Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Anh về mà xem.. Ừ, Mẹ anh phiền thật..!”

28/08/201807:00(Xem: 7665)
“Anh về mà xem.. Ừ, Mẹ anh phiền thật..!”
blank


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 
 “Anh về mà xem.. Ừ, Mẹ anh phiền thật..!”
 
- Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.
- Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng,
 tối về anh sẽ giải quyết nha em.
 
Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế,
 ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.
- Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người 
lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái 
vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
 
- Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, 
anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.
 
- Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, 
còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
 
Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, 
nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
 
- Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, 
Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật,
 cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì 
sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” 
Không,
 con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.
 
Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 
1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
 
- Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền
 như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi,
 ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, 
phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi,
 sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
 
Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc,
 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
 
- Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, 
mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai 
là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không
 thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì
 ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.
Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những 
ngày sau
 là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, 
mẹ phiền quá đi mẹ à, 
anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
 
- Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh-
 Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên
 anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, 
đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?
 
Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, 
cô thấy nó, 1 tấm hình rất đạp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó 
trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…
 
- Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…
- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa,
 đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
 
- Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có 
điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng 
mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta,
 trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều 
đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…
- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, 
sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?
 
” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 
1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gươn
g mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh 
cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
 
- Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
 
- Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. 
Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm
 anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả,
chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể
 rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.
 
- Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần 
đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi 
mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải 
chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến 
viện dưỡng lão em nhé.
 
” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về,
 vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
” Choang “- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
 
- Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…
Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những 
mảnh vỡ vừa rơi.
 
- Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ 
– Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt 
thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.
 
” Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, 
phải không ạ?”
 
Từ Tâm- 
(Nhân mùa VU LAN 2013)

blank
 
Lặng Lẽ Quay Về
Lặng lẽ trước những điều sai
Chẳng phải không hay điều đúng
Bởi quá xét nét, rạch ròi..
Nhìn nhau thật là lúng túng. 
 
Lặng lẽ trước những điều đúng
Không phải hà tiện lợi khen.
Chỉ vì mong người đứng vững
Trước thành công mới tạo nên.
 
- Lặng lẽ cho vào lãng quên
Nào phải lòng không biết giận
Chỉ ngại tâm ta yếu mềm
Phát ngôn.. bừa rồi ân hận..
 
Lặng lẽ quay về tự thắng
Thắng mình nên nhận phần thua
Hành xử nhiều khi quá thẳng
Về sau tốn sức phân bua..
 
Lặng lẽ mà không a dua
Nhu nhuyến tựa nhành dương liễu
Giữa khi bão gió sang mùa
Bình yên trong niềm Thương Hiểu.
 
Lặng lẽ hằng tâm quán chiếu
Ta chỉ sửa mình được thôi!
Lỗi người, càng nhìn càng khổ
Dễ đâu chỉnh đốn cuộc đời..
 
Xin chắp đôi tay thầm lặng
Ước Nguyện cho ta, cho người
Biết thương nhau, rời oán tắng..
Niết bàn đây thật người ơi! Emoji

Như Nhiên- Th Tánh Tuệ
 
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Chia sẻ hình ảnh của buổi Pháp thoại & Đại Lễ Vu Lan 
tại chùa Vạn Phước- Sandiego- Nam California. Sunday Aug 26 2018
 
blank
 
blank
 
blank
blank
 
blank
 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
 
blank
Kính mời nghe thơ & nhạc mùa VuLan
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4782)
Tôi từng được nghe mẩu truyện rất cảm động. Truyện chỉ có hai nhân vật chính. Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, nhờ gửi tặng mẹ ở cách xa anh ta hơn ba trăm cây số. Nhưng bất chợt, anh thấy một cô bé, đứng nép cánh cửa tiệm và đang ôm mặt khóc. Cảm thương, anh đến bên, dịu dàng hỏi...
10/04/2013(Xem: 4295)
Thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh gửi cho học trò ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi Ngày 20.7.2009 Thân gửi các con của thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi, Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con. Khoá tu mùa Hè ở Mai Thôn rất vui và rất thanh tịnh. Tuy có khó khăn kinh tế trên thế giới, nhưng số người về Làng tu tập trong bốn tuần lễ cũng rất đông,...
10/04/2013(Xem: 5097)
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 4440)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến những cảm xúc đó. Tôi biết rằng trường dạy Tâm Lý Học ở Tây Phương người ta thường khuyến khích việc bày tỏ những cảm giác và xúc cảm, ngay cả những cảm xúc tức giận.
10/04/2013(Xem: 4540)
Thưa Thầy, Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này? “Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng Ngày mai nếu trở về quê cũ Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
10/04/2013(Xem: 4753)
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó. Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
10/04/2013(Xem: 6173)
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve). Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
10/04/2013(Xem: 6627)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
10/04/2013(Xem: 4889)
Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không... Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
10/04/2013(Xem: 6654)
Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, Cúm A/H1N1được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở bắc Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1 Mới Lạ (novel influenza A/H1N1), đối chiếu với Cúm Hàng Năm (seasonal influenza) xảy ra theo mùa tại các quốc gia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]