Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa ngày Răm tháng Bảy – Lễ Vu Lan

27/08/201705:48(Xem: 6678)
Ý nghĩa ngày Răm tháng Bảy – Lễ Vu Lan



Thanh De

Ý nghĩa ngày Răm tháng Bảy – Lễ Vu Lan



Rằm tháng Bảy, Tết Trung nguyên, Lễ Vu lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.
Rằm tháng Bảy, ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Vu Lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa là cách phiên âm Phạn-Hán nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên còn gọi là Giãi Đảo huyền "giãi tội bị treo ngược lên"

Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ ( tổ tiên, ông bà nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷđể dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Ngày Rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa:

1.- Ngày Phật hoan hỷ:

Ngày Rằm tháng Bảy  là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sanh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, , có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm.

 Ba là, đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, ví thế ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

 

2.- Ngày Tăng tự tứ:

Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.

Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng Tỷ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ. Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi,xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết!”. 

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

 

3.- Ngày Tăng thọ tuế:

Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi. Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiêt hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi. Ví  dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ.

 

4.- Ngày Xá tội vong nhân:

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Sự tích Vu-lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Đối với  những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Ở  đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông,

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.

 

Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

 Cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo). Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu-lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vậy.



Trí Bửu- Tháng Bảy, Mùa Vu Lan báo hiêu PL.2561

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2018(Xem: 7850)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
16/08/2018(Xem: 8612)
Giải Nobel Sinh lý học đã tiết lộ bí mật, thì ra, chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ trong nhiều năm như vậy! Elizabeth H. Blackburn – người đoạt giải Nobel Sinh lý học năm 2009 đã tổng kết ra đạo trường thọ là: Một người muốn sống trăm tuổi, ăn uống hợp lý chiếm 25%, vấn đề khác 25%, cân bằng tâm lý 50%!
16/08/2018(Xem: 5185)
Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness đã xác nhận "Kỷ lục cặp vợ chồng đang sống thọ nhất thế giới" cho một cặp vợ chồng người Nhật. Hai cụ mới tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày cưới với tổng số tuổi là 208.
15/08/2018(Xem: 3850)
謙恭 Khiêm cung: Nhún mình trước người khác, và tỏ ra kính trọng người khác, đó là đức độ của bậc quân tử. Trong một bài thơ dâng hương linh Papa, tôi có câu lục bát: "Vầng dương vang bóng một thời Cuối đời vẫn cứ không lời khoe khoang" Vì Papa của tôi vốn là người mang đức tính cao quý đó đến cuối đời.
15/08/2018(Xem: 4482)
Công Cha Mẹ, cao sâu tựa trời biển Đạo làm con, giữ lấy tiếng hiếu ân Non cao xanh, biển rộng lớn vô ngần Lòng son sắt ân cần, luôn ghi nhớ Thuở lọt lòng, Mẹ cho con hơi thở Vòng tay hiền, che chỡ tuổi còn thơ Dòng sữa ngọt, ấm áp chảy vô bờ Bên tiếng võng ầu ơ ...ru con ngủ Lòng Cha cao như những vì tinh tú Công đức sinh thành, nhắn nhũ khắc ghi Vất vã gian lao con vừa bước đi Dầy công vun đắp đến khi khôn lớn. Ơn Cha Mẹ, nguyện đem lòng giữ trọn Nghĩa sinh thành nguồn ngọn phải hướng về Tri ân, đáp nghĩa trọn bề Thờ Cha Kính Mẹ, Phật kề bên ta.
13/08/2018(Xem: 6707)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
12/08/2018(Xem: 4160)
Vu lan tiếng gọi từ muôn thửa, ai ai cũng trân quý từ tháng ngày vu lan về, để từ đây ta hạnh phúc gởi tình theo tiếng gọi thân thương quý kính bật sinh thành. Áng chiều thu đang vào trong những nếp sống thênh thang, lưu ảnh qua bao kỷ niệm, nơi một thời ta lớn lên trong vòng tay tình mẹ, bên sự khuyên răng chân thành cho tôi cùng khôn lớn.
12/08/2018(Xem: 4778)
Ta sinh ra được, khi nhờ mẹ hiền nuôi dưỡng trong bào thai vầng trăng tử cung dưỡng tánh, chín tháng trôi dạt khắp cả cung trời âm Ưu, mẹ đã chăm sóc một vầng trăng bị che màng vô minh tăm tối, cha ngược suôi lo từng bát cơm đồng tiền, để rồi mong vầng trăng kia lớn lên từng giây, gạt màng vô minh để cho vầng trăng ra đời.
12/08/2018(Xem: 8116)
Vào sáng ngày 11 tháng 8 năm 2018, chùa Tân Long tọa lạc tại số 1283 Lucretia Avenue, thành phố San Jose đã long trọng cử hành đại lễ Vu Lan báo hiếu. Hòa thượng Thích Tịnh Từ, viện trưởng tu viện Kim Sơn đã đến chứng minh và ban đạo từ. Đến dự buổi lễ, có Thượng tọa Thích Phước Hiền, viện chủ chùa Phước Thiện; Thượng tọa Thích Viên Thông, trụ trì chùa Từ Lâm; Thượng tọa Thích Thiện Long, trụ trì chùa Thiên Trúc; Thượng tọa Thích Hạnh Thông, trụ trì chùa Ưu Đàm; Thượng tọa Thích Từ Đức, Đại đức Thích Nhuận Trí cùng quý Sư cô trú xứ tu viện Kim Sơn, chùa Giác Minh cùng đông đảo thiện hữu tri thức, Phật tử ở San Jose và các thành phố miền Bắc California.
11/08/2018(Xem: 8538)
TÌNH MẸ Tình yêu của Mẹ tuyệt vời Như hòn đảo giữa biển đời mênh mông Biển bao la, rộng muôn trùng. Đảo là nơi trú vô cùng bình an Lại thêm yên tĩnh vô vàn Tránh mưa, tránh gió, tránh cơn thủy triều. Chở che phương Bắc đảo yêu Đó là Hy Vọng diễm kiều vô biên, Phương Tây Nhẫn Nhục lâu bền, Phương Nam là những Lời Khuyên dịu dàng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]