Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ ơi con đã già rồi

02/09/201712:26(Xem: 12720)
Mẹ ơi con đã già rồi


Me Toi




" MẸ ƠI CON ĐÃ GIÀ RỒI ! "

 

     Không cần diễn giải nhiều từ hoa mỹ, chỉ một vài phiên khúc và điệp khúc nhấn nhá làm chủ đạo, một bài hát của người nhạc sĩ có tâm và tầm kiến thức nhất định, đủ đưa tâm thức người nghe đến bến bờ chủ định. Nhất là những tác phẫm được dựa hoặc phổ từ thơ vốn đã sẵn men đồng cảm, đặc biệt những đề tài nói về lòng hiếu thảo mà đại diện là hình ảnh tần tảo của người mẹ.

 

" Mẹ ơi Con Đã Già Rồi" được dùng làm tựa đề trên, đó không phải là một bài thơ mà là một bài nhạc có chất thơ mang tên Mẹ Tôi của người nhạc sĩ chuyên lấy từ chất liệu sống của gia đình, bạn bè của chính mình để hóa tròn từng nốt nhạc và chưa bao giờ đi phổ từ thơ của bất cứ ai. Đó là nhạc sĩ Trần Tiến.

 

 Nếu như chưa nghe bài "Mẹ Tôi", chỉ cần đọc hai phiên khúc đầu tiên của tác phẩm này chúng ta chắc sẽ lầm tưởng đó là một bài thơ:

 

 "Mẹ ơi con đã già rồi !

 Con ngồi ngơ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa

 Ngày xưa cha ngồi uống rượu, Mẹ ngồi đan áo

 Ngoài kia mùa đông , cây bàng lá đỗ .

 

 Ngày xưa chị hát vu vơ

 Mấy câu ca cổ cho em nằm mơ

 Ngày xưa mẹ đắp cho con

 Tấm khăn quàng cổ có hơi ấm mẹ thơm

 Ngày xưa bên giường cha nằm

 Mẹ ngồi xa vắng, thương cha chí lớn không thành.."

 

 Chỉ chừng ấy thôi nhạc sỉ Trần Tiến đã khắc họa lại từ trong ký ức sâu thẳm của mình hình ảnh một gia đình nghèo khó nhưng đầm ấm của mình thời còn bé khi đã nhận thức được. Ở trong cái nghèo khó nhưng đầm ấm hạnh phúc đó vẫn có một nét chao động của từng thành viên gia đình với riêng mỗi ước mong, ước muốn và chí lớn, vẫn đang tồn tại và lẩn khuất sau ánh sáng của cuộc sống chung ấy.

 

 Như chúng ta biết, thơ - nhạc nói vế mẹ phần lớn đều lấy từ cảm xúc cụ thể để làm mẫu số chung, ít khi có tác phẩm chỉ nói riêng cụ thể về gia đình hay cá nhân mình.

 

Dưới nhận thức con nhà Phật thì dù là riêng hay chung, cụ thể hay đại thể hoàn toàn không có giá trị. Không có biên độ nhận thức, không có ranh giới phân chia, không chính -tà, phải quấy, đúng sai, từ đó mình nhìn và hiểu ý nghĩa một tác phẫm rất rộng thoáng, không bị trói buộc. Thí dụ khi ta nghe " Mẹ ơi con đã già rồi" thì dễ rơi vào từng độ tuổi và suy niệm của mỗi cảm xúc khác nhau. Già trong già dặn, già trong tuổi tác hay già trong kinh nghiệm.v...v.. Già nào cũng có thể. Tuy nhiên một tác phẩm hay và tinh túy thường sẽ có một gợi mở; thí dụ nói mùa đông thỉ phài có "cây bàng lá đổ", để tứ đó sự đầm ấm , quây quần trong gia đình Mẹ ngồi đan áo, cha ngồi uống rượu.. mới thật và mới ..lạnh gió mùa đông! Người viết rất cảm động mỗi khi nghe đến câu "Ngày xưa bên giường cha nằm/ Mẹ ngồi xa vắng/ Thương cha chí lớn không thành". Hình ảnh đầu tiên bật lên sẽ là người cha bệnh nặng, nằm trên giưởng bệnh, báo hiệu trước một cuộc từ ly đau buồn nhất trong gia đình, khi đó cũng có nghĩa là ước mơ - chí lớn ngày xưa chỉ mỗi hai người hiểu và biết. Mẹ vừa thương cha, vừa xót thương hoàn cảnh gia đình nhưng vẫn trân trọng Chí lớn của cha dù đã không thành. Chí lớn ? Rộng mở chung ta sẽ dễ đặt vào rót vào từng cảm xúc của mỗi hoàn cảnh khác nhau, thậm chí đó có thể là hình ảnh một người cha bất tài, vô dụng khiến gia đình lâm vào khốn khó, không được tròn vẹn như người ta; rượu chè be bét đến bệnh nặng qua đời... cũng vẫn có thể nhìn ra! Bởi vì ông bà ta xưa từng dạy " Chồng ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người", nên Mẹ ngồi nhìn xa vắng nó mới da diết làm sao !

 

   Riêng mình, khi nghe đến đây tôi thường liên tưởng đến hình ảnh một gia đình thời phong trào Cần Vương kháng giặc Tây, người vợ bất lực nhìn người chồng vốn từng là nghĩa quân buồn bã vì thất bại, uống rượu giải sầu cho qua ngày đoạn tháng!

 

   Khi chọn câu đầu tiên của bài hát Mẹ ơi con đã già rồi làm tựa đề cho bài viết cũng từ những cái sự Già ấy trong suy tưởng. Bài hát với câu đầu tiên này nhạc sĩ Trần Tiến đưa lên quảng năm. quàng sáu như muốn kêu lên thất lớn cho người mẹ chốn xa xăm được nghe nỗi lòng. Cũng ở những cung bậc âm sắc đó khi vào điệp khúc, ai cất lời ca cũng phài cất cao thanh âm :

    "Biển sáng, thét gào

  Một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa.

  Trời gió, mây ngàn

  Một ngày khóc mẹ chẵng tàn sao rơi..."

 

  Rồi đột ngột hạ xuống như thầm thì da diết :

 

  " Mẹ ơi thế giới mênh mông

  Mênh mông không bằng nhà mình

  Tuổi thơ như chiếc gối êm

  Êm cho tuổi già úp mặt

  Dù cho phú quý vinh quang

  Vinh quang không bằng có mẹ..."

 

  Khi trở về thực tại, người con nào cũng muốn tìm lại cội nguồn một phần da thị máu xương mình đang mang, khóc bên hũ tro tàn, khóc bên  bàn thờ hương khói và khóc trong sự mất mát, hụt hẩng không thể nào tìm lại được. Ai rồi cũng thế, ai rồi cũng qua. Cái thân tứ đại trong cõi luân hồi này sao mà nặng phần vay trả khôn nguôi, để đến nỗi xưa kia, Tôn giả Mục Kiền Liên dù đã đứng bên bến bờ giải thoát cũng không sao ngăn buông chút giọt lệ tràn ái lụy để nhớ thương về người mẹ của mình. Phải chăng vì thế nhạc sĩ Trần Tiến cũng phải thốt lên liên hồi bằng chùm âm bậc hoài vọng xót xa ở phần cuối bài hát:

 

  "Trèo lên dãy núi Thiên Thai ối a

  Mẹ tôi trông áng mây vàng

  Mẹ ơi hãy dắt con theo Ối a

  Để con mãi mãi bên mẹ...

 

  Cứ thế, người nhạc sĩ nhiều cá tính này lại muốn người nghe cùng mình trèo lên Dãy núi Thiên Thai mà cũng có lẽ muốn nhắc đến một thế giới an lành, cao đẹp nào đó mà mẹ mình xứng đáng được về nơi đó . Thí dụ  cõi Niết Bàn chẵng hạn, dù rằng trong Phật học Niết Bàn không phải là một cảnh giới mà là trạng thái nhận thức trong bao la. Nhạc sĩ Trần Tiến càng thôi thúc người nghe dồn dập, tìm mẹ dù rằng chẵng biết mẹ đang ở đâu, sự mong tìm này mới xót dạ người con hiếu thảo làm sao:

 

 "Trèo lên dãy núi Thiên Thai ối a

 Mẹ tôi về đâu ?

 Ngàn năm mây trắng bay theo ối a

 Mẹ tôi, mẹ tôi về đâu ?./.

 Không phải là "nhạc sĩ Phật giáo" nhưng các nhạc sĩ khi nói về  một cảnh giới - cho dù đó là một nhận thức sai lầm trong Phật học thì người nghe vẫn hiểu và thông cảm , chấp nhận được vì thay vào đó trình độ chuyên môn và trình độ học thuật cao , họ đã cống hiến cho xã hội những sáng tác về mẹ rất hay, rất đẹp và rất giàu ngôn ngữ văn học.

 

Tác phẩm âm nhạc Mẹ Tôi của nhạc sĩ Trần Tiến xứng đáng được liệt kê vào những bài hát đáng nghe nhất nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu hằng năm khi văn nghệ Phật giáo chưa thể có một tác phẩm nào hay, có ý nghĩa và đẹp về ca từ khi nói về Mẹ.

 

 

 

                                Vu Lan Báo Hiếu 2560 - 2017

                                      D. Như Tâm

 

 

 

Mời nghe nhạc phẩm Mẹ Ơi Con Đã Già Rồi của nhạc sĩ Trần Tiến do Ca Sĩ Tùng Dương trình bày


 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2013(Xem: 7770)
Mỗi mùa Vu Lan về, chúng ta thường nghĩ đến Mục Liên Thanh Đề, người mẹ nghiệp chướng nặng nề của ngài Mục Kiền Liên và thương hại cho bà đã bị đọa vào địa ngục, . . .
28/05/2013(Xem: 6014)
Con thương yêu Khi gần đến lần sinh nhật thứ 18 và con đã sắp tốt nghiệp trung học, mẹ bỗng thấy lòng mình ngập tràn những tình cảm vui buồn lẫn lộn. Mẹ sung sướng vì con đã trưởng thành nhưng mẹ cũng lo âu vì chưa làm được gì nhiều cho con mà thời gian trôi nhanh quá.
09/05/2013(Xem: 3114)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
22/04/2013(Xem: 7491)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
11/04/2013(Xem: 9454)
Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh.
11/04/2013(Xem: 6567)
Ba ơi, con nhớ Ba, nhớ Ba nhiều lắm, ở xứ lạ quê người này con rất nhớ về Ba. Năm trước khi Ba chưa đi xa, cứ mỗi khi nhớ về Ba con chỉ cần nhất điện thoại là đã nghe được giọng nói của Ba, được ba động viên cổ vũ, kể cả khi Ba nằm viện, lúc mà cái đau thân xác đang không ngừng hành hạ Ba, Ba vẫn cố gắng nén nỗi đau để gượng cười với con và động viên con qua điện thoại, con đã cố rất nhiều ở xứ người để Ba mãn nguyện về con.
11/04/2013(Xem: 5887)
Con vẫn nhớ như in những ngày sau khi tháo bột và con bắt đầu đứng trước những thử thách khi tập vật lý trị liệu. Ba đã lặn lội đi tìm mua những cây tre thật chắc mà lại phải vừa tầm tay nắm của con để con tập đi. Sau những bước đi đầu tiên con đã khóc thét lên: “Đau quá, con không đi nữa!”, và mẹ đã nói những lời như cầu xin: “Mẹ xin con, con thương mẹ thì con phải cố, cố cho mẹ còn có nơi nương tựa nữa chứ con! Đừng phụ lòng mẹ!...”. Và con lại cắn răng tập từng bước đi...
11/04/2013(Xem: 4636)
Hàng năm, cứ mỗi độ Thu sang—Rằm Tháng Bảy, dân tộc Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á đông nói chung, đều trang trọng hướng về Mùa Lễ Hội vừa có tính truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền. Đức Phật từng dạy : Không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu, lại còn giảng giải, chỉ dạy tường tận thâm sâu trong Vu Lan Bồn Kinh và Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]