Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Luận Chữ Hiếu

03/08/201720:16(Xem: 6719)
Tiểu Luận Chữ Hiếu

Cha Me
Cha Me-3
Tiểu Luận Chữ Hiếu
 


Trên Face Book có bạn hữu mong muốn tôi viết về đề tài “Hiếu Đạo”, nhân ngày tuyên dương Cha “Father’s Day” hàng năm vào đầu tháng 9 tới. Đây là theo truyền thống phương tây và ở nước Úc này. Cố nhớ lại xem ở VN xưa nay có cái truyền thống tuyên dương công trạng của người cha hay không? Quả thực, ai thì không biết, chứ riêng tôi, nay đã ngoài thất tuần {bảy bó rưỡi} thì chẳng hề thấy có một ngày nào trên tờ lịch Đông Phương {Lịch con nước} ghi nhận ngày “Công cha” cả. Thế nhưng tìm vào những câu ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ thì quả là không ít đâu nhé. Chắc rằng văn hóa VN ta khá khiêm nhường về cái “Đức” của người làm cha, nên chỉ nhắn nhủ qua những câu ca dao, tực ngữ hay ngạn ngữ mà thôi. So với công lao dưỡng dục nuôi con của người Mẹ, thì người Cha tuy là chủ cột trong gia đình vẫn bị thiệt thòi hơn một chút. Chả thế mà người đời có câu: “Gà Trống nuôi con” mang đầy tính thương hại, cảm thông cho người đàn ông nào bị “góa vợ” cô độc nuôi con thơ. Nhắc tới chữ “Hiếu” thì phải kể tới giáo lý của Cụ Khổng qua những kinh điển ngàn năm cũ rich đó là “Tứ thư, Ngũ kinh” mà qua biết bao nhiêu triều đại Quân chủ ở VN thường lấy đó làm đề thi cho các thí sinh qua các kỳ thi cử từ cấp huyện tới trung ương để nhặt các ông “Trạng” phân bổ quan quyền các cấp hành chính của triều đại đương quyền. Thiệt là hữu dụng, hoặc vô dụng tùy theo bản chất của con người được bổ nhiệm, hay của thực trang tốt xấu của triều đại đó. Khổ nỗi, cái ngày xửa, ngày xưa ấy, thì những sự kiện trên đều là quyền độc tôn thực thi của đấng mày râu mà thôi. Chính vì cái lý này mà nhân gian bình công cho giới làm Cha rất ư là cẩn trọng, khen chê cũng hết sức chừng mực, bởi giới mày râu tuy có công nuôi con duy trì dòng họ nhưng cũng không ít trường hợp gây họa sát thân cho cả dòng tộc. Cái luật “Chu di Tam Tộc, hay Cửu Tộc” của các triều đại xưa đó, quả thực đã hại tới danh dự và trách nhiệm của người làm Cha. Cái gương tày liếp của Cụ Nguyễn Trãi Công thần mấy triều nhà Lê cũng khiến lòng người hãi sợ cho cái kiếp làm Cha.

Trong dân gian ta thường nghe thấy ngạn ngữ “Trời sinh, Đất dưỡng” hay “Cha sinh, Mẹ dưỡng” không biết có phải của Cụ Khổng hay không, họa là của một giáo lý trong đạo giáo nào đó mà trở thành câu thành ngữ của nhân gian. Hai câu này tuy hai mà một vì “Trời sinh, đất dưỡng” = “Cha sinh, Mẹ dưỡng” Có tính ví von thu hẹp không gian và thực tế mối quan hê trong gia đình. Rõ ràng không hề nhắc tới công Cha nuôi dưỡng con cái, cái công “sinh” thật là mơ hồ làm sao, trẻ thơ làm sao hiểu cho thấu đáo, đến ngay kẻ làm Cha nhiều người còn hiểu lờ mờ nữa là. Tuy nhiên, trong ca dao Việt Nam cũng thường nhắc tới “Hiếu Đạo” mà trong sách giáo khoa mấy trăm năm nay bằng Việt ngữ thường dạy học sinh trong các cấp phổ thông, hoặc ông bà, cha mẹ hay trong các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thường nhắc tới, đó là bài ca dao thể thơ lục bát dễ nhớ, dễ thuộc không tựa đề, không tác giả:

“Công Cha như núi thái sơn

 Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng Thờ Mẹ Kính Cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là Đạo con”

Cha Me-7

Học và đọc thuộc lòng bài ca dao này, suốt cả cuộc đời cho tới cái niên đại 2017 này, tôi suy ngẫm hoài theo thói thường tình thì cứ như nước chảy qua cầu, cứ như gió thoảng qua tai, hiểu mà chẳng hiểu chi ráo. “Cho tròn chữ Hiếu” thì làm sao cho tròn? Có khả năng làm tròn hay không? Ngày trước làm con, bây giờ làm cha, rồi làm ông Nội, ông Ngoại nữa, tôi thực không biết cái tiêu chí nào, cái điều lệ nào để hiểu, để biết đám con cái mình, chúng làm tròn chữ hiếu với mình đây, cũng tự hỏi chính bản thân mình đã làm tròn chữ hiếu với đấng sinh thành ra mình chưa nữa? Mông lung và bát ngát. Lại nữa, trong ca dao nhắc ta “Một lòng Thờ Mẹ, Kính Cha”, tìm hiểu về những gì ông Khổng viết ra và qua những tình tiết trong các truyện cổ tích hay trong đời sống hiện tại, 75 năm cuộc đời chứng nhân cho chữ Hiếu thì chỉ thấy các hành động, những biểu thị trong các lễ tang, nhất là những thủ lệ cho con trai, con dâu trong gia tộc khi chịu tang cha mẹ, thật là bất nhẫn mà đời nay chẳng còn mấy ai theo nổ, mà còn cho là “hủ lậu”, ngay tới chính quyền hiện nay ở khắp các nước Á châu bị ảnh hưởng của Đạo Khổng cũng không thể chấp nhận được, mà còn đòi hủy bỏ. [Đây nói tới những thủ tục chịu tang 3 năm, cắm lều sống cơ khổ bên mộ phần cha mẹ 3 năm không làm việc gì cả]. Như vậy là “Đạo làm con thờ kính cha mẹ để báo hiếu đó sao? Đó là những cái biết sơ đẳng, cái thấy trong các tập quán nhân sinh qua đời sống hàng ngày. Chính vì thế, nên tôi có cái lối suy luận riêng của mình trong bốn câu thơ ca dao trên. Cũng xin mạnh dạn mạn đàm qua trang tiểu luận này. Hầu mang thiển ý này trình bày cái quan điểm thực hành chữ hiếu trong đạo sống làm con trong gia đạo. Những mong các qúy bạn hữu quan chiêm trong những lúc “trà dư tiểu nhậu” bàn loạn cho vui, giải khuây lúc mệt nhọc qua những thời gian lao lực kiếm cơm, áo, gạo, tiền cho bản thân và cho gia đình, biết đâu chừng cũng giúp ích cho văn hóa Việt.

 

Ngay câu đầu “Công cha như núi Thái sơn”, tôi thường tham vấn một số học giả, một vài Cụ cao niên. hỏi núi Thái sơn là ngọn núi nào ở VN? Câu trả lời là ở VN không có núi Thái Sơn, chỉ ở Trung Quốc mới có núi Thái Sơn. Nghe mà nổi đóa, nhưng cố nhịn vậy biết sao bây giờ! Câu ca dao VN thì liên quan gì tới cái nước Trung Hoa kia chứ! Nhớ lại VN có câu truyện huyền thoại về “Dê đực đẻ con” nói về ông Trạng thần đồng VN. Truyện rằng nhà vua nghe đồn ở một làng nọ có một chú mục đồng là thần đồng thông minh hay chữ tuyệt đỉnh, mới sai Tể tướng triều đình tới làng đó tìm Trạng. Khi tới ngõ nhà thầy nho dạy học cho trẻ trong làng, nhìn thấy chú nhỏ trần truồng đang đánh đáo, chơi khăng thì gọi lại hỏi thăm nhà của Trạng. Chú nhỏ nói: Nếu ngài đoán chữ giỏi, đoán trúng chữ tôi hỏi, thì tôi chỉ đường cho, bằng không thì phải trả bằng quan tiền. Được sự đồng thuận của Tiên sinh, Trạng đứng dạng hai chân và giang ngang hai tay rồi hỏi là chữ gì? Quan Tể tướng lắc đầu, chịu thua, rồi hỏi lại, Trạng nói là chữ Thái []. Thì ra chữ Đại [] thêm nét chấm [hạ bộ giữa háng] là chữ Thái [thời đó VN có chữ Nôm tạng chữ viết giống như chữ Hoa mà người tàu đang dùng bây giờ]. Thật là hữu lý, Thái Sơn là ngọn núi ở trên Trời [Thượng Thiên]. Như vậy, Công Cha cao tại thượng Thiên không có chỗ nào dưới trần thế này với tới. Đúng với cái nghĩa “Trời sinh”, mà khi từ thượng Thiên giáng mưa xuống trần gian thì trước khi “mưa móc” thường phải có sấm sét. Trong tình yêu nam nữ gọi là “tiếng sét ái tình” cũng mang tải cái ý này, mà sấm sét giáng trần thường nhằm vào nơi có chất kim loại mà đánh xuống, chính vì vậy con người thường dùng giây kim loại tiếp đất để đón những tia sấm sét đánh xuống khi bắt đầu cơn mưa. Hiểu như vậy thì công Cha thuộc Kim trong hệ thái ngũ hành [Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ] luân chuyển biến thiên. Đó cũng là dấu “Sắc” đánh dấu từ cao bên phải xuống phía bên trái, là một trong ngũ âm của tiếng Việt ngữ [sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng]. Vậy ta có thể luận rằng: “Sắc là Kim tại thái sơn”, đó là cái Tình của Cha.

 

Cha Me-8

Tiếp theo câu thứ hai: “Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Sau sấm sét là có cơn mưa đổ nước xuống trái đất. Nước nguồn khởi đầu từ ngọn thác hướng Tây rồi theo giòng chảy xuống hướng Đông kết thúc ra biển, như “Lòng Mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào”. Nguồn nước là nguồn sống của muôn vạn vật, chẳng thế mà nhân loại cứ bám theo nguồn nước mà sinh sống, lấy sông ngòi làm ranh giới bản làng, quốc gia. Thật đúng là “Đất dưỡng” hay “Mẹ dưỡng”, nước tức là Thủy trong ngũ hành là vạch ngang từ phải trên cao, vạch xuống thấp sang trái tức là dấu “Huyền” trong năm dấu ngũ âm của tiếng Việt, ngũ hành tương sinh [Kim sinh Thủy]. Cho nên mới gọi là nghĩa Mẹ. Vậy ta có thể luận rằng: “Huyền vi Thủy mạc suối nguồn tây đông”, đó là cái Nghĩa của Mẹ.

 

Câu thứ ba: “Một lòng Thờ Mẹ, Kính Cha”. Khi nói đến chữ “Thờ”, đồng nghĩa là thờ cúng, tức phải thắp nén hương dâng lên ban thờ Tổ Tiên trong gia hộ. Nén hương tức Mộc trong ngũ hành [Thủy sinh Mộc] khi nén hương cháy thân hương sẽ đổ xuống thành hình dấu “Hỏi” trong năm dấu ngũ âm của tiếng Việt, trước khi rơi rụng thành tàn nhang. Trong tâm tưởng của hành động “Thờ” tất nhiên phải tôn “Kính” các bậc tiền bối tổ tiên. Vậy ta có thể luận rằng: “Hỏi rằng Mộc trổ ai trồng”, tức cái ơn Cha Mẹ sinh ra ta, đó là hành động Thờ Mẹ, Kính Cha.

 

Câu cuối cùng: “Cho tròn chữ Hiếu, mới là Đạo con”. Hai chữ “Hiếu” và “Đạo”, ý nghĩa chỉ về hành động của người con đối với bậc Cha, Mẹ trong cuộc sống hàng ngày, sao cho phải Đạo làm người con tốt, thuận hòa, lắng nghe theo sự chỉ dẫn, dạy bảo nâng đỡ của Cha Mẹ như câu: “Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư”. Mối tương quan trong quan hệ phụ tử, mẫu tử, là mối giây ràng buộc “nhân-quả” trong luật “Nghiệp-duyên” chẳng khác nào mối liên quan giữa ngũ hành biến thiên vận chuyển trong “tương sinh” của [Kim, Thủy. Mộc, Hỏa, Thổ] hay trong tương khắc của [Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ], Cho nên luận rằng: “Ngã thân chấp Hỏa sao mong giải phiền”, dấu Ngã [~] biểu tượng cho “Hỏa” [chuyển pháp luân của Phật]. Và “Nặng căn Thổ lượng nhân duyên”, “Nặng” là dấu chấm [.] tức quả địa cầu mang hình tròn thu nhỏ cũng biểu tượng cho Tâm điểm vậy. Thuận theo sự vận chuyển của ngũ hành là sống theo Đạo lý tự nhiên. Lấy lương tâm mà hành xử theo cái lý của Đạo “Dụng Tâm ứng xử”, đó là Đạo lý Việt, Đạo lý “Vuông Tròn” được thể hiện qua sự tích “Bánh Chưng, bánh dày”, Bánh chưng vuông, bánh dày tròn. Bánh dày biểu tượng cho Thiên, bánh chưng biểu tượng cho Điền địa. Hình vuông và hình tròn là hai hình rất cân đối viên mãn, không có sự khiếm khuyết, nếu ta kẻ một đường thẳng qua Tâm điểm của hình, thì ta có thể chia nhiều phần bằng nhau, chẳng hề sai lệch. Là biểu tượng cho sự công bằng, bác ái, bình đẳng trong mọi sinh hoạt của mối quan hệ tương tác giữa người với người, dù ở trong bối cảnh quan hệ nào. Nhất là trong mối quan hệ Phụ tử, mẫu tử. Thê cho nên mới thực sự là: “Vuông tròn đạo Lý thừa truyền Hiếu sinh”.

 

Để kết luận bài tiểu luận này, tôi xin ghi lại bài thơ lục bát, hầu luận bàn về “Hiếu Đạo” mà Tiền nhân muốn nhắn nhủ thế hệ con cháu sau này. Bài thơ như sau:

           

                                                SắcKim tại Thái sơn

                                                Huyền vi Thủy mạc, suối nguồn tây đông

                                                Hỏi rằng Mộc trổ ai trồng?

                                                Ngã thân chấp Hỏa, sao mong giải phiền

                                                Nặng căn Thổ lượng nhân duyên

                                                Vuông Tròn Đạo lý, thừa truyền Hiếu sinh.

 

Rất mong được các bạn hữu chia sẻ những cảm nghĩ của mình về Đạo Hiếu sinh, xuyên qua những cảm nhận và sự thông thái của các bạn. Mong lắm thay, Thân chúc mọi người được vạn sự an lành, vui vẻ.


Nguyên Khang

Email: [email protected]              








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 8279)
Trước đây, khi viết bài này, trong tay tôi chưa có các phương tiện nghe nhìn tối thiểu , để có thể hỗ trợ mình hoàn thành mong ước, chuyển tải một cách nhanh nhất những điều mình cảm nhận hầu chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi ấy tôi không biết bài thơ này nằm trong tập thơ “SÁU-TÁM” của nhà thơ Nguyễn Duy.
11/04/2013(Xem: 4394)
"Khúc ngâm cùa người con đi xa" - Sợi chỉ trong tay của người Mẹ hiền. Nay đang ở trong chiếc áo người con đi xa mặc trên người. Lúc mới lên đường, Mẹ khâu từng mũi chỉ kỹ càng dày dặn hơn. Có ý sợ con đi lâu mới trở về. Ai dám bảo rằng tấm lòng của của tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng cảu ba tháng trời xuân?
11/04/2013(Xem: 7015)
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan, Có thật nhiều kỳ quan, Nhưng kỳ quan đẹp vẫn là Mẹ của ta, Mẹ của ta là kỳ quan đẹp nhất, ....
11/04/2013(Xem: 4793)
Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu, Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai hay một bọt bong bóng, Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay, Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ những điều kiện trói buộc.
11/04/2013(Xem: 5022)
Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”.
11/04/2013(Xem: 4686)
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
11/04/2013(Xem: 3879)
Nói đến lễ Vu Lan là nói đến Hiếu hạnh; nói đến Hiếu hạnh, chúng ta nghĩ ngay đến ân nghĩa Cha Mẹ. Không người con nào trên đời mà không được sinh ra bởi cha mẹ. Bởi vậy, từ ngàn xưa đến nay, từ đông sang tây, bất luận ở nền văn hóa nào, quốc gia nào, dân tộc nào, con người đều thương yêu, tôn quí và báo ân cha mẹ. Thương yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên, còn sự tôn quí và báo ân thì cũng tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa mỗi nơi mà có sự ứng dụng đậm hay nhạt; có khi phải có sự kêu gọi, nhắc nhở. Nhưng tựu trung, con cái lúc nào cũng cần ý thức về nguồn cội của mình.
11/04/2013(Xem: 4714)
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
11/04/2013(Xem: 4769)
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam. Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
11/04/2013(Xem: 5150)
Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]