Hảo, 93 tuổi


Lòng tri ân thường được nhắc đến như là một thiên tính tự nhiên làm khai mở thiện tâm lòng quảng đại , sự bao dung tha thứ giúp nâng cao tinh thần và đem lại nguồn vui và hạnh phúc

 Meister Echart " Nếu cả đời này , bạn chỉ nói một lời kinh duy nhất là cám ơn thì  chỉ nguyên điều đó thôi cũng đủ lắm rồi " 

Theo Đức Thế Tôn , biết ơn và nhớ ơn là một Đức tánh của bậc chân nhân nhưng có lẽ chỉ có Cha và Mẹ là ta không thể nào trả ơn được , nếu ai biết được sự quý báu của thân người ..hãy nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha mẹ , họ đã chăm nom săn sóc con với tình thương vô điều kiện , sẵn sàng hy sinh tất cả để con được mọi điều tốt đẹp.  Ân ấy bao la như trời biển , không thể nào báo đáp nhưng Phật lại chỉ dạy cho ta cách báo hiếu duy nhất và cao cả nhất để giúp cho cha mẹ được hưởng Phước đời này và đời sau là giúp cho cha mẹ hiểu được giáo lý đạo Phật để sống trong chánh pháp không theo tà kiến để tạo nhân lành tránh điều ác 

Và như thế là ta lại mang nặng với Ân Tam Bảo ( Phật Pháp Tăng ) nếu không nhờ các bậc tăng thân chỉ dẫn làm sao ta có thể mở rộng được cái biết hằng hữu của ta để tìm ra kho tàng quý báu nhất để dâng lên cho cha mẹ đó là Chân lý mà Đức Phật đã thấy được và trao truyền lại cho ta:

Đạo mầu nhiệm, tinh anh và vĩ đại

Sáng vô biên và tỏa ngát mùi hương....

( Cố HT Thích Đức Nhuận )

Không gian vô tận , Từ Bi của tôi cũng trải đến muôn loài 

Tâm giải thoát khỏi mọi việc thế gian 

 Như hoa sen xinh đẹp tinh khiết vươn lên khỏi bùn 

Định lực tôi cũng thế dù phải sống trên thế gian đầy ảo tưởng 

Với tâm trong sạch tôi kính lễ Đức Phật , Đấng Chánh Đẳng Giác 

 ( lời quán tưởng nơi thiền viện ) 

 
Le Vu Lan PL 2562_Tu Vien Quang Duc (110)

Và một khi ta và cha mẹ ta đã nhận được hạnh phúc từ Pháp thì phải biết Ân của tăng thân đã dìu dắt ta từng bước khó nhọc là thế nào nhất là khi ta đã bắt đầu biết kiên trì thực hành theo lời khuyến dạy từng lúc từng thời "Sức mạnh lớn nhất trên thế giới không phải là trí thông minh hay tài năng thiên bẩm mà là Sự Kiên Trì đưa bản thân vào khuôn khổ " .

Xin dâng đến các bạn một lời nói của một bậc Thầy đáng kính 

" Muốn hiếu kính Cha Mẹ ngoài việc giúp cha mẹ vào Đạo Pháp ta chỉ cần một câu nói , một lời vấn an , một nụ hôn nhẹ , một dòng lệ tri ân đong đầy cũng đủ làm cha mẹ mãn nguyện .."và phải chăng đối với vị Thầy một người cha tinh thần thứ hai ta cũng báo đáp bằng cách vấn an pháp thể các Ngài ....

Nhân mùa Vu Lan năm nay xin thành kính dâng lễ và kính chúc mỗi người con Phật làm thế nào để giáo nghĩa uyên thâm của Đức Phật ẩn chứa nhiều giá trị đích thực của Chân lý được vận dụng vào đời sống thường nhật của cha mẹ của gia đình mình và tất cả những bạn bè thân yêu của ta đều được hạnh phúc thật sự 

 

Nam mô Đại hiếu Mục kiền Liên Bồ Tát 

 Huệ Hương 

Vu lan 2018 

 



Thien_Su_2MỘT LÒNG GHI NHỚ

Kính cảm ơn Huệ Hương đã trích dẫn hai câu thơ quá hay của Cố HT Thích Đức Nhuận trong bài viết: Tứ Trọng Ân.

Đạo mầu nhiệm, tinh anh và vĩ đại
Sống vô biên và toả ngát mùi hương...( Cố HT Thích Đức Nhuận )
Nhớ cội nguồn ta trải rộng yêu thương
Bước hạnh phúc đáp đền ơn Phật tổ.

Ta vẫn muốn hướng về đường Giác Ngộ
Nhìn cuộc đời như gió thoảng mây bay
Không mong cầu tham đắm cả sắc tài
Cơm đạm bạc mà vui đời tu học.

Ta vẫn xem thường bao cơn gió lóc
Giữ tâm mình bình lặng trước phong ba
Rồi mai đây khi giả biệt Ta Bà
Ân Tứ Trọng vẫn một lòng ghi nhớ.


Dallas Texas, 1-9-20
Tánh Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2015(Xem: 9719)
Thiệp Mời dự Lễ Vu Lan 2015 tại Chùa Thiên Trúc
20/08/2015(Xem: 9415)
Chiều nâng lên chén cơm đầy Nhớ cha quay quắt những ngày thê lương Cháo đong loãng nhạt ưu buồn Đủ vui cái dạ lưng chừng xôn xao Sáng ngồi tán gẫu tầm phào Ly cà phê đá ngọt ngào rộn vui Nhớ cha năm tháng bùi ngùi
19/08/2015(Xem: 5191)
Hội này hội lễ vu lan Nhớ ơn cha mẹ mênh mang biển trời. Một mùa Vu Lan 2015, PL 2559 nữa lại về, mùa của hiếu hạnh đền đáp công ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên, vì nhờ đó mà chúng ta có thân thể và cuộc sống hiện hữu giữa cuộc đời này. Nhân dịp này, chùa Hương Sen cũng tổ chức lễ An vị Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao 12 feet và Khóa Tịnh Tu Một Ngày nơi vùng núi thanh nhã này để cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ và cha mẹ quá vãng cùng cửu huyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ. Chương trình như sau:
19/08/2015(Xem: 4230)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con. Ta còn một cánh đồng_ cánh đồng Việt nam óng ả mượt mà sóng lúa nhấp nhô, đâu đó vọng tiếng sáo diều như lời quê tự sự và thấp thoáng hình bóng cánh cò lặn lội, mẹ chính là cánh cò xưa bất hủ tìm kiếm mãi nguồn sống tinh hoa trong rơm rạ cuộc đời để cho con và vì con.
18/08/2015(Xem: 5050)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Vân Kiều”. Nguyễn Du và Truyện Kiều đã được một cái danh dự vô song khi GS Trần Cửu Chấn đệ trình Luận án Tiến sĩ này trước Hội đồng Giám khảo của Viện Đại Học La Sorbonne. Các học giả, các Giáo Sư Đại Học Pháp quốc và Việt Nam đã viết nhiều bài ca tụng Truyện Kiều và Nguyễn Du cùng tán thán Luận án Tiến sĩ của GS TS Trần Cửu Chấn. Nhà phê bình văn học Cung Giũ Nguyên trong bài “ La conscience matheureuse chez Nguyễn Du” đã gọi GS TS Trần Cửu Chấn là Bộ-Trưởng-kiêm Sinh-Viên (Ministre-Étudiant). GS TS Trần Cửu Chấn cũng
18/08/2015(Xem: 3928)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo, mặc dù cho một số ít người tự phong cho mình có tinh thần “cầu tiến” hay “hội nhập”…, chấp nhận và hưởng ứng những Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày của mẹ (Mother’s day) hoặc Ngày quốc tế Phụ Nữ (Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc tế).v..v..cũng được ồn ào râm ran chúc tụng nhau với người mẹ mình như là một ngày “Vu Lan phương Tây” xâm nhập, bất chấp ý nghĩa duyên khởi của từng ngày lễ đó.
18/08/2015(Xem: 3960)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian, là tình cảm con người đối đãi. Hay nói khác là cơ hội để cho con cháu nhớ đến công đức của đấng sanh thành mà đền đáp. Sự đền đáp công ơn cha mẹ không phải dễ thực hiện cho nên có thể gọi là một việc khó nghĩ bàn. Vã lại trong dân gian có nhiều huyền thoại về những đứa con hiếu hạnh. Như trong các truyện nhị thập tứ hiếu chẳng hạn. Vì thế cho nên không ai lại không cảm thấy trong lòng có chút băn khoăn, là liệu mình có thể làm được như người xưa hay không? Đó là chưa nói đến lãnh vực tâm linh vì chúng ta nhìn đời bằng con mắt trần, thì làm sao thấy được cảnh giới vi diệu kia? May thay chúng ta là Phật tử, nên đây cũng là cơ hội để cho những
18/08/2015(Xem: 4676)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Ngài cho gọi các Tỷ kheo: Có hai hạng người, này các Tỷ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai ? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, xoa gội, tắm rửa và dầu tại đấy cha mẹ có đại tiểu tiện, như vậy, này các Tỷ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha.
14/08/2015(Xem: 3778)
Một lần nọ Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo, đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều? - Bạch Đức Thế Tôn ! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít . - Cũng vậy , này các Tỳ Kheo , những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít, như đất trên đầu ngón tay của Ta, còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu”. (Kinh Tương Ưng)
11/08/2015(Xem: 3832)
Vào ngày 20/5/2015, cả thế giới bàng hoàng khi hãng Reuters loan tin Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã tuyên phạt 6 tỉ đô-la bốn đại công ty tài chính và ngân hàng đã nhào nặn (manipulate) hối xuất mua bán ngoại tệ để lường đảo khách hàng trên toàn thế giới. Đó là các tổ hợp City Group (Hoa Kỳ), JP Morgan (Hoa Kỳ), Barclays UBS (Hoa Kỳ) và Royal Bank of Scotland (Anh Quốc). Có thể số tiền phạt chẳng thấm vào đâu so với số thu lợi do lường gạt trên toàn thế giới có thể lên tới cả trăm tỉ. Câu hỏi đặt ra tại sao các đại công ty giàu có và uy tín như thế, họ có nghèo đói gì đâu mà lại đi lường đảo khách hàng?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]