Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thơ về Cơm Chùa

05/09/201719:45(Xem: 6182)
Bài thơ về Cơm Chùa



mam com chay Hue
BÀI THƠ VỀ CƠM CHÙA

 

      Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà… Không khí trong lành, đường liên thôn im ắng giữa hai lũy tre xanh, khiến cho tôi có cảm giác thật dễ chịu, nên cho xe chạy tốc độ thật chậm để tận hưởng những giây phút êm đềm và an lạc.

      Thật an lạc. Bữa cơm trưa mà tôi được thọ hưởng tại một ngôi chùa lặng thầm ở ngoại thành, vừa cho tôi một cảm xúc vô cùng huyền diệu, đến độ đã rời khỏi chùa một quãng xa rồi mà trong lòng vẫn còn râm ran niềm vui sướng, thích thú. Và, tôi đã bật miệng thốt lên từng câu chữ, từng ý tứ quyện đầy cảm xúc huyền diệu đó thành bài thơ lục bát.

           Đâu phải là lần đầu tiên tôi được ăn com chùa.

       Cơm chùa thì chắc tôi đã được thọ hưởng cả nghìn lần trong nửa đời người rồi.

       Cơm chùa thì chắc là cơm chay, ăn chay, còn gọi là ăn lạc rồi, chứ không lẽ là ăn mặn với mắm thịt cá tôm?

       Nhưng bữa cơm chùa lần này khác hẳn, rất đặc biệt nhưng lại rất tự nhiên, là bữa cơm tại một ngôi chùa lạ lẫm, lần đầu tiên tôi đặt chân vào một cách ngẫu nhiên, trong  chuyến rong ruổi viết bài về những tự viện miền quê xa xôi, ít người biết đến.

        Nhân duyên đưa đẩy. Thiện duyên sắp đặt. Tôi lạc bước vào chùa khi đã sắp đến giờ Ngọ, đường xa nắng rát khiến cổ đã khô khát, bụng cũng đang cồn cào nủng nịu đòi ăn. Một ngày bình thường, không có lễ lạc, không có lễ vía, nên từ trước ra sau, từ trái sang phải của chùa vô cùng im ắng, thanh tịnh. Thích thật. Tôi nhớ hoài cảm giác bình yên đó. Một cảnh giới hoàn toàn trái ngược với nội thành xô bồ hào nhoáng mà tôi đã bỏ lại sau lưng khi sáng sớm lên đường tác nghiệp. Tôi được hầu chuyện thầy trú trì, và vì đã trưa, đến giờ tịnh trai, nên thầy gác chuyện cung cấp tư liệu về chùa sau bữa cơm trưa. Vậy là, tôi được thầy “đãi” một bữa cơm chay thanh tịnh thường ngày của chốn thiền môn.

         Quá ngon! Ngon có lẽ vì khung cảnh, vì không khí, vì hương vị của nhà chùa, vì sự đối đãi thân thiện cởi mở của thầy trú trì, và cũng vì tôi đang đói bụng. những cái “vì” đó hợp lại, đã cho tôi một bữa cơm chay ngon tuyệt trần, rồi sau đó là cho ra đời một thi phẩm:

 


mam com chay Hue


Cơm chùa


Ta về thọ hưởng 
cơm chùa
A ha... ngon quá, bụng vừa hoan ca
Bồi hồi vị đắng khổ qua
Bát canh tưới đẫm gẫm ra ngọt bùi
Bao năm bưng chén cơm Đời
Loay hoay thắng bại tơi bời mưu sinh
Ngon chi đâu khẩu vị mình
No chi đâu cái bụng cành hả hê?
Cơm chùa một bữa no nê
Hốt nhiên quên cả đường về nhân gian
Hạt cơm thanh tịnh: Hạt Vàng
Pháp hây hây thổi, nhẹ nhàng tâm tư
Rau vườn hòa hợp đậu tương
Mang về phố thị vị hương cõi Thiền
Cơm ngon khoảnh khắc hiện tiền
Gọi kêu Phật Tánh thức liền giấc Mê
Nam mô... lạy tạ trở về
Ngày mai có đứa bỏ bê cơm Đời!


          Bài thơ được hoàn thành sau khi tôi vừa về đến nhà, mở máy tính lên, ngồi gõ lại từng câu chữ mà suốt đoạn đường về tôi ghim giữ trong tâm trí. Sau đó, tôi gửi đến tòa soạn Tuần Báo Giác Ngộ qua email, rồi chỉ một tuần lễ sau nó được xuất hiện trên mặt báo giấy.

         Thật kỳ diêụ! Không phải là một tuyệt tác thi ca, nhưng bài thơ dường như đã đi vào lòng người một cách nhanh nhất, “điểm trúng huyệt” của nhiều người đang ăn chay, thích ăn chay, và đã nói giùm họ nỗi niềm, cảm xúc mà họ chưa bày tỏ được,,, Rồi, bài thơ đã được các trang mạng (website) của Phật giáo trong và ngoài nước tuần tự giới thiệu lại:


Trang Nhà Tu Viện Quảng Đức ở Úc Đại Lợi:
http://quangduc.com/p158a409/59/com-chua
Trang Thơ Phật Học của Chùa Lương Điền:
http://chualuongdien.forumvi.com/t106-topic
Trang blog của Phật tử:
http://hongduyen95.blogtiengviet.net/2012/02/29/caim_chasa
Trang Chùa Online Tu Viện.com:
http://www.tuvien.com/tho/show.php?get=1&id=329comchua
Trang Linh Sơn Phật Giáo:
http://linhsonphatgiao.com/14/3/2013/com-chua.html

 

bai tho COM CHUA cua TKVH o cac quan com chay HaNoi

    … và một số trang mạng khác nữa, nếu có thời gian rỗi rảnh lang thang tìm kiếm qua Google. Ấn tượng nhất, làm tôi vui sướng nhất, là vào một ngày nọ, tôi được một bạn sinh viên ở tận thủ đô báo tin cho hay: Bài thơ “Cơm Chùa” của TKVH đã được viết bằng thư pháp, minh họa thêm hình chú tiểu, in màu, lồng trong khung kính treo trịnh trọng trên tường một quán Cơm Chay có tiếng ở phố Thái Hà, Hà Nội. Tôi không nhớ rõ là quán tên gì, chỉ nhớ vậy, và nghe nói không chỉ có một quán treo bài thơ đó. Bạn sinh viên đã lấy điện thoại chụp một kiểu làm chứng làm tin, gửi qua mạng cho tôi xem, lưu giữ để làm kỷ niệm, một kỷ niệm đẹp về …Cơm Chùa.

         Nam mô Phật! Còn gì vui hơn?

 

        Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3376)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 3765)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 4480)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 3373)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 3554)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 5562)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 3621)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 3760)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 3607)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
10/04/2013(Xem: 3932)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567