Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nụ Hồng Báo Hiếu

27/08/201718:31(Xem: 4306)
Nụ Hồng Báo Hiếu

Nụ Hồng Báo Hiếu (Ảnh minh họa)

Một đóa hồng tươi thắm anh và em với tôi diễm phúc cài lên áo trong mùa Vu Lan Báo Hiếu. Là một hạnh phúc không gì bằng, là một niềm vui lớn trong đời khi chúng ta còn được chiêm ngưỡng chân dung cha mẹ, để là điểm tựa, để là bức tường thành cho cuộc đời chúng ta lớn khôn thành người.

Mẹ! Là người vượt biển chẳng sợ hiểm nguy cho con cất tiếng khóc chào đời, Mẹ! Là thánh  nữ Maria ôm con vào lòng đầu tiên để sưởi ấm cái giá rét mùa đông. Mẹ! Là ông Bụt hiền từ nhìn con ấu yếm khi mẹ tròn con vuông sau cơn Thập Tử Nhất Sinh. Mẹ! Là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm nhiệm mầu cho con từng giọt sữa cam lồ khi môi trẻ đòi ăn. Mẹ! Là vũ trụ bao la đầy sự huyền bí với thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá, đồi núi, sông nước để con ngắm nhìn khi bắt đầu có ý thức. Mẹ! Là…tất cả. Tất cả chỉ vì con suốt cả một đời làm mẹ không tính toán, đo lường để tất cả dành cho con, vì con là tất cả quý nhất trên đời như bà mẹ Ninh Giang Thu Cúc nâng niu: “Con trong tay mơ ước mẹ đong đầy – con mĩm cười hạnh phúc ngập trời mây – con bập bẹ âm thanh tràn sóng nhạc – con kho báu hơn rừng vàng biển bạc…”

Trong Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân Kinh Đức Phật dạy rằng: “Đã mang thân làm kiếp con người thì phải trân trọng luôn nhớ về ơn cha nghĩa mẹ” và mười điều thâm ân: “Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo – Mười tháng trường chu đáo mọi bề. Thứ hai sanh đẻ gớm ghê – chịu đau chịu khổ mõi mê trăm phần. Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng – Cực đến đâu bền vững chẳng lay. Thứ tư ăn đắng nuốt cay – Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con. Điều thứ năm lại còn khi ngủ – Ướt mẹ nằm khô ráo phần con. Thứ sáu mớm nước nhai cơm – Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê. Điều thứ bảy không chê ô uế – Giặt đồ dơ của trẻ không phiền. Thứ tám chẳng nở chia riêng – Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo. Điều thứ chín miễn con sung sướng – Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam – Tính sao có lợi thì làm – Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm. Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt – Dành cho con các cuộc thanh nhàn – Thương con như ngọc như vàng – Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn”.

Ôi công đức cha mẹ từ xưa tới nay, trước sau như một rất đỗi đời thường, bình dị mà nuôi dưỡng lớn khôn cuộc đời những đứa con. Tôi đã thấy bà mẹ nghèo nuôi đứa con trai đang ngồi ghế đại học bằng gánh hàng rong, ngày ngày mẹ còng lưng gánh hàng đi khắp xóm làng để bán. Bất kể nắng mưa mẹ cứ đi trên những con đường mòn nhà quê xa tít tắp, cơ cực chai sần đôi vai mẹ, để cho con có những bước đi vàng son, tươi vui vào đời. Rồi có bà mẹ giàu cũng khổ cực lắm, nhưng khổ cực hao mòn tinh thần lo cho đứa con gái ngày một lớn, thấy con gái có bạn trai mẹ càng lo nhiều hơn và lúc nào cũng khuyên lơn nhắc nhỡ: “Con gái lớn rồi, phải bảo trọng giữ lấy thân, giao du với bạn bè phải lựa người hiền mà chơi…” Cả hai bà mẹ có hai hoàn cảnh khác nhau giữa nghèo và giàu, song không khác nhau tình yêu thương lo lắng cho con cái. Trong đôi mắt hai bà mẹ tôi đọc được ngôn ngữ: “ Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo nuôi con đến ngày lớn khôn…” cho nên chúng ta càng đỗ đạt công danh, may mắn dễ dàng có sự nghiệp rạng rỡ, hay hạnh phúc vô vàn chuyện tình duyên, thì tóc cha bạc trắng cả đầu, vầng trán mẹ đầy nếp nhăn nheo. Thế vậy mà hai bức tường thành lá chắn phụ mẫu song thân vẫn đứng uy nghiêm sừng sững trong đời mà che chở cho con. Chỉ có cha mẹ mới có tình thương yêu vô bờ bến và sự hy sinh tất cả để vì con, nên người mẫu Trần Khánh Tuyết Hạnh mới có trái tim tuyệt vời cao thượng với ý nguyện: “Xây dựng viện dưỡng lão và trại trẻ mồ côi”. Từng bước chân vào đời thất bại, thành công đều có cha mẹ dõi nhìn theo dấu chân Tuyết Hạnh để mà an ủi, động viên và thêm chất liệu ngọt ngào tình thương trời biển khôn ngần mé để cho Tuyết Hạnh tròn vẹn những ước mơ đong đầy thánh thiện.

Chúng ta thật quá đổi vô tình, ngu ngốc khi chính mình lại không hiểu mình đối với cha mẹ. Hễ thành công trên đường đời trãi đầy nhung lụa công danh, thì chúng ta: “Con xin Cảm Ơn Ba Má”. Chỉ đơn giản có thế thôi, rồi bắt đầu chúng ta bị cái vòng xoáy danh lợi cuốn hút chúng ta đi biền biệt năm tháng quên cả ngày kị giỗ ông bà, tổ tiên. Rồi trái tim ta lại thổn thức nỗi niềm nhung nhớ… mà nhớ người yêu, một thứ tình xa lạ thoáng một cái như sét đánh đã làm mưa làm gió cuộc đời ta. Còn tệ hơn khi có người lại quên hẳn đi ân tình cha mẹ, mà sẵn sàng chết hoặc làm nô lệ cho người mình yêu, chứ nào nghĩ về mẹ đâu; người đã mang nặng đẻ đau từ khi ta còn là giọt máu lúc nào cũng bảo bọc, giữ gìn sợ tan bất thường thì không còn là con nữa. Thế vậy mà đến lúc đường công danh bị thất bại, sụp đỗ thì chúng ta lại thảng thốt kêu lên: “Ba Má ơi Cứu con”. Thật quá đổi vô tình cho chúng ta sống đối xử với cha mẹ như vậy. Lúc này nhìn chúng ta đáng thương làm sao, cứ thút tha, thút thít khóc nhè như hồi còn bé bị đạp gai chảy máu, cứ khóc hoài đòi cha mẹ dỗ dành. Bao giờ cha mẹ cũng là điểm tựa duy nhất cho cuộc đời chúng ta. Nhất là mẹ! Người luôn chịu đựng bất cứ nỗi đau trong đời của con khi vấp phải, để rồi mẹ là người bác sĩ làm dịu cơn đau cho con. Chẳng hạn như tôi có một cô bạn rất thân từ thời đi học.  Đẹp. Con nhà giàu, nhưng lại chẳng suông sẽ trong việc vào đời, cứ luôn bị thói đời lừa bịp chuyện tình duyên, đã hai đời chồng rồi lại bỏ. Cho đến gần đây cô ấy quen một ông Việt Kiều nào đó ở Mỹ, được đâu tròn năm thì tá hỏa ra là ông ta có vợ hai con và ông ta trốn về đất Mỹ, để lại cho cô bạn tôi một thai nhi vừa tượng hình ba tháng. Khi cô thú tội với cha mẹ thì cả nhà như muốn nín thở, ai cũng bàng hoàng xót xa. Suốt cả mấy tháng liền cha cô bạn tôi lúc nào cũng nghiêm nghị nét mặt, khiến cô bạn tôi mỗi lúc ngồi ăn cơm mà có cha thì không thể nào nuốt nổi. Còn mẹ cô bạn tôi thì lúc nào cũng bám sát theo dõi việc ăn uống, ngủ nghỉ của con, từng tiếng ho hoặc buồn nôn khi ngửi đồ tanh là bà rất lấy làm lo lắng cho sức khỏe  cả con lẫn cháu. Cứ thế mà sống trong nỗi lo sợ sự nghiêm khắc của cha, sự dịu dàng, bao dung chở che của mẹ. Cho đến lúc sanh con ra, cô bạn tôi hoàn toàn trông cậy vào mẹ để nuôi con mình khôn lớn. Bây giờ cô bạn tôi đã làm mẹ, làm một người chính chắn hơn, và luôn cân nhắc kỷ càng trước khi quyết định một vấn đề gì hệ trọng. Cô luôn hỏi mẹ chuyện giao du với bạn bè của mình và khi mẹ không đồng ý một người bạn trai nào mà cô quen, thì cô bạn tôi vâng lời mẹ ngay. Cuộc đời mẹ không chỉ có hy sinh , khó khổ một thời gian nuôi con nhỏ dại, mà còn cực khổ, gian nan suốt cả đời nữa khi con mình vấp phải chông gai, cuộc sống vợ chồng con cái bất ổn, để rồi mẹ phải dưỡng nuôi luôn cả cháu, cả con chúng trưởng thành lớn khôn hơn nữa.

Cuộc đời mẹ càng lắm nhọc nhằn, lận đận một nắng hai sương, dãi dầu mưa gió khổ cực hơn khi chúng ta mất cha! Mẹ vừa là nghiêm phụ để giáo dưỡng, rèn luyện tinh thần, trí tuệ cho con. Vừa là từ mẫu hiền đức , bao dung độ lượng để ấp ủ che chở cuộc đời con. Nhờ có mẹ mà trong làng thời trang Việt Nam ta có một nhà tạo mẫu tuyệt vời như Liên Hương. Cô gái ấy mang trong người dòng máu mẹ Việt Nam mà nhà thơ lớn như Hồ Dzếnh đã viết lên bài thơ ngợi ca đầy ý nghĩa: “Cô gái Việt Nam ơi! – Nếu chữ hy sinh có ở đời – Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực – Cho lòng cô gái Việt Nam tươi” Liên Hương đã bước lên đài vinh quang sự nghiệp bằng chính nghị lực của mình. Nếu tuổi trẻ chúng ta hôm nay ai cũng như Liên Hương, thì lo gì đất nước không giàu mạnh, xã hội không tốt đẹp, gia đình không con hiếu thảo. Mặc dù hôm nay Liên Hương đang đứng trên đài vinh quang công danh, tên tuổi của mình đang lấp lánh sao, nhưng Liên Hương vẫn trân trọng dành chỗ đứng tối cao cho mẹ trong trái tim mình với tất cả sự kính trọng: “Vì tôi có một người mẹ tuyệt vời, mẹ luôn giúp tôi có những quyết định đúng. Mẹ bảo chỉ có trí thức mới thoát được nghèo đói. Mẹ cũng đã dạy tôi lòng kiên nhẫn, sự chịu đựng, khả năng vượt khó và đạo làm người – Những đức tính rất cần cho sự thành công.

Mùa thu diễm tuyệt lên ngôi trong biển tình của mẹ. Vầng trăng thu tròn đầy như trái tim của mẹ đã cho con tình thương nhiệm mầu như chính hơi thở cuộc đời mẹ. Mẹ đã đi qua bao năm tháng gian truân, khó nhọc với những triền miên lo âu cuộc đời con để rồi mỗi độ mùa Vu Lan về, từng trái tim người con đã mang thêm những ân tình hiếu tử, mà thấy lòng hồi hồi, xao xuyến khi trên áo mình cài đóa hoa hồng tươi thắm.

Ôi! Tình cha mẹ trong mùa Vu Lan báo hiếu càng sâu lắng nghĩa tri ân và thơm ngát lòng hiếu hạnh của những người con biết nguồn cội tổ tiên, kính trọng ông bà, cha mẹ. Tình cha mẹ trong cuộc đời là bóng cây che mát đơì con, là chiếc thuyền đưa con vượt qua bao cơn sóng dữ, là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời con khỏi lầm đường  lạc lối. Sông có thể cạn, núi có thể mòn. Nhưng tình cha mẹ mãi bất diệt trong cuộc đời để những đứa con chấp cánh bay vào tương lai mà gặt hái công danh, sự nghiệp làm người.

Tất cả chúng ta những người con hiếu hạnh hãy chấp tay hướng về cha mẹ để tỏ bày tấm lòng hiếu đạo mà lễ lạy một cách chân thành thiết tha, gọi là nhớ trong muôn một công ơn trời biển cha mẹ mà dâng tặng cho đời những Nụ Hồng Báo Hiếu thêm đẹp lộng lẫy sắc hương ân tình cha mẹ, để những ông cha bà mẹ không còn khóc vì con, khổ vì con, để cho bộ mặt xã hội ngát thơm đạo đức, sáng gương hiếu thảo và tất cả chúng ta ai cũng luôn một tâm niệm  khắc cốt ghi lòng câu ca dao đạo lý này để làm người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

 

(Vu Lan năm 2000)

Thích Huyền Lan

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4301)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5702)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4824)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4471)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4614)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4182)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5067)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5287)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4385)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4592)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]