Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ước Mơ Xa...

22/08/201807:03(Xem: 3721)
Ước Mơ Xa...

ƯỚC MƠ XA…

Hạnh Thủy

 

Giật mình trước vạt nắng vội đến vội đi của những ngày cuối hạ, con mới nhớ da diết những ngày nắng với bao nhọc nhằn trên vầng trán mạ, rứa mà con thương cái nắng đó biết mấy, bởi đó là khoảng thời gian con tung tăng bên mạ. Tuổi thơ con là những tháng ngày cùng cực bên quang gánh của mạ, và những buổi chiều tà đi gom nhặt từng mảnh vỡ tình thương của ba...

Nhà mình nghèo lắm, nghèo đến nỗi có bữa đói bữa no, có những hôm phải đi mượn gạo, trưa mượn Dì Tâm hai lon, tối mượn Dì Bé hai lon... Cho nên con hiển nhiên không có quyền đòi hỏi bất cứ thứ chi cả, không phải riêng con mà cả mấy chị em như nhau thôi, tụi con chỉ có quyền ngồi mơ ước những giấc mơ thật xa, những hoài vọng thật đẹp. Nói thì xa chơ có chi mô xa, chỉ là chờ tết đến để có tiền lì xì rồi mua bịch Oishi ăn ngon thiệt ngon, ước chi đi học có dép mới, có 200đ mua cà rem, hồi nớ nghèo chi mờ nghèo lạ mạ hỉ...

Con nhớ rõ..rõ như cuốn phim được quay lại rứa, năm con lên lớp 4, cũng là năm nhà mình "đói mòn đói mỏi", mạ lại có lúc phải cấp cứu nửa đêm, con chưa đủ nhận thức để hiểu chuyện gì xảy ra trong gia đình, chỉ ngồi thỏm lỏm trong góc dòm mọi người nhốn nháo dưới ánh đèn leo lét không đủ sáng. Rồi những ngày kế tiếp con phải tự đi nhổ rau cải, phải tự ra chợ bán thay mạ. Với con, ước mơ duy nhất khi đó là trông mong mạ về...

Dép con đứt toe rồi mà không có tiền mua, bán cả buổi chợ được 12 000đ, tiền ăn còn không đủ, rồi cũng đợi tết đến, mạ mua cho con đôi dép nhựa màu vàng, đôi dép mà ngày ngày con mong đợi không phải là "hắn", hắn là dép con trai mà, xấu nữa, con không mang. Mạ không nói năng chi cả, tối lại mạ dặn con đủ thứ: "Lỡ sang năm không có mạ, con nhớ kiệm tiền, dép xấu xấu cũng được con, để tiền còn mua gạo, đóng tiền học...". Rồi mạ phải lên bệnh viện, con tiếp tục những tháng ngày lê bước ngoài vườn nhặt bóng hoàng hôn, nhặt những bông cải loe quoe thiếu bàn tay mạ... Tự nhiên con thương đôi dép vàng chi lạ.

doi dep


Con sợ, sợ không thấy mạ trở về, sợ những ngày đi học về không có mạ trong nhà, sợ thằng út cứ mếu máo đòi mạ mỗi lúc ngủ dậy; với con, chừ chỉ cần thấy mạ, tối mô con cũng khóc "mạ ơi, dép chi cũng được, chỉ cần mạ về thôi ...", con sợ những lúc ba lên cơn lại đánh đập mạ...bao nhiêu vết bầm trên cơ thể mạ là bấy nhiêu vết xước trong tim con mà ba vô tình cất lại trong cái hộp tuổi thơ non nớt. Con ước, ước chi gia đình mình có một ngày gọi là hạnh phúc. Một cái ước mơ dường như vô vọng.

Ngày qua ngày cứ rứa mà trôi đi, con lớn lên, rồi xa mạ, quà mạ gửi cho con luôn là đôi dép vàng, mạ nói dép đó chỉ ở Đăk Lăk mới có... Con mang đi khắp nơi, con cảm thấy hắn đẹp, đẹp thiệt... Ngày thi tuyển sinh vào học viện Huế, con tự hào mang hắn vào trường Hai Bà Trưng, ai cũng dòm chân con, vì hắn quá nổi - vàng chóe. Kệ. Con thấy hắn là đẹp nhất. . . Đến trường học, ai cũng dòm...dòm... Người mô mạnh miệng thì chọc "dép WC". Ơ lạ, cái xứ chi lạ, con mang hăn mấy năm trong tê có ai nói chi mô. Kệ. Con mơ ước hăn đưa con đi, đi qua những chặn đường trên đất Huế bình yên...

Con gửi hắn lại nơi đây mạ nờ, nơi quê mạ... Nơi tình thương được vun đắp đong đầy cho bước chân con đi.

Chiều nay, sinh nhật mạ, nắng tháng bảy không gắt cũng chẳng ươm được chút màu mật, cái nắng mà con đã từng bỏ quên trên mảnh đất Cao Nguyên... con ước được ngồi với mạ giờ này, một bữa thôi...chắc cũng khó... Con chúc mừng sinh nhật biết bao nhiêu người, cũng từng thổi bao nhiêu cây nến, để rồi sinh nhật mạ chiều nay, con bâng quơ thổi tắt những sợi nắng cuối ngày...bởi con biết nơi đó, mạ cũng chẳng biết sinh nhật là chi cả. Gửi những yêu thương vào giấc mơ xa ...xa... bay về nơi có mạ...

Tiếng chuông chùa vang vọng chiều nay như nhắc con hoàn thành sứ mệnh khi con đang mang dòng máu của mạ, con sẽ bồi đắp những tinh hoa mà mạ đã từng có, để tình thương được trang trải trong cuộc sống bao la như tình mạ, con sẽ làm được vì trong con có mạ.

Tiếng chuông vẫn đều nhịp ngân vang, vang xa... Con thấy mạ cười...

01.07.2017

Như Yên - Nước

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2016(Xem: 5736)
Mỗi độ trung nguyên Mùa Vu Lan Thắng Hội hằng năm, đã trở thành Mùa Lễ Hội truyền thống không riêng Phật Giáo mà phổ cập rộng khắp dân tộc, quốc gia, liên quốc và thế giới, kể từ thời Đức Phật còn tại thế, xuyên qua 26 thế kỷ cho đến hôm nay. Người người con Phật hay không là con Phật, mỗi độ Vu Lan, không ai bảo ai, không ai nhắc ai, mà mọi người ai cũng chân thành khẩn thiết thành tâm hướng về mùa lễ hội thiêng liêng báo hiếu đền ơn tế độ.
30/07/2016(Xem: 12209)
Chiều nay tụng kinh Vu Lan - Lời kinh gió nhẹ lá vàng trước hiên- Mùa thu cũng đến rừng thiền- Mặc nhiên lá rụng về miền đất xưa.
30/07/2016(Xem: 10581)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
27/07/2016(Xem: 5617)
Từ nơi ấy chúng ta sinh ra. Từ nơi ấy, cha mẹ, ông bà chúng ta sinh ra. Nơi ấy, được gọi là quê cha (fatherland), là đất mẹ (motherland), là đất tổ, là tổ quốc, là quê hương (native land). Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.
26/07/2016(Xem: 13257)
Mùa Hiếu Vu Lan lại về - Hân hoan chào đón tràn trề yêu thương- Ân Cha Mẹ quả vô lường- Công lao trời biển tỏ tường lòng con
26/07/2016(Xem: 13888)
Vu Lan nhớ mẹ bao giờ - Dù bao cách biệt hai bờ đại dương- Mẹ là bài hát quê hương- Là đôi vai nhỏ chín thương sớm chiều-
22/07/2016(Xem: 8124)
Lễ Vu Lan khởi nguyên từ hạnh hiếu của Bồ Tát Mục Kiền Liên, đã trở thành mùa lễ đẹp nhất của nghĩa sống tình người với giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ Vu Lan không những chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo đã vượt ra ngoài một lễ hội tôn giáo, trở thành một nền tảng đạo đức cao đẹp của xã hội. Đây là mùa Báo Hiếu, lễ hội của tình thương, của biết ơn, của báo ơn và đặc biệt là đối với cha mẹ, người luôn đi bên cạnh cuộc đời với trái tim thổn thức yêu thương.
19/07/2016(Xem: 5292)
“ Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua một khu vườn, trong vườn có người Bà La Môn làm vườn, tuy nghèo khó và tuổi đã cao, nhưng phải đổi lấy sức già để được có chút vật thực nuôi thân qua ngày, ông thấy Tôn giả ôm bát đi ngoài ranh vườn, liền đến thăm hỏi thân thiện, sau đó để vào bát một muỗng thực phẫm mà ông có được phần thọ dụng trong ngày, Tôn giả chứng minh và chú nguyện phước lành cho ông. Và rồi cũng từ đó thời gian đã biền biệt giữa Tôn giả và ông lão Bà la môn làm vườn.
21/04/2016(Xem: 18363)
Tôi đã đọc trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằng nhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh.
01/01/2016(Xem: 7334)
Video clip: Vu Lan Tứ Trọng Ân, Sept 26, 2010 Tu Viện Trúc Lâm Bài Giảng Vu Lan Và Tứ Trọng Ân Hòa Thượng Thích Thiện Tâm Giảng Tại Chùa Nhứt Đồng Kelowna B.C Canada
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]