Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ và Mưa Trong Mùa Vu Lan

23/08/201820:53(Xem: 4921)
Thơ và Mưa Trong Mùa Vu Lan


hoa_hong (3)

THƠ VÀ MƯA
TRONG MÙA VU LAN

 

Không rõ có phải mình là nghệ sĩ hay không, hay ít ra cũng là người có những hoạt động liên quan đến văn hóa văn nghệ, nên rất dễ cảm xúc trước một câu thơ, một câu văn hay bài nhạc hay và có ý nghĩa sâu xa ?

Tự thân vốn là người đã mất cha và mẹ từ lâu, trước đây khi còn sinh hoạt, đứng  trước hàng chục. hàng trăm huynh trường đoàn sinh đề  nói về  ý nghĩa cài hoa hồng mỗi dịp Vu Lan, tôi vẫn luôn giữ vững và kềm chế cho đúng quy cách một huynh trưởng lãnh đạo, nói cho các em và khuyên nhũ về sự hiếu đạo với hai đấng sanh thành. Để rồi  một lát nữa, khuất sau  bức tường của hậu tổ, một vài huynh trưởng đến bên tôi và cho ghé bờ vai trong  một thoáng  ngậm ngùi  mà ban nảy mình còn tỏ ra cứng cỏi ! Sau này  hoạt động nghệ thuật, tioe61p xúc vô`1i r6át nhiều  thơ văn nhạc họa, tôi đã giúp   các vị lãnh đạo nhận định tác phẩm bằng chính cảm xúc thật của lòng mình, từng bước , kiên nhẩn xây nên nền móng văn hóa văn nghệ Phật giáo  buồi ban đầu. Cứ thế, mỗi mùa Vu Lan, mùa của  gió và bão, luôn có những cơn mưa âm ỉ, đã ngăn cách khá dài những dòng hoài niệm vẫn luôn đang muốn chực chờ tuôn chảy. Thế nhưng cảm xúc thì vẫn không hao mòn, suy siểng theo thời gian.

                       Trong vai trò cố vấn đặc biệt   cho ban tổ chức  chương trình họp mặt và giao lưu Huynh trưởng Thanh Niên Phật giào vừa rồi, tôi  dùng bút đỏ gạch dưới  dòng chữ của tiết mục ngâm thơ  của nghệ sĩ Thanh Hà (từ Hà Nội vào) với bài thơ «  Mưa Mùa Vu Lan « mà  ai cũng  thầm  hiểu  với lý do hạn chế bốt các tiết mục  bên lề. Anh chàng ca sĩ  M.K chạy đến bên tôi  có ý thanh minh nội dung  tiết mục hộ  nghệ sĩ Thanh Hà. Tất cả đều hiểu sai ý tôi, hàng gạch màu đỏ chính là một tiết mục chính và yêu cầu nhạc nhạc phải  ngưng chỉ trừ sáo, đàn bầu và tranh  làm nhạc đệm. Tôi biết bài thơ này hơn hai năm qua trên sóng VOV 2 với giọng ngâm của nghệ sĩ Minh Phúc, tác giả bài thơ là Công Phương Diệp. Nghệ sĩ Thanh Hà có ngỏ lời mời tôi lên nói vài lời cho tiết mục này sau khi nghe  hết cảm nhận  và yêu cầu một sự nghiêm túc trên một sân khấu phần đông là những anh chị trưởng có học thức . Và tôi là người cúi xuống  lén đưa chiếc khăn giấy lau giọt nước mắt đầu tiên, ngay trên sân khấu :

 Mưa trong ngày lễ Vu Lan

Hạt rơi thanh thoát hạt tràn khóe mi

Chuông chiều đổ giọt Từ Bi

 Cài bông hồng trắng tôi đi lễ chùa…

                        Những cơn mưa buồn của  mùa Vu Lan hằng năm tôi vì lẽ dễ cảm ấy mà ít khi lưu lại những  câu thơ hay trong rất ít bài thơ  mình thích. Có chăng là bài thơ được phổ thành nhạc là « Hoài Niệm » thơ của Hồng Khương, nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu phổ nhạc ( Thực hiện  và phát hành năm 1990 trong album « Gió Mùa Thu « do TT Thích Đồng Bổn làm chủ nhiệm và  bài « Vu Lan Tình Mẹ » của nhá thơ Huyền Lan , nhạc sĩ Quý Luân phổ nhạc (Không  hiểu vì sao khi tìm trên các trang nghe nhạc  chỉ thấyđề tên nhạc sỉ mà không thấy có tác giả nhà thơ Huyền Lan ?).

                       Câu thơ đầu và cũng là dòng nhạc đầu của bài « Hoài Niệm » đã ngay tức khắc  làm tôi  giật mình khi nghĩ đến  ý nghĩa Vu Lan – Rằm Tháng Bảy trong  tinh thần dân tộc, trong đạo lý Phật đà qua câu « Con cài áo một bông hồng tươi thắm/ Niềm hân hoan tô đậm nét Đông Phương » Thường khi, chúng ta ít quan tâm đến  giá trị sâu sắc của sự việc và thắc mắc tại sao chỉ mình mới có còn  những nơi khác thì không ? Nên khi  một câu văn, câu thơ của ai đó chạm đến  dù có vẻ như  thô cứng nhưng đó là tất cà tấm lòng của  người viết ra nó vá chấp nhận cái « thô-cứng » ấy trong thơ mình để cho đời còn có một ích lợi lớn hơn mà các nhà sử học, viết sử khó  làm được như thế.


 Gần đây, những tưởng  các cơn mưa mùa Vu Lan dễ dàng cuốn trôi đi  những hoài niệm đó thì bài thơ  « Vu Lan Tình Mẹ «  của nhà thơ Huyền Lan xuất hiện như níu chặt lại niềm tin vào thơ ca của  công chúng  cũng bằng  một bàn chất chung ,bản chất ĐôngPhương !

Từ trong tiếm thức thiêng liêng

Tim con réo gọi ân tinh Tổ Tiên

 Chắp tay lễ Mục Kiến Liên

Tấm gương hiếu tử đậm miền Đông Phương…

Không nói nhiều đến  những phạm trù Tổ duốc, Đất nước hay các công hạnh   hằng dấu chân tích trượng của chư Tổ Sư xưa hằng lưu dấu nơi xứ sở này, nhưng  nhà thơ làm được điều đó bằng những câu thơ mỏng manh và bao hàm bằng tình người ý đạo tuyệt vời. Người con Phật  hôm nay, không ai nhắc ai, khi bước vào chùa, khoát lên mình chiếc áo tràng lam  hiền dịu, là khắc biết  trước hết chúng ta là người Việt Nam, cùng chung  nền văn hóa Phương Đông. Hơn nữa chiếc áo tràng lam còn nhắc nhở chúng ta nhiều điều rằng công ơn chư Tổ ngàn xưa đã nhọc công gầy dựng và  cho vun trồng cội phúc Bồ Đề nơi mãnh đất này. Cho nên chiếc áo tràng không là của nước nào mà phải  xét nét, nhọc lòng kiêng kỵ.

 Thơ và nhạc  nếu chỉ xét về  phương diện giải trí đơn thuần thì nó chẳng  có ý nghĩa gì hết, nhưng thơ và nhạc chính là tác nhân tạo nên cảm xúc, thứ cảm xúc tự giác mà đôi khi nó chỉ dành cho riêng ta một góc trong hoàn cảnh , trong trái tim vẫn còn đang đập nhịp đập của tiến độ luân hồi nhân thế.

 Mưa dầm tháng bảy sụt sùi,

mưa thương nhớ ai mưa bùi ngùi ướtlệ

Tiễn mẹ đi về miền miên viễn

Câu thơ ghi lại tiếng nói của ngày xưa.

Ai đó dưới khán phòng thày lên tờ giấy ghi vội mấy câu thơ này.

                                   Có thể mình sẽ giận hờn mấy cơn mưa , và có thể mình sẽ ghét   mây trời âm u mùa Vu Lan tháng bày. Nhưng ngoài kia người ta đang “cúng cô hồn”, mình chợt nhớ ra  à Vu Lan của mình  mà tình thương tha nhân còn phải nhân rộng ra xa khắp bờ cõi của sự sống- chết ! Nhìn ra  nét chung của nền văn hóa Đông Phương, nhìn ra những bất hạnh còn tràn đầy nhân thế, mình mới nguôi những giọt nước mắt khóc thương chỉ mỗi mẹ mình. Bời vì mình còn là một Phật tử, ngày mai đây bước vào chánh điện mình còn biết  nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền và trong bày đời quá vãng; còn tha nhân vô số lầm than, lắm nỗi tội tình, ai biết , ai hay và sẻ chia cho họ. Thôi thì  mong mưa và thơ  mùa Vua Lan, từ chốn  thẳm thẳm của tiềm thức đại từ, cất lên xoa dịu những  cô quạnh trần  gian.

                                      Đó là tất cả nội dung  tôi nói trước khi nghệ sĩ Thanh Hà cất lên tiếng ngâm trầm ấ qua bài thơ “Mưa Mùa Vu Lan”. Cả hội trường nín im phăng phắt, nghe rõ từng móng sắt của tiếng đàn tranh  nhạc sỉ khảy  đưa câu. Một vài anh huynh trưởng  nói sao  tôi kéo Vu Lan đến sớm vậy làm cả hội trường , phần đông đều  không còn mẹ, phải  ngậm ngùi hoài niệm  xa xăm !  Tôi xin lỗi đà làm các bạn  buồn và không khí  khán phòng chùng lại. Nghệ sĩ Thanh Hà thí lại càm ơn vì đã cho cô  hưởng trọn   mùa Vu Lan ý nghĩa nhất. Ai cũng ngấn lệ và câu “ Mưa Và Thơ trong mùa Vu Lan”  bây giờ mới thật sự ý nghĩa hơn bao giờ !

 

                                                                                               Vu Lan 2018

                                                                                          DƯƠNG KINH THÀNH




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5637)
Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
10/04/2013(Xem: 4632)
Từ cõi vô minh lặn lội sáu lần gá thân vào mẹ giọt máu lớn dần em bé ngo nghoe
10/04/2013(Xem: 4716)
Mỗi năm trong Đạo Phật có một mùa Dù hôm nay hay đã tự ngàn xưa Muôn phương khắp hướng lớn nhỏ cùng về An trụ tại một nơi gọi là An Cư Kiết Hạ
10/04/2013(Xem: 4477)
Ai tu cũng muốn thoát “trần ai” Há dễ trông mong tựa bảo đài Thập nhị nhân duyên thường ám ảnh Tứ đề diệu đế hiểu còn sai
10/04/2013(Xem: 5653)
Thượng Tọa Boddhi Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5027)
Chùa Pháp Bảo mấy hôm nay bổng trở nên nhộn nhịp hơn mọi khi. Những sinh hoạt tu học sáng chiều sáu thời của 10 ngày An Cư đã khiến ngôi già lam này thật ấm cúng. An cư năm nay đông đảo hơn những năm trước. Nhìn danh sách chư Tăng Ni dán trên tường dài thường thược ai cũng vui. Thuần Tánh, một Sa Di còn khá trẻ lần đầu tiên được may mắn thầy cho đi tham dự khóa an cư này.
10/04/2013(Xem: 4436)
Dấn bước vào đời như đi trong biển mộng, xô đẩy, dằn co, nắm níu và để rồi không có gì tồn tại vĩnh viễn. Thành trụ hoại không… như lớp sóng vô thường, nhưng chư Phật vì lòng thương, nguyện lớn vẫn đi trong huyễn mộng để đưa bàn tay nâng đở sinh linh, như tấm lòng của bà mẹ ôm con vào lòng.
10/04/2013(Xem: 4507)
Gọi Hoa Từ, không gọi đủ Hoa Từ Bi, là hàm nghĩa khiêm nhu, khiêm hạ .Chư Phật, chư đại bồ tát, bản nguyện diệu lực đại tự tại của các Ngài gồm thâu trọn đủ cả bi lẫn từ. Chúng con thực tập hành trì sớm nay, một chút từ - hiểu rằng trong từ có chút bi. Ngày mai chúng con thể hiện một chút bi – và tự hiểu trong bi có chút từ. Nghiệm ra, chính tính cách khiêm nhu giúp Hoa Từ bớt tự kiêu tự mãn, thấy cái ngã phàm phu của mình nhỏ đi chút xíu…thế nên chúng con chỉ dám nói Hoa Từ:
10/04/2013(Xem: 4626)
Hiếu đi học về, mồ hôi nhễ nhãi vì nắng. Nó nhảy phóc ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường và chạy nhanh về nhà. Nó biết rằng ngày hôm nay mẹ của nó nghỉ làm, và đang mong đợi nó đi học về. Bà Linda Smith, mẹ nuôi của nó, dáng người mảnh khảnh, rất đẹp, đang ngồi trong phòng ăn tính toán sổ sách. Thấy Hiếu về bà mừng rỡ gấp cuốn sổ, chạy lại ôm Hiếu vào lòng.
10/04/2013(Xem: 5139)
Bỗng dưng ! tôi chợt muốn viết về Mẹ. Vu vơ ? Ừ thì vu vơ, chứ biết viết gì, nói gì ? Nếu có gì để viết, để nói, thì thiên hạ đã nói giùm tôi hết rồi. Còn tôi, mỗi chữ "con thương Mẹ" tôi cũng chưa một lần nói ra được, nữa là ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]