Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Vu Lan Bông Hồng Cài Áo...

16/05/201808:41(Xem: 5660)
Mùa Vu Lan Bông Hồng Cài Áo...

MÙA VU LAN BÔNG HỒNG CÀI ÁO

Nên chăng thay đổi tùy… duyên

 

 

 

 

Từ thời Trung Hoa xưa cũ, thơ ca đã được hội ý là tiếng nói từ chốn chùa chiền (Thi = Ngôn + Tự). Cho nên kinh là những bài thơ đầy cảm xúc, hình tượng và triết lý để ngâm nga, xướng tụng hơn là những bản văn nghiêm mật thuần đức tin và đạo lý.

Những thiền sư danh tiếng của Phật giáo thường là những thi nhân từ bản chất. Thơ Thiền như Dạ Lý hương tỏa mùi thơm nhẹ lướt trong không gian. Không tìm cũng thoảng tới. Cố tới thì không biết nơi đâu!

Kinh tạng Phật giáo là nguồn suối tư tưởng thâm diệu và trí tuệ cao vời để quán niệm, luận giải và phụng hành.  Nhưng nghệ thuật Phật giáo là biểu tượng vẻ đẹp thanh khiết, trầm tư và rỗng lặng. Những tượng đài Phật giáo còn lưu lại nghìn năm thường có dáng vẻ sương khói như tranh thủy mạc và những câu kệ, vần thơ của các thiền sư đạt đạo thường chỉ có một vài hay dăm ba câu điểm xuyết nhưng nói lên được cả vũ trụ - nhân sinh quan bao la.

Hai nghìn năm sau, quan niệm cốt tủy của nghệ thuật Phật giáo còn được thiền sư Nhật, Kamura Daishi.  nhắc lại: “ Nhiều gia tài trân quý của đạo Phật đã bị chôn vùi vì người đời sau đã nhầm lẫn xây dựng tượng đồng nhân gian trên nền mây ngũ sắc. Nghệ thuật Phât giáo không có chỗ đứng cho tinh thần thực dụng, hữu vi, đại trà thô thiển.”

Nhân mùa Vu Lan năm nay, từ mồng một cho đến Rằm tháng Bảy âm lịch, các chùa đều nô nức tổ chức Lễ Vu Lan Bông Hồng Cài Áo.

Bông Hồng Cài Áo và Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) là một tục lệ đẹp – mỹ tục –  đã có tại Mỹ và Nhật từ những năm đầu của 1900. Nhưng tại Việt Nam chỉ mới được phổ biến trong sinh hoạt lễ hội Vu Lan của Phật giáo từ khi tập bút ký của Thiền sư Thích Nhật Hạnh viết về Mẹ năm 1962 tại Sài Gòn. Thầy đã kể về một tập tục đã gặp tại Nhật Bản:

“Tây phương không có ngày Vu-lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng...”

 

vu lan (1)

 

Tập tùy bút Thầy đã viết một cách nhẹ nhàng, đơn sơ về lòng Mẹ, tình Mẹ nhưng đã làm rung lên niềm cảm xúc sâu lắng muôn đời quá gần gũi và yêu thương qua hình ảnh ca dao:

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một như đường mía lau.

Thầy viết:

"Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên... Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ...Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ."

Và cuối cùng tuỳ bút, Thầy nói lên cảm nghĩ tha thiết của mình về Mẹ như một lời dặn dò:

"Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.!"

Từ đó đến nay đã 55 năm. Trong Lễ Vu Lan truyền thống Phật giáo vào ngày Rằm Tháng Bảy âm lịch hàng năm và cũng là ngày quý tu sĩ Phật giáo hoàn mãn ba tháng An Cư Kiết Hạ có thêm nghi thức Bông Hồng Cài Áo; nhẹ nhàng mà trang trọng, đơn sơ mà cảm động vô ngần. Truyền thống Vu Lan là mùa báo hiếu cha mẹ đời nầy và đời trước; trong đó, gương đức Mục Kiền Liên vận dụng hồng ân chư Phật và hùng lực của chư tăng để cứu Mẹ hiền đang còn bị đọa đày trong địa ngục đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của lòng hiếu thảo. Từ khi có “Bông Hồng Cài Áo” của Thầy Nhất Hạnh ra đời, lễ Vu Lan truyền thống tại tất cả các chùa viện Phật giáo Việt Nam đều có thêm tục lệ lễ cài bông hồng: Màu đỏ cho những ai còn Mẹ và màu trắng cho những ai không còn Mẹ.

Đã hơn 65 năm kể từ ngày lon ton theo Mẹ đến chùa, mỗi năm tôi đã thường thức không khí lễ hội thiêng liêng của hai ngày lễ lớn: Phật Đản và Vu Lan bằng nỗi cảm xúc chân quê “Phật Đản thương Phật kính Thầy, Vu Lan thương Mẹ nhớ Cha!” Trong hơn 50 năm lịch sử của Bông Hồng Cài Áo, tôi đã có được một nửa cài hoa hồng và một nửa cài hoa trắng. Dù còn ở làng, qua Huế, trong nước hay quê người, niềm cảm xúc miên man với nỗi mừng, nỗi lo khi được cài hoa hồng và nỗi lòng nhớ Mẹ, tủi thân khi cài hoa trắng là những “dấu ấn Vu Lan” còn lưu mãi trong tâm hồn và ký ức của tôi.

Tôi tin và chia sẻ rằng, trong tâm khảm của mọi người, không ai đi quá tầm để nghĩ tới những điều xa xôi với tiền kiếp, hậu lai của “ông bà cha mẹ bảy kiếp chúng con” khi tự cài hay được cài đóa hoa hồng trên ngực áo mà chỉ nghĩ về mẹ mình trong những phút giây thiêng liêng ấy. Tất cả chỉ dồn tụ vào một cảm xúc tròn vẹn đầy cảm tính mà cũng là lý tính như hơi thở là còn Mẹ hay mất Mẹ khi nhìn đóa hoa và liên tưởng tới mẹ mình.

Qua Mỹ được 2 năm. Năm 1984 đi chùa Kim Quang ở Sacramento trong dịp lễ Vu Lan, tôi thấy bên cạnh hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng còn xuất hiện hoa hồng vàng. Hỏi ra mới biết thầy trụ trì Thích Thiện Trì còn đặt thêm hoa hồng vàng cho cha. Và những năm về sau đó càng có nhiều đơn vị chùa chiền bày thêm hoa hồng vàng cho quý Thầy, Cô – tăng, ni – cài lên áo trong dịp Lễ Vu Lan với sự lý giải rằng, người đã xuất gia là con của Phật nên chỉ đeo hoa hồng vàng như một biểu tượng tưởng nhớ thân sinh phụ mẫu nhiều đời nhiếu kiếp trong ngày Vu Lan Báo Hiếu chứ không có khái niệm mất còn, sống chết theo kiểu đời thường.

 

 vu lan (2)

 

Phật pháp bất ly thế gian pháp. Sinh hoạt đạo Phật không tách rời cuộc sống thế gian. Cái đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thế gian dẫu cho đi vào cửa Thiền thì cũng giữ nguyên màu tinh hoa của nghệ thuật. Nghệ thuật khác với kỹ thuật vì không bị cột trói vào tính thực dụng hay tiện dụng của bất cứ khuynh hướng nào. Những giọt nước mắt buồn tủi của thế nhân vì thương cha, khóc mẹ chẳng khác gì những giọt nước mắt thốn tâm của hàng Thánh Tăng khi đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt.

Sự tương quan giữa Tâm và Phật đã được Tuệ Trung Thượng Sỹ diễn giải trong Khúc Ca Phật Tâm:

 

Phật! Phật! Phật! không thể thấy! 
Tâm! Tâm! Tâm! không thể nói! 
Khi tâm sanh tức là Phật sanh, 
Bằng Phật diệt là lúc tâm diệt. 
Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu… 

(Dịch thơ: Thiền sư Thích Thanh Từ)

 

Bởi vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc một thiểu số quý Tăng Ni đeo bông hồng vàng chung chung để bày tỏ lòng tưởng nhớ cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp  mà không quan tâm đến sự sống thác, còn mất của cha mẹ hiện tiền trong lễ Bông Hồng Cài Áo ngày rằm tháng bảy là… “vô tâm” (?!) hay hơn thế nữa là một sự tách biệt chấp tướng vụ hình thức đi lạc với tinh thần “bông hồng cài áo” mang tính nghệ thuật siêu thoát tuyệt vời mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết ra trong tập sách Bông Hồng Cài Áo.



vu lan (3)


Nên chăng hàng Phật tử xuất gia như quý Thầy và Sư Cô cần thiết phải tách rời hay khởi phát một cách biểu hiện đặc biệt có vẻ như đi ngược lại với luôn cả 3 khái niệm tiêu chuẩn ban đầu được ghi đậm nét trong tập sách:

1-                          Bông Hồng Cài Áo là một biểu tượng nghệ thuật nhân sinh: Đó không phải là những nguyên tắc đạo lý như Tam Cương Ngũ Thường của Nho Giáo; cũng chẳng phải là biểu tượng tứ trọng ân (Bốn ơn lớn: Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn quốc gia xã hội, ơn chúng sinh) và cũng không bị ràng buộc gì theo giới luật. Biến biểu tượng nghệ thuật thành hình ảnh và phương tiện thực dụng đời thường là đã vô hình chung phá bỏ hay phủ nhận nét tinh hoa nguyên thủy của nó.

2-                          Bông Hồng Cài Áo là một hạnh phúc của nếp sống tinh thần và tâm linh: Nhìn đóa hồng đỏ để sung sướng và có được niềm hạnh phúc khi biết mình còn mẹ. Nhìn đóa hồng trắng để xót xa khi biết mình mất mẹ nhưng sẽ có được niềm hạnh phúc khi có được cơ hội thiêng liêng đứng trước Phật đài với hồng ân Tam Bảo và năng lượng lành của đại chúng để thành tâm cầu nguyện cho hương linh mẹ hiền đã quá vãng được thoát những cảnh khổ sở của “tam đồ, ác đạo”.

3-                          Bông Hồng Cài Áo là một nét đẹp tuyệt vời trong nghệ thuật và văn hóa Phật giáo: Thế giới Phật giáo là một thế giới đầy biểu tượng. Tâm ảnh mà không ảo ảnh, tư tưởng mà không ảo tưởng, thực tế mà không duy thực dụng… nên một sự thay đổi từ thẩm mỹ sang tiện dụng; từ tâm sự sang lý sự sẽ làm mất đi tác dụng nghệ thuật của suối nguồn Phật giáo.

Ngày Của Mẹ có lịch sử cả trăm năm. Vu Lan Báo Hiếu, cúng thị thực cô hồn, có lịch sử mấy ngàn năm. Dù được thể hiện bằng những hình thức và thời điểm khác nhau nhưng bản chất hiếu hạnh vẫn là một. Nhưng “một” đó lại biến hoá thành vô lượng vì thế giới có hơn 7 tỷ người nhưng không có ai hoàn toàn giống ai về căn cơ tự tánh. Biểu tượng còn lại cho sự thể hiện lòng hiếu hạnh là nét đẹp của tâm hồn và sự thanh thoát về thể chất. Khi cả thân và tâm đều an lạc không vướng vít về chấp trước, chấp sau gì cả thì Mẹ Hiền và Con Hiếu hiện tại hay nhiều kiếp vẫn còn duyên tương ngộ, trùng phùng trong kiếp được làm người này.

 

Sacramento, mùa Sen Nở 2562 (2018)

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2016(Xem: 8670)
Lễ Vu Lan 2016 tại Chùa Huệ Quang, Victoria, Úc Châu
28/08/2016(Xem: 9916)
Lễ Vu Lan 2016 tại Chùa Giác Hoàng, Victoria, Úc Châu
27/08/2016(Xem: 10898)
Một thương đồng vọng chuông chùa Hai thương tiếng trống chuyển mùa Vu Lan Ba thương trang trọng lễ đàn Bốn thương bửu điện Phật vàng uy nghi Năm thương rực rỡ màu y Sáu thương ánh mắt Tăng Ni dịu hiền Bảy thương thanh đạm mùi Thiền Tám thương lời giảng thâm uyên lý mầu Chín thương thành kính nguyện cầu Mười thương chữ Hiếu đứng đầu hạnh tu.
25/08/2016(Xem: 8963)
Nhân Mùa Vu Lan Báo hiếu trong tháng bảy Âm Lịch 2016, được sự chấp thuận của Nghĩa Trang Oak Hill San Jose, Thầy Thích Thiện Long Trụ Trì Chùa Thiên Trúc tổ chức Đại Trai Đàn Cầu Siêu, Giải oan Bạt độ, Chẩn tế Âm linh, Cô hồn và Lễ Vu Lan trong 2 ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật 20, 21 tháng 8 năm 2016 (nhằm ngày 18,19 tháng bảy Âm lịch) tại Sunshine Chapel, Nghĩa Trang Oak Hill San Jose. Mục đích Đại Trai Đàn Chẩn Tế nhằm Cầu siêu cho những hương hồn còn vất vưởng chưa được siêu thoát tại Nghĩa trang nầy nói riêng và hết thảy các Âm linh, Cô hồn trên khắp thế gian nói chung sẽ bớt được phần nào khổ đau, có thể siêu thoát và người sống cũng được hưởng lợi lạc từ Trai đàn này.
23/08/2016(Xem: 10453)
Vào sáng ngày 21 tháng 8 năm 2016, tại thành phố Hayward, tiểu bang California, chùa Phổ Từ đã cử hành trọng thể Đại lễ Vu Lan năm 2016 với sự tham dự đông đảo của chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ. Chương trình buổi lễ bắt đầu vào lúc 10g, được tiến hành như sau: Lễ thỉnh chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm chánh điện. Lễ Phật. Tụng kinh Vu Lan, cầu nguyện chư hương linh siêu sanh Tịnh độ. Lời cảm niệm về công ơn cha mẹ (Phật tử Trâm Anh) Đồng ca : “Vu Lan về” (GĐPT Chánh Tâm) Pháp thoại: “Công ơn phụ mẫu: chén cơm nào dâng cúng cho cha; niềm vui nào gửi về cho mẹ.” (Thượng tọa Thích Từ Lực) Báo cáo sinh hoạt tại chùa Phổ Từ và Trung tâm tu học Phổ Trí Cúng thí thực cô hồn Cơm trưa thân mật Lễ quy y
22/08/2016(Xem: 11252)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn - Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa- Vì cha mẹ bị mù lòa- Một mình chim phải bay ra khu rừng
22/08/2016(Xem: 9627)
Vào chiều ngày 20 tháng 8 năm 2016, Đạo tràng Ấn Tôn thiền đường tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2016, Phật lịch 2560. Tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Đức Niệm, viện chủ chùa Ưu Đàm (TP. Marina); Thượng tọa Thích Minh Thiện, trụ trì chùa Tuệ Viên (TP. San Jose); Tỳ kheo Thích Pháp Hạnh, trụ trì Ấn Tôn thiền đường; chư vị Tỳ kheo Thích Ngộ Thông, Thích Quảng Ân, Thích Pháp Mộc, Thích Pháp Thọ, Thích Phổ Hóa …cùng đông đảo thiện nam, tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở tiểu bang California.
22/08/2016(Xem: 10674)
Chùa Tâm Từ được Tỳ kheo Thích Pháp Chơn thành lập vào năm 2010 trên mảnh đất rộng hơn 10 mẫu ở thành phố Morgan Hill, phía Nam thành phố San Jose, tiểu bang California. Chùa Tâm Từ là tên gọi tắt của Vườn Di sản Phật giáo và Trung tâm Thiền quán Metta Tâm Từ. Nhằm giới thiệu hình ảnh và giáo lý của Đức Phật đến với thế hệ trẻ lớn lên tại Hoa Kỳ và góp phần vào việc truyền bá chánh pháp đến những người phương Tây muốn tìm hiểu về Phật giáo và dân tộc Việt Nam, Tỳ kheo Thích Pháp Chơn cùng chư Phật tử đạo tâm chùa Liễu Quán (San Jose) đã thực hiện một vườn cảnh đặc biệt, đó là những cây kiểng quý hiếm, những bông hoa đẹp tươi sắp đặt hài hòa trong không gian an tịnh, thông thoáng với tượng chư Phật, chư Bồ tát và các tấm bia bằng đá cẩm thạch được chạm khắc hình ảnh, hoa văn, chữ nghĩa thật tinh xảo, sống động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]