Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan

17/08/201716:20(Xem: 5683)
Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan

Cha Me-2
Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan
 Thích Nữ Hằng Như
 
            Nói đến Lễ Vu Lan, thì mỗi người trong chúng ta, ai cũng biết và cũng đã từng đến chùa tham dự đại lễ này. Lễ Vu Lan là một lễ lớn đối với tăng ni. Hầu hết các chùa hay tự viện đều tổ chức Lễ Vu Lan hằng năm. Trong thời pháp đón mừng đại Lễ Vu Lan, chúng tôi xin chia sẻ cùng quý vị đề tài: "Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan". Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm. Năm nay lễ rơi vào ngày thứ Ba 05/9/2017 đúng vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Các chùa khắp nơi trên thế giới đều long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan, tạo cơ hội cho các Phật tử về chùa dâng hương cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được khoẻ mạnh bình yên và cha mẹ bảy đời quá khứ được thoát khổ địa ngục, sanh về cõi Trời an vui. Cho nên hễ nói đến Lễ Vu Lan là người ta nghĩ ngay đó là ngày Lễ Báo Hiếu Cha Mẹ.
 
  
   2) Lễ Vu Lan-Báo Hiếu
          Không phải tự dưng cứ đến ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm, Phật giáo long trọng tổ chức "đại lễ Vu Lan-Báo Hiếu" thật trang nghiêm, từ hình thức cho đến nội dung nhằm mang ý nghĩa nhân văn trên bình diện tâm linh và văn hoá của con người. Lễ hội này phát xuất từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn.
          - Vu Lan: Danh từ gọi tắt của "Vu Lan Bồn", tiếng Phạn là "Ullambana". Ullam: dịch là "treo ngược" (đảo huyền), ví cho sự thống khổ của người chết như bị treo ngược. Chữ "bồn" tiếng Phạn là "bana" tạm dịch là "cứu giúp". Như vậy chúng ta có thể hiểu từ "Vu Lan Bồn" có nghĩa là giải cứu người bị tội treo ngược.
          - Báo hiếu: Nghĩa là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.
          Theo trong kinh thì Lễ Vu Lan của Phật giáo phát xuất từ thời Đức Phật. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, Ngài là một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn.
                           
 
3) Bồ Tát MỤC KIỀN LIÊN cứu Mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
          Theo kinh "Vu Lan Bồn" thì ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ mẫu thân, đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề hãy còn quá sân tham và bởi ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Thế Tôn. 
                             Muc Kien Lien 2                                                                                               
    Bồ tát Mục Kiền Liên muốn cứu mẹ là bà Thanh Đề khỏi địa ngục
 
          Đức Phật dạy rằng: "Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ".
          - Nhưng Bạch Thế Tôn, làm sao con thỉnh được chư Tăng khắp mười phương về để cúng dường cùng một lúc như vậy được?
          Đức Phật dạy: "Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ của chư Tăng. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hoá độ nhân gian, cũng tập trung lại để cùng Tự Tứ. Đây là ngày thích hợp để cung thỉnh chư Tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó."                                                                                                                                                                                                                                              
          Tôn giả Mục Kiền Liên y theo lời Phật mà làm. Sau đó mẹ của Ngài được giải thoát. Trong dịp này Đức Phật cũng dạy: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm". Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.
          Kể từ những năm tháng đầu tiên, khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, các chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày nay, Lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng ca ngợi lòng hiếu thảo đối với mẹ không thôi mà đã trở thành "lễ hội" mang tính cách nhân văn nói lên lòng hiếu kính của tất cả mọi người đối với cả mẹ lẫn cha hiện tiền, hay ông bà cha mẹ đã quá vãng nhiều đời nhiều kiếp. Lòng trân trọng hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, chính là sợi dây liên kết giữa người còn kẻ mất, là truyền thống cao đẹp nêu cao tình người của dân tộc Việt.
 
hoa_hong (10)
 
4) Ý Nghĩa bông hồng cài trên ngực áo
          Một nét đẹp trong ngày Vu Lan sau này là trong buổi lễ, có kèm theo chương trình "bông hồng cài áo". Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đoá hoa hồng, ai mất cha mẹ được cài lên ngực đoá hồng trắng. Ý nghĩa thì hay, nhưng nếu nhận xét một cách sâu sắc thì chúng ta thấy có chỗ lấn cấn. Nếu trường hợp người tham dự buổi lễ còn cha mà mất mẹ, hay còn mẹ mà mất cha, thì ban tổ chức gắn hoa màu gì cho những vị này? Chúng tôi đề nghị ban tổ chức nên gắn lên ngực mỗi người hai đoá hoa nhỏ. Ai còn đủ cha mẹ thì cài lên ngực hai đoá hoa hồng. Nếu mất cha còn mẹ, hay mất mẹ còn cha, thì gắn một hoa hồng và một hoa trắng, để người được gắn hoa được an ủi phần nào.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            
                                                 
5) Tại sao làm con phải có hiếu?
           Mỗi người chúng ta có mặt trên cõi đời này là nhờ vào tinh cha huyết mẹ. Mẹ cưu mang chín tháng mười ngày, nặng nhọc như đội núi, ngày đêm như bệnh nặng. Khi sanh nở thì gan ruột như bị xé rách đau đớn mê man, nên ơn sanh thành của cha mẹ kể sao cho xiết.
          Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi. Điều này khi ai đã trải qua mới thấy thấm thía. Không có mẹ bên cạnh ai lo bú mớm tắm rửa ẳm bồng chăm sóc chúng ta? Không có cha bên cạnh ai lo tảo tần làm việc kiếm tiền nuôi nấng dạy dỗ chúng ta? Lúc còn nhỏ chúng ta cần cha mẹ mỗi phút mỗi giây ngay lúc khoẻ mạnh cũng như lúc trái gió trở trời đau ốm. Khi lớn lên, ra đời, chúng ta chạy đua theo đời, mê say sự nghiệp, bận lo lắng tô bồi cho hạnh phúc lứa đôi, hay bận lo chăm sóc cho con cái của riêng mình quên bẳng đi cha mẹ. Vì bận rộn nên chúng ta không cảm nhận rõ sự cần thiết cha mẹ bên cạnh chúng ta. Chỉ khi nào gặp cảnh ngộ không may, làm ăn thất bại, vợ bỏ, chồng bỏ, con hư, khi tám ngọn gió đời quật chúng ta nghiêng ngã, vùi dập chúng ta đến nỗi chúng ta không còn niềm tin đối với người xung quanh. Lúc đó chúng ta mới chợt tỉnh ra rằng, chúng ta còn cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng vẫn là chiếc nôi ấm áp cho chúng ta quay về nương tựa. Cha mẹ đón nhận chúng ta vô điều kiện dù chúng ta thành công hay thất bại, dù chúng ta hạnh phúc hay khổ đau. Ân sủng thiêng liêng ấy, tình cảm cho đi bao la bất tận ấy, ta có thể tìm được nơi đâu, ngoài cha mẹ của chúng ta?
          Cho nên việc phụng dưỡng cha mẹ không phải chỉ là trách nhiệm và bổn phận của người làm con, mà đó là một sứ mệnh thiêng liêng. Dù nỗ lực để tận hiếu nhưng công ơn cha mẹ thật rất khó mà đáp đền. Trong kinh Tăng Chi I, Đức Phật dạy: "Có 2 hạng người, này các Tỷ kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến khi các người 100 tuổi. Nếu đấm bóp, tắm rửa, và dẫu tại đấy họ có đại tiểu tiện, như vậy cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha!"
          Hiếu đạo theo Phật giáo, không phải chỉ cung kính cha mẹ và phụng dưỡng cha mẹ về mặt vật chất là đủ, mà chúng ta còn cần phải khuyến hoá cha mẹ trở về Chánh pháp để giúp cha mẹ thoát khỏi cảnh bị đọa lạc sau khi lìa đời. Đó mới là cách báo hiếu trọn vẹn, bởi vì trong Kinh Hiếu Tử có nói: "Cúng dường tiền bạc vật chất cho cha mẹ không bằng khuyên cha mẹ làm việc lành, bỏ việc ác. Nếu không thể cải hoá cha mẹ phụng trì Tam Bảo thời tuy có hiếu dưỡng cha mẹ cũng gọi là bất hiếu. Cha mẹ hung ngược, dâm dật, tà ngụy, trái đạo... người con phải hết sức ngăn cản mới gọi là con có hiếu"
          Con cái sống hiếu đạo với cha mẹ tạo phước đức vô lượng chừng nào thì tội bất hiếu là tội lớn chừng đó. Đức Phật xác định: "Điều ác nhất không gì hơn bất hiếu" (Kinh Nhẫn Nhục).                                                                                         
        Tóm lại, Vu Lan Bồn là ngày Lễ báo hiếu vô cùng cao đẹp của Phật giáo nói riêng và là ngày lễ hội báo hiếu nói chung của mọi người con hiếu trên thế gian này. Lễ Vu Lan mang một ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả, giúp cho con cái nghĩ nhớ đến công ơn cha mẹ, khơi dậy trong lòng họ tinh thần báo hiếu đáng quý, đang trân trọng. Riêng chúng ta là người con Phật nhận thức sâu sắc lời Phật dạy, đối với cha mẹ ngày nào cũng là ngày Vu Lan, vì cuộc đời vô thường, ai biết được một ngày nào đó chúng ta mồ côi cha mẹ, hay chính chúng ta lại là người ra đi trước cha mẹ. Cho nên báo hiếu mẹ cha chúng ta báo hiếu hằng ngày chứ không chờ đến ngày Lễ Vu Lan. Tuy nhiên hôm nay mùa Vu Lan lại về, thời gian này ghi đậm trong tâm chúng ta là mùa báo hiếu vì thế chúng ta cùng nhau nỗ lực tinh tấn thực hành hạnh hiếu, để báo đáp thâm ân của cha mẹ vậy./.
 
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
(August 16-2017)
 
Tài liệu:
* Bách khoa toàn thư Wikipedia
* Kinh Vu Lan Bồn, Kinh Nhẫn Nhục, Kinh Hiếu Tử, Kinh Tăng Chi I,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 4318)
Đã mấy độ Vu-Lan rồi, mà người đây vẫn còn ngồi trên đất khách. Hồi tưởng lại lần bấm đốt tay, chưa chi đã hơn mười lăm năm xa cách quê hương. Biết bao nỗi nhớ niềm thương chĩu nặng cõi lòng.
11/04/2013(Xem: 4613)
Mỗi độ thu sang, trời thu hiu hắt, gió thu dịu dàng, lá vàng lặng lẽ nhẹ rơi, khơi dậy lòng người nỗi nhớ niềm thương đến những bậc sanh thành dưỡng dục. Tiết trời thu khiến cho lòng người bâng khuâng u hoài cảm nhớ đến Vu-Lan rằm tháng bảy.
11/04/2013(Xem: 4582)
Mới ngày nào đây, nay tính đã đầy mười đầu ngón tay. Đã mười năm! Mười năm trôi qua tựa hồ vừa ra giấc mộng. Thời gian như thoi đưa! Đã mười năm ly hương, mười mùa Vu-Lan thương nhớ ngậm ngùi đi qua như bóng câu cửa sổ, như áng mây chiều nhẹ trôi, như tấc bóng hoàng hôn không một chút lưu luyến đợi chờ!
11/04/2013(Xem: 3704)
Kính gởi chư Tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Chư Đại Đức Tăng, Ni cùng toàn thể Phật Giáo đồ trong và ngoài nước.Thưa quý Ngài cùng quí vị, Mùa khánh tuế sau những tháng ngày tịnh tu của Tăng đoàn đã kết thúc nhân tiết lễ Vu Lan thắng hội Rằm tháng bảy. Lễ Tự Tứ và lễ Vu Lan song hành diễn ra trong tiết thu đông (hay tiết hạ tùy theo khu vực) theo truyền thống lâu đời của Phật Giáo.
11/04/2013(Xem: 5363)
Cứ mỗi mùa thu đến, lá vàng rụng đầy trên sân, trên lòng đường, dù ở bất cứ nơi nào lòng con luôn nghĩ về mẹ. "Mẹ là lọn mía ngọt ngào, mẹ là nải chuối buồng cau". Một nhà sư từng viết như thế khi nói về người mẹ. Với con, mẹ là không chỉ là lọn mía, nải chuối buồng cau, mẹ là Tiên, Là Phật, Là Đấng Tối Cao duy nhất của đời con.
11/04/2013(Xem: 11526)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
11/04/2013(Xem: 4416)
Hiếu là ý nghĩa của đạo đức, và cũng là phẩm chất của đời sống hạnh phúc và giác ngộ. Kinh điển Phật Giáo thường dạy rằng chư Phật và Bồ Tát trong quá khứ do lòng hiếu thảo với cha mẹ phát đại bi tâm cứu độ tất cả chúng sanh mà thành đạo nghiệp. Tức là xuất phát từ tình thương cha mẹ sâu sắc, ý thức khổ đau của người thân liên hệ đến nỗi khổ đau của đồng loại và chúng sanh.
11/04/2013(Xem: 3660)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da.
11/04/2013(Xem: 4469)
Đây là lần đầu tiên, với tư cách tác giả tôi xin được lên tiếng về bài ca cổ “Cánh Cò Mang Theo”, từ lâu đã bị cắt xén, sửa đổi nội dung mà không có ý kiến hay sự đồng tình của tác giả . Và cũng để nhân mùa Vu lan Báo Hiếu , cống hiến cho quý đọc giả một câu chuyện với kết cục buồn nhưng lòng mẹ thì vẫn luôn còn hiện hữu.
11/04/2013(Xem: 3967)
Hạ bước vào quán lúc 12 giờ trưa, cô đảo mắt nhìn quanh, thật khó tìm một chỗ ngồi rộng rãi ở cái quán nổi tiếng là thức ăn ngon này, cuối cùng cô cũng tìm được chỗ ngồi gần cửa ra vào, nơi một cặp vợ chồng vừa đứng lên. Luồng khói đâu đó mù mịt túa vào chỗ Hạ ngồi, xuất phát từ bàn bên, những người ăn mặc sang trọng đang ngả nghiêng , ồn ào nâng ly, cụng chén...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]