Nguyên tác: Sarah Brown và Gil McNeil
Việt dịch: Quảng Tịnh Kim Phương
Lời người dịch: Thật sự mãi tới gần đây, QT mới để ý thấy có một sự trùng hợp rất thú vị là ở Úc những Ngày Nhớ Ơn Mẹ thường rơi vào khoảng thời gian các chùa tổ chức Lễ Phật Đản và Ngày Nhớ Ơn Cha vào dịp Lễ Vu Lan. Năm nay cũng không ngoại lệ, khi Chủ Nhật tuần này 3/9/2017 Ngày Nhớ Ơn Cha cũng trùng với việc Tu Viện Quảng Đức Úc Châu và một số chùa ở khắp nơi cũng trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày Nhớ Ơn Cha hay Ngày Nhớ Ơn Mẹ hoặc Lễ Vu Lan hằng năm kh ông ph ải chỉ đơn giản là những ngày chúng ta tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, ông bà tổ tiên mà chính là những dịp để nhắc nhở chúng ta luôn khắc cốt ghi tâm công ơn sinh thành dưỡng dục. Thật vậy, công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành bao la như biển, cao như núi, cho dù kiếp này có đền đáp công ơn cha mẹ cũng không thể nào trả hết được. Khi các đấng sanh thành còn hiện hữu hay đã quá vãng, đệ tử Phật luôn cố gắng học và thực hành theo lời Phật dạy chính là món quà đầy ý nghĩa kính dâng Ngài trong Mùa Vu Lan.
Khi tôi mười hai tuổi, sự ra đi của Ba tôi hơn là chỉ đơn thuần là sự mất mát của một người cha, của một người thân yêu, của một người mà tôi rất thương kính.
Tôi mất đi một người bạn. Bởi vì tôi là đứa con duy nhất (thực tế là bởi vì chị cùng cha khác mẹ Doreen đã dọn ra ngoài khi tôi chào đời), và bởi vì tôi trải qua những năm học tại trường nội trú từ lúc được bốn tuổi (bắt buộc vào thời gian đó), Ba tôi vừa là người bạn vừa là thầy dạy kèm trong những kỳ nghỉ học. Mẹ tôi trông coi nhà cửa và bảo đảm có thức ăn trên bàn và tạo sự ấm cúng và thoải mái cho gia đình. Ba tôi là người chơi với tôi, đi bộ với tôi, chuyện trò với tôi.
Ba tôi không được đi học nhiều, nhưng kiến thức tổng quát của ông rất bao la. Ba tôi có thể thao thao nói cho tôi nghe những thông tin về các thành phố thủ đô khắp nơi trên thế giới - và các thành phố này liên hệ với nhau như thế nào - tôi chắc chắn rằng những kiến thức này kích thích tư duy và hứng thú của tôi vào thời sự.
Chúng tôi đã đi bộ một quãng đường dài trò chuyện cùng nhau như những buổi đi dạo sáng sớm, ngồi trên hàng rào phía sau khung thành, phía cuối sân vận động Hillsborough, quê hương của Thứ Tư Sheffield yêu dấu của tôi, những ký ức không bao giờ quên - và kết quả là Mẹ tôi đã càu nhàu vì tôi bị phồng dộp da chân và thường mệt nhoài sau đó.
Vì vậy khi tôi thăm viếng ông nhiều dịp khác nhau ở Bệnh Viện Hoàng Gia Sheffield, cảm giác, mùi vị, đau đớn đối với ông sau tai nạn khủng khiếp mà bốn tuần sau đã dẫn tới cái chết của Ba tôi. Tôi vẫn mang theo dấu ấn của tấm gương can đảm của vai trò quan trọng của người làm cha. Ông tin tôi có thể làm bất cứ cái gì mà tôi nghĩ tôi có thể; sự hài lòng không hề thay đổi để cho tôi thử mạo hiểm, chơi những thứ mà những đứa con trai khác chơi, và vâng, để cho tôi bị tét đầu vào lúc bốn tuổi sau khi ngã xe đạp khi vẫn để tôi còn ngồi trên xe đạp khi nó đang chạy xuống đồi.
Đó là tại sao điều đó rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, có cha và mẹ - dù ở xa hay ở cùng nhà - đều quan tâm, thương yêu và cho tôi nhiều trải nghiệm đa dạng.
Đó là hai phần của não bộ, hai phần nữa của tất cả chúng ta để có thể tạo thành một con người đầy đặn. Khi không có cha ruột, hy vọng vẫn có một người thay thế - một người nào đó quan tâm, cảm nhận và phản ánh cùng quan điểm. Đó cũng là lý do tại sao, dù chúng ta không thể tái tạo thời gian thực tập công nghiệp của quá khứ, chúng ta vẫn có thể thu hồi lại vài giá trị mà chúng mang đến - để dạy dỗ, một cách ẩn dụ, để kể chuyện và nuôi dưỡng sự tôn trọng đối với người khác. Sức mạnh người đàn ông thể hiện qua sự suy nghĩ sâu xa, sự tử tế và ân cần.
Một xã hội năng động cần chúng ta học những bài học của quá khứ và ứng dụng chúng vào những tình huống trong tương lai. Và đó là lý do tại sao, nếu chúng ta có thể tránh làm như vậy, chúng ta không bao giờ nên mất liên lạc với những người đã tạo nên sự ổn định đó, sự an toàn đó và viễn cảnh đó cho cuộc sống.
(còn tiếp)