Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Lạc Thành Chùa Giác Ngộ, Sàigòn

29/08/201608:56(Xem: 7422)
Lễ Lạc Thành Chùa Giác Ngộ, Sàigòn

Ngày 28-8-2016 (Chủ nhật, 26-7-Bính thân), chùa Giác Ngộ đã tổ chức Lễ Lạc Thành và Huý kỵ lần thứ 24 cồ Hoà thượng viện chủ, Khoá tu Ngày An Lạc lần 6

Quang lâm chứng minh, tham dự lễ có sự hiện diện của: HT.Thích Đức Nghiệp Phó Pháp chủ HĐCM, HT Thích Viên Giác thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Thiện Pháp Phó Chủ tịch thường trực HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự TW, HT Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Như Tín, đồng Phó BTS GHPGVN TP.HCM; chư tôn đức BTS PG các tỉnh thành, các quận, huyện TP.HCM.

Về phía khách quý có bà Huỳnh Thị Xuân Lam, uỷ viên Uỷ ban KTTW Đảng, Ông Phạm Quang Đồng Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban tôn giáo TPHCM, ông Nguyễn Đức Trọng Phó bí thư quận uỷ, chủ tịch UBND Quận 10 cùng lãnh đạo các cấp đồng tham dự.

Nhờ Tam Bảo gia hộ, ngôi đại hùng bảo điện chùa Giác Ngộ được xây dựng mới trong 3 năm (từ năm 2013 đến năm 2016) với tổng diện tích xây dựng 4735 m2 gồm có 2 tòa. Tòa chính điện gồm 1 hầm, 6 lầu, 1 sân thượng, với diện tích mỗi sàn là 340m2. Với kiến trúc hiện đại bao gồm chánh điện, phòng học, phòng họp và các phòng chức năng. Sức chứa của chùa là 1300 người sinh hoạt tu học cùng một lúc.

Tổng kinh phí trùng tu mới Chùa Giác Ngộ là 67 tỷ 752 triệu đồng, trong đó, 11 tỷ là chi phí xây dựng tầng Hầm và còn lại là chi phí Tòa chính điện và tăng xá, bao gồm mỹ thuật nội thất.

Tại buổi lễ, chư tôn giáo phẩm thực hiện các nghi thức khai quang đại hùng bửu điện và cắt băng khánh thành chùa Giác Ngộ. Hơn 250 vị là Hoà Thượng, Thượng toạ, Đại Đức đại diện cho Quý Chùa, Thiền viện, Đạo Tràng, v.v khắp mọi nơi cũng đã gởi những lẳng hoa xinh đẹp, những tặng phẩm để chúc mừng cho ngày Lễ Lạc Thành của Chùa Giác Ngộ.

Cũng trong buổi lễ, Thượng toạ Thích Nhật Từ cũng đã tặng kỷ niệm chương và gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Quý Phật tử, các mạnh thường quân đã có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chùa Giác Ngộ.

Đồng thời khoá tu Ngày An Lạc vẫn diễn ra trong không khí hân hoan tu học của các tu sinh, qua bài thuyết pháp của Hoà thượng Thích Giác Toàn về chủ đề “Thất bồ đề phần” đồng thời được gặp gỡ  Cư sĩ Tống Hồ Cầm trong chương trình vì sao tôi theo đạo Phật.

Từ nay trở đi, Chùa Giác Ngộ sẽ được sử dụng theo tông chỉ “nhập thế phụng sự, tốt đời đẹp đạo”, không chỉ là địa chỉ tu tập quen thuộc, mà còn là nơi thường xuyên tổ chức các Phật sự nhập thế như hoằng pháp, giáo dục, văn hóa và từ thiện, nhằm mang lại phúc lạc và hạnh phúc cho số đông như đức Phật đã chủ trương. Trên tinh thần “phụng sự nhân sinh là thiết thực cúng dường đức Phật”. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bài của Ngộ Hạnh

blank


LẠC  THÀNH  CHÙA  GIÁC  NGỘ

Chùa Giác ngộ tọa lạc tại  F 3, quận 10, đường Nguyễn Chí Thanh, TP Hồ Chí Minh.

Chùa do cố Hòa Thượng T. Thiện Hòa, phó Tăng Thống GHPGVNTN xây dựng vào thập niên 60 thế kỷ XX. Nguyên gốc từ cư sĩ Trần Phú Hữu hiến cúng lô đất diện tích 695m2 vào năm 1946 cho Giáo hội Tăng già Nam Việt do HT T. Thiện Hòa làm Trị sự trưởng kiêm Giám đốc Phật học đường lúc bấy giờ. Sau đó cư sĩ cũng xuất gia với đạo hiệu T.Thiện Đức.

Tại cơ sở nầy, năm 1959 là trường Trung-Tiểu học Bồ Đề, do HT T.Quảng Liên làm Hiệu trưởng.  Năm 1970 được trùng tu.   Năm 1979 thành lập Phật học viện Sơ đẵng Thiện Hòa đến năm 1984, tuy thời gian sinh hoạt của trường ngắn ngủi, nhưng một số  học Tăng xuất thân từ nơi đây đã trở thành Tăng tài cho Giáo hội.Hiện nay, từ  nền giáo dục đào tạo của Giáo hội thông qua chùa GIác Ngộ, đã có những Thạc sĩ, Tiến sĩ, đóng góp công sức tài năng cho Phật giáo trong và ngoài nước.

Trên 60 năm tồn tại với thời gian, chùa Giác Ngộ xuống cấp trầm trọng; để  được tái thiết, chùa đã vượt qua nhiều khó khăn mà ngày hôm nay, giữa phố thị quận 10, Giác Ngộ đã có 7 tầng lầu và một hầm chứa xe với diện tích 3.476m2.

Với mục đích hiện đại hóa Phật giáo, chủ trương một đạo Phật nhập thế và thực tiển, TT. T. Nhật Từ đã có nhiều  hình thái sinh hoạt đa dạng như in ấn, thuyết giảng, sản xuất băng đĩa, hướng dẫn các đạo tràng tu tập, cổ súy thực hành pháp Vipassana, Tứ Thánh đế, Tứ niệm xứ...đặt nặng giáo dục, hoằng pháp, văn hóa từ thiện, Việt hóa nghi lễ, kinh tụng và kiến trúc chùa viện.

Chùa Giác Ngộ là nơi biên tập và xuất bản Đại Tạng Kinh Việt Nam (MP3) trên 120 CD, tủ sách Đạo Phật Ngày Nay, trên 200 quyển, sách nói Phật giáo trên 100 CD, Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay trên 100 CD và VCD và hàng ngàn pháp thoại của Thầy Thích Nhật Từ.

Sáng ngay28/8/2016, sau gần 4 năm  qua nhiều công đoạn trùng tu tái thiết, chùa Giác Ngộ đã long trọng tổ chức lễ Lạc Thành cung đón hàng ngàn chư Tôn đức Tăng ni và Phật tử, đồng thời cũng là ngày húy kỵ của cố HT. T. Thiện Huệ, cố tọa chủ chùa Giác Ngộ.Điều đặc biệt mà không chùa nào có, tại chính điện chùa Giác Ngộ, ba bảo tượng bổn sư: - một, bảo tượng pháp ấn địa xúc, một  bảo tượng tĩnh tọa  và một  bảo tượng Phật đang thuyết giảng. Thờ phụng đơn giản, uy nghiêm, thanh thoát. Toàn bộ kiến trúc thoáng đản.

Đây là sự kiện mang tầm vóc khá lớn qua  những Phật sự mà TT.T.Nhật Từ trong thời gian qua góp phân cống hiến cho đạo Phật Việt Nam. Một tu sĩ có đầu óc canh tân, hiện đại, thực tế song hành với nét văn hóa cố gắng đưa đạo Phật Việt Nam vào thời đại hội nhập. Do ý tưởng manh nha từ lúc du học về, TT T.Nhật Từ đã thành lập trang Web, tạp chí đều lấy tên "Đạo Phật Ngày Nay" đúng với ý nguyện và tên gọi.

Trong lời đạo từ của HT T. Đức Nghiệp, phó Pháp chủ không tiếc lời khen ngợi công sức của TT.T.Nhật Từ. HT cảm động khi nghe TT phát biểu trước hội chúng bằng giọng khàn đặc, kết quả suốt thời gian dài TT đã lao tâm khổ trí cho nhiều phật sự, nhất là gần 4 năm để chùa Giác Ngộ có bộ mặt khang trang, hiện đại như hôm nay.

 

MINH MẪN

28/8/2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5774)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 4009)
Tuesday, September 08, 2009 Chuyến đi California của hai mẹ con cùng người anh khởi đầu bằng trầm lặng. Mãi đến phút chót nhờ mạng lưới điện toán, việc trở thành nhanh chóng. Chỉ vài phút trên màn điện, bấm vài lần trên bàn chữ là xong hoàn toàn việc mua vé máy bay cũng như chỗ ở. Vé mua làm xôn xao đàn em gái lúc nào cũng chăm chỉ vùi đầu vào công việc. Với lũ em, chuyện đi xa vài ngày là đắn đo quanh từng sắp đặt lớn........
10/04/2013(Xem: 3219)
Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong truyện Kiều, cũng như ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay.
10/04/2013(Xem: 3690)
Trăng 14 lẻn nhẹ vào Am. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười. Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng.
10/04/2013(Xem: 3889)
Tựa bài viết có vẻ không ổn vì hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác!
10/04/2013(Xem: 3842)
Tôi từng được nghe mẩu truyện rất cảm động. Truyện chỉ có hai nhân vật chính. Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, nhờ gửi tặng mẹ ở cách xa anh ta hơn ba trăm cây số. Nhưng bất chợt, anh thấy một cô bé, đứng nép cánh cửa tiệm và đang ôm mặt khóc. Cảm thương, anh đến bên, dịu dàng hỏi...
10/04/2013(Xem: 3283)
Thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh gửi cho học trò ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi Ngày 20.7.2009 Thân gửi các con của thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi, Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con. Khoá tu mùa Hè ở Mai Thôn rất vui và rất thanh tịnh. Tuy có khó khăn kinh tế trên thế giới, nhưng số người về Làng tu tập trong bốn tuần lễ cũng rất đông,...
10/04/2013(Xem: 4184)
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 3679)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến những cảm xúc đó. Tôi biết rằng trường dạy Tâm Lý Học ở Tây Phương người ta thường khuyến khích việc bày tỏ những cảm giác và xúc cảm, ngay cả những cảm xúc tức giận.
10/04/2013(Xem: 3615)
Thưa Thầy, Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này? “Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng Ngày mai nếu trở về quê cũ Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567