Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Khiêm Cung

15/08/201820:27(Xem: 3831)
Đức Khiêm Cung

chavacon_2
ĐỨC KHIÊM CUNG

 

謙恭
Khiêm cung: Nhún mình trước người khác, và tỏ ra kính trọng người khác, đó là đức độ của bậc quân tử.

 

Trong một bài thơ dâng hương linh Papa, tôi có câu lục bát:


"Vầng dương vang bóng một thời
Cuối đời vẫn cứ không lời khoe khoang"


Vì Papa của tôi vốn là người mang đức tính cao quý đó đến cuối đời.

Chỉ những người thân thiết, thi văn bằng hữu cùng thời với Papa mới biết và hiểu rõ điều này. Ngay con cái trong nhà, từ nhỏ đến lớn, tôi chưa hề được nghe Papa kể cho nghe về những mối quan hệ mật thiết của Người và các văn nhân thi sĩ nổi tiếng thời tiền chiến.


Đọc trong cuốn "Bóng ngày qua" của Cụ Quách Tấn, thấy đoạn nhắc đến Papa, mới biết ra Người là một trong những bạn thân, và là người bạn thường xuyên có mặt bên giường bệnh của thi sĩ Hàn Mặc Tử vào tháng ngày cuối đời của Hàn.


Tình cờ đọc bài viết "Cảm nhận thơ Tâm Hướng - Lê Đình Ngân", cũng có thể biết được mối quan hệ bằng hữu chi giao của Papa và các văn thi sĩ tiền chiến:


..." Quách Tấn, Yến Lan tiêu biểu cho nhóm thơ Bình Định và Trường thơ Loạn sau này (bớt Quách Tấn nhưng có thêm Bích Khê, Hoàng Diệp, Quỳnh Dao, Xuân Khai). Theo Quách Tấn, lúc thi sĩ họ Hàn bệnh nặng đã có những người bạn thơ ở gần thường lui tới thăm Tử như Lê Đình Ngân, Hoàng Tùng Ngâm, Bửu Đáo, Trần Kiên Mỹ (Đôi nét về Hàn Mặc Tử). Cũng như Hàn Mặc Tử và các thi hữu trong Thái Dương văn đoàn, Lê Đình Ngân đi từ thơ Đường đến thơ Mới, từ chủ nghĩa cổ điển sang chủ nghĩa lãng mạn…"


http://huongquenha-2013.blogspot.com/…/cam-nhan-tho-tam-huo…


Còn trong tập hồi ký của Papa, có đoạn:


"... Say Thơ (bài này HMT đã có nhã ý đề tặng Bửu Đáo Ái Mỹ- bản thảo viết bằng bút chì đen trên giấy trắng mỏng mà người viết bài này đã tặng cho HMT dùng tại Quy Nhơn)".


Bao năm qua, tôi cứ bị thi phẩm "Say Thơ" này ám ảnh, tìm kiếm lục lọi một cách vô vọng trong những xấp di cảo, bản thảo, thư từ xa xưa của Papa còn để lại. Thử tìm trong tuyển tập HMT chỉ thấy "Say nắng" và "Say trăng"... "Say thơ" hiện đang nằm ở đâu, hay đã tan biến theo cùng cát bụi?


Tôi hỏi dò nơi Mẹ, thì được biết đã có rất nhiều trận lụt ở Huế, thêm nhiều lần tản cư "chạy giặc" vào Quy Nhơn, Nha Trang... nên sách vở thư từ của Ba Me tôi bị bỏ lại, hư hỏng, thất lạc... và có thể bài thơ "Say thơ" thủ bút của HMT nằm trong số đó.


Hồi ký của Papa còn có đoạn:

"... Ngừng lại ở đây, tai tôi như còn văng vẳng nghe và trí óc còn mường tượng hình dung bóng dáng HMT, một buổi chiều bóng xế, tại căn nhà quạnh vắng đường Khải Định, Quy Nhơn của ngày xưa, thi sĩ ngồi dựa lưng trong chiếc ghế bành mây, ngửa mặt lên trần nhà, mắt chìm vào cõi hư không, đã ngâm cho Trần Thanh Địch và tôi nghe mấy vần thơ chàng mới sáng tác và lấy làm đắc ý: 


Ca cầm ca tơ đào vọng dang ra...


Giọng ngâm não nùng thê thiết, ấm, trầm, âm hưởng ngân dài, thấm vào đáy sâu cõi lòng thính giả, khiến ai đã nghe HMT ngâm thơ một lần đều không thể nào quên được."


Ui chao ơi... phải chi hồi đó có chiếc Smartphone như bây giờ để ghi âm, chụp hình nhỉ? Bác Trần Thanh Địch cũng đã đi xa khuất bóng luôn rồi... Những nhân chứng của một thời đã lẫn lượt ra đi...


Papa nào có khoe khoang chi những chuyện đó cho thiên hạ. Người chỉ viết ít dòng trong tập hồi ký mỏng để lại cho con cái trong nhà đọc cho biết vậy thôi.


Đức khiêm cung cao quý. Vậy mà con chừng này tuổi đầu đã nhuốm bạc, vẫn không học và noi gương của Người được, thật đáng hổ thẹn làm sao!

 

Vĩnh Hữu 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2010(Xem: 7305)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 8920)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 8470)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]