Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự tích Lễ Vu Lan bị xuyên tạc

21/08/201604:37(Xem: 8239)
Sự tích Lễ Vu Lan bị xuyên tạc

ts nguyen ngoc mai

TIẾN SĨ  NGUYỄN NGỌC  MAI ???

 

 

Những chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Hoằng Pháp, lượng người đi không thể đếm xuể, suốt đêm 14 đến cả ngày rằm, mặc dù không phải là ngày cuối tuần, thế mà, số người đi lễ cứ như đêm giao thừa, và có lẽ hơn cả đêm giao thừa. Những nhà sát đường dẫn đến chùa Hoằng Pháp không thể ngủ vì tiếng động cơ xe máy rầm rập suốt đêm.

 

Việc quá tải cho những ngôi chùa không rộng lắm, chen chúc với khói hương, nhưng chuyện lạ là không hề dẫm đạp nhau như những lễ giổ đền Hùng hay giành giựt "pháp ấn" mà không năm nào ổn định được trật tự ở phía Bắc. Chùa Hương, chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ , chùa Liên Phái...cũng như những chùa nổi tiếng ở Hà Nội, trong những dịp lễ lớn như thế, không hề xẩy ra hổn loạn, phải chăng văn hóa lễ hội Phật giáo cũng đã tác động không nhỏ đến ý thức của người dân. Đây là chuyện đáng mừng. Ngoài việc lễ chùa, những quán, tiệm, nhà hàng chay cũng không thể phục vụ cho thực khách quá tải, đến độ, sau rằm là họ phải nghỉ bán vài hôm.

 

Tại nhà riêng, cho dù không phải Phật tử đi chùa, mọi người dân không tôn giáo cũng bày lễ cúng tháng bảy khá trang trọng; không phải tự dưng họ bắt chước người theo  đạo Phật mà cúng, phải chăng, tinh thần báo hiếu và mùa Vu lan đã hòa hợp như sữa với nước trong giòng máu dân tộc cả nghìn năm nay! Mặc dù họ không biết kinh, không hiểu nguồn gốc báo hiếu từ nhà Phật, nhưng chắc chắn họ cũng hiểu loáng thoáng về hình ảnh đại hiếu của ngài Mục Kiền Liên khi biết mẹ chịu nạn nơi cỏi u buồn. Chỉ cần có thế chứ đâu cần hiểu quá mức như bà TS Nguyễn Ngọc Mai (Chuyên Gia Văn Hóa - Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Việt Nam) nói về nguyên nhân lể Vu Lan và lể Xá Tội Vong Nhân, để rối, làm cho ngoại đạo xuyên tạc ý nghĩa Vu Lan báo hiều của nhà Phật.

 

Trong chương trình VTC 4 phỏng vấn  bà TS về lễ Vu Lan và báo hiếu, vào ngày 17/8/2016,  bà trả lời một cách "thông thái" tạo cho người nghe, chưa hiều về Phật giáo, một cảm phục thông tuệ của nhà Nghiên cứu Tôn giáo tại Việt Nam, một chuyên gia Văn hóa Việt Nam, mà người trong Phật giáo cảm thấy ngỡ ngàng, vì từ lâu, có lẽ mình chưa hiểu thấu đáo tới truyện tích Mục Liên-Thanh đề đến chỗ rốt ráo như bà TS Nguyễn Ngọc Mai chăng.

 

- Bà TS nói: Ngài Mục Kiền Liên là đệ tử "cưng" của đức Phật. riêng vấn đề nầy, bà đã hạ nhục tình cảm của Đức Phật đối với hàng ngàn Tăng sĩ trong giáo đoàn lúc bấy giờ. Một bậc xuất trần như đức Bổn sư, không đệ tử nào được cưng nhất, cưng nhì như tình cảm thế tục, tất cả đều bình đẵng. Và bẻ cong giáo lý bất nhị của đạo Phật.

- Bà TS nói rằng - một đệ tử thông tuệ của đức Phật, xin đức Phật "thỉnh kinh Vu Lan và dùng thần thông phá ngục cứu mẹ". Có lẽ các nhà nghiên cứu giáo lý Phật giáo cần tìm hiểu sâu hơn, lục tung Tam tạng giáo điển để tìm cho ra cái phát minh của bà TS viện nghiên cứu Tôn giáo đã phán như một truyền tích độc nhất vô nhị về đạo Phật- Làm gì có kinh Vu Lan mà yêu cầu đức Phật thỉnh lúc bấy giờ, và ngài Mục Kiền Liên làm gì có quyền phép vượt qua nhân - quả  để phá ngục cứu mẹ! Chứng tỏ bà TS chưa học về luật nhân quả của nhà Phật. Ngay cả đức Phật, trong kinh Vu Lan đã  bảo: " Dầu ông thần-lực nhiệm-mầu,Một mình không thể ai cầu được đâu." Kinh chưa thất truyền mà đã có người xuyên tạc về luật nhân quả của đạo Phật như thế thì thử hỏi, lâu dài, Viện Nghiên cứu Tôn giáo gồm toàn Tiến sĩ  thông bác như thế sẽ đưa Phật giáo đi về đâu, và dĩ nhiên, nguời đời sau, không hiểu đạo Phật sẽ nghĩ đạo Phật là loại Thần thoại mê tín chuyên cầu đảo???Nhân quả không ai có thể vượt qua, dù cho Thần lực như đức Phật, giải quyết nhân quả  bằng phúc báu và công đức tu tập để chuyển hóa chứ không thể dùng thần thông để "xóa án". Một TS  chuyên nghiên cứu Tôn giáo mà không hiểu luật nhân quả sơ đẵng của Phật giáo là chuyện không thể có, thế tại sao bà TS Nguyễn Ngọc Mai cho phép Mục Kiền Kiên dùng Thần thông phá ngục đưa mẹ lên? đã thế, khi thoát ngục lại biến thành con chó  theo quấn quýt  bên chân Mục Kiền liên - thà để bà chịu tội dưới ngục còn hơn làm con chó , một bà mẹ được cứu  để rồi làm chó thì đạo lý hiếu để của người bình thường không thể có hà huống một Thánh Tăng nhà Phật biến mẹ thành chó??? quấn quýt  bên chân con để hối lỗi, một tội nặng phải bị giam cầm thế mà chỉ cần làm chó để hối lỗi được thoát kiếp đọa kể cũng lạ. Vậy ai muốn khỏi đọa địa ngục khi phạm tội, cứ nguyện làm chó  cho khỏe!!! dĩ nhiên đây không phải là giáo lý của nhà Phật mà là giáo lý của bà TS Nguyễn Ngọc Mai, viện nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam. Thế rồi ngài lại cho phép bà thành người trở lại; nếu có quyền năng vĩ đại như thế thì cứ đưa thẳng từ ngục về làm người để rồi hai mẹ con ăn chay niệm Phật rồi lại bay về Trời, hà cớ Phật dạy làm chi: Lòng hiếu thảo của ông dầu lớn,
Tiếng vang đồn thấu đến Cửu-thiên
Cùng là các bậc Thần-kỳ
Tà, ma ngoại-đạo, bốn vì Thiên-vương
Cộng ba cõi sáu phương tu-tập,
Cũng không phương cứu-tế mẹ ngươi.
Muốn cho cứu đặng mẹ người.
Phải nhờ thần-lực của mười phương Tăng.
Pháp cứu-tế ta toan giải nói,
Cho mọi người thoát khỏi ách-nàn!"

Kinh dạy rõ ràng như thế, chả hiều bà TS móc đâu ra chuyện tếu đầy xuyên tạc Phật giáo như  vậy???

 

Trên đây là những  ý cơ bản mà bà TS Viện nghiên cứu Tôn giáo đã sai lầm hay cố tình sai lầm, thì thử hỏi, chuyên sâu triết lý nhà Phật sẽ bị bà TS xuyên tạc, bẻ cong đến mức độ nào. Ban Tôn giáo chính phủ nói chung, vụ Phật giáo nói riêng sẽ hãnh diện chăng nhà nước và ban chuyên ngành đã đaò tạo thành công một chuyên gia Tôn giáo như thế? Những người Phật tử Việt Nam còn hiểu được trình độ và ý đồ của một chuyên gia Tôn giáo như thế thì những nhà nghiên cứu Tôn giáo trên thế giới sẽ hiểu gì về viện đào tạo chuyên gia nghiên cứu Tôn giáo của Việt Nam hiện nay? Những tưởng một tiến sĩ  Tôn giáo cách đây không lâu, được chọn làm người hướng dẫn, giải thích về tín ngưỡng Phật giáo tại chùa Ngọc Hoàng quận Nhất  Sài gòn đã sai lầm, nay lại thêm một TS tầm cở hiểu Phật giáo một cách sai lầm tầm cở.

Thật ra, những mẫu người được đào tạo với mục đích gì không quan trọng, nhưng ít ra phải nắm vững lãnh vực của mình đang phục vụ một cách khách quan, nếu có dụng ý xuyên tạc, bôi nhọ Phật giáo,  thì ít ra cũng như Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn văn Trung,  người Kito giáo trước 1975 tại miền Nam Việt Nam, đã thể hiện trình độ uyên bác siêu việt như thế chứ. Tiếc thay, từ trí thức đến các tầng lớp xã hội hiện nay đã xuống cấp một cách trầm trọng. Một ít Tu sĩ  Tôn giáo, nhất là Phật giáo đã sa sút về nhân cách, một vài trí thức, chuyên gia sa sút về trình độ, một vài bộ phận trong xã hội đánh mất đạo đức cơ bản, ai đó, một lãnh đạo đã chưa thể hiện phong cách nho nhã của một nữ lưu Việt Nam...thì thử hỏi tương lai đất nước đi về đâu?

Tôn giáo đại diện không những tâm linh mà còn là nề nếp đạo đức, văn hóa, nền tảng cho xã hội mà còn bị bóp méo như thế, đạo Phật dưới cặp mắt của bà TS Nguyễn Ngọc Mai là chuyện Thần thoại thì người dân chưa hiểu đạo Phật, sẽ xem đạo Phật là loại mê tín không thích hợp với trình độ nhân loại hiện nay.

Lượng số người đến với Phật giáo bằng niềm tin, qua những lễ hội, cho thấy nhu cầu tâm linh và niềm tin Tôn giáo đang là chiếc phao cứu nạn cho cuộc sống đầy phiền muộn, mong rằng, hãy để niềm tin đó được trong sáng với đức tin kiên cố, nếu Phật giáo chưa đóng góp gì cho đất nước phát triển và hội nhập hiện nay thì đạo Phật cũng không hề làm thương tổn đạo đức xã hội, không đánh mất  lương tâm nhân quả của cuộc sống để làm băng hoại nhân loại, vì Albert Einsten đã xác nhận: “Tôn giáo tương lai sẽ là tôn giáo toàn cầu, vượt lên mọi thần linh giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy vừa phải bao quát phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm trọng thể gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có đạo Phật đáp ứng đủ điều kiện đó

Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được mọi nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo.

Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa những khám phá mới của khoa học.

Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”

Như vậy, hà cớ bà Ts và còn ai đó nữa manh tâm xuyên tạc Phật giáo một cách trắng trợn và hạ cấp như thế.

Vui là quần chúng đang quay về với các Tôn giáo, buồn là những nhà nghiên cứu Tôn giáo lại dẫn quần chúng lệch hướng trên các phương tiện truyền thông của nhà nước. Đúng ra, sẽ không có tiếng nói nầy nếu không có sự phản ứng mạnh của độc giả trên các trang mạng. Xin lỗi đã quá lời, mong những ai đang lãnh trách nhiệm kiến thức Tôn giáo trong các ban ngành nhà nước, hãy miễn thứ.


MINH MẪN

27/8/2016



Lời thanh minh của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai

Đây là bài học cho những nhà trí thức khi nhận định, phát biểu về một tôn giáo mà cứ ngỡ mình đã nắm vững. Nhất là Phật giáo, không đơn thuần như những tôn giáo khác, lại là Phật giáo Bắc truyền quá đa dạng và dung thông, hàm tàng nhiều triết thuyết vi diệu


Sau khi có nhiều phản ứng trên cộng đồng mạng về bài phát biểu không chính xác, ảnh hưởng đến giáo lý nhà Phật, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai đã có lời biện bạch qua 5 vấn đề:

1. Việc tôn giả “Mục Kiền Liên dùng phép thần thông để cứu mẹ”. Nay tôi xin phản hồi lại như sau: Thứ nhất: Bản thân tôi thành thật xin lỗi vì sự sơ xuất của mình khi trả lời phỏng vấn đã không nhấn mạnh vào câu chuyện mà tôi đưa ra là theo góc nhìn của văn hóa dân gian.

Bà Tiến sĩ tỏ ra thành thật nhận sai sót về mình, tuy nhiên, nội dung qua những vấn đề trả lời vẫn còn có chút cố gắng thanh minh cho những sai sót đó.

2. Thứ 2: Khi tôi trả lời phóng viên là hoàn toàn theo cách nhìn của văn hóa dân gian và đây là một trong những câu chuyện kể dân gian mà tôi đọc trong tài liệu “tín ngưỡng Việt Nam” của Toan Ánh. 

Thưa bà Tiến sĩ, khi trả lời về Kinh điển của một tôn giáo thì không thể đem điển tích nhân gian để minh chứng, vì điển tích nhân gian là lối văn học truyên khẩu không thể đại diện chính thống cho tôn giáo, làm sao đúng với nội hàm triết lý của một tôn giáo? Bà nói: Ngay cả khi trả lời cũng là theo cách nhìn của văn hóa dân gian chứ không theo cách nhìn của kinh Phật; giải thích lễ hội Vu Lan của Phật giáo mà trả lời theo cách nhìn của văn hóa nhân gian kể cũng lạ, vậy bỏ thực chất của Phật giáo phải chăng cố tình bỏ sự thật để đưa quần chúng vào chỗ mê tín? 

Để minh chứng cho việc giải thích lễ Vu Lan, bà tiến sĩ nói rằng bà có tromg tay 10 dị bản về Vu Lan của văn học nhân gian, những dị bản này không quan trọng cho cái hiểu đúng của quần chúng về đạo Phật, những dị bản đó chỉ là trò mua vui nhân gian.  

3. Thứ 3: Các thính/độc giả búc xúc vì hai chi tiết như đã nêu trên thực tế trong văn hóa dân gian lại rất bình thường vì không chỉ có tích truyện về mẹ của Ngài Mục Kiền Liên bị đầu thai như vậy và còn có truyện kể về bà mẹ của vị Đế đô (một dị bản) cũng bị đầu thai như vậy. 

Theo đoán định của tôi có thể đây là cách mà dân gian giải thích về tục kiêng không ăn thịt chó của các vị tăng, ni. Trong quan niệm của dân gian người Việt thì việc một con người khi chết đi không phải là hết mà sẽ bị bị đầu thai chuyển kiếp thành 9 kiếp 10 đời và sau đó mới siêu thoát trở lại thành kiếp người. Vì thế chi tiết về bà Thanh Đề không có gì là lạ lẫm với dân gian người Việt. Ngoài ra tác giả Tấn Khang còn cho rằng việc tôi đưa ra chi tiết Mục Kiền Liên dùng “phép thần thông để phá ngục cứu mẹ và biến mẹ thành người” là “sặc mùi mê tín dị đoan”. Tôi cũng thành thật xin chia sẻ như sau. Trong tất cả các cốt truyện mà tôi được đọc về Mục Kiền Liên thì cốt truyện nào cũng nói đến chi tiết “Tôn giả Kiền Liên tu được nhiều thần thông” (Toan Ánh sdd, tr 355) hoặc “ông là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông” (Việt Báo)... Trong văn hóa dân gian của người Việt thì việc thần thánh hóa các nhận vật lịch sử hay nhân vật trong Phật giáo là chuyện rất phổ biến.

Xin thưa với bà Tiến sĩ, quan niệm của người Việt, con người sau khi chết còn phải chuyển thành 9 kiếp 10 đời mới được làm người...đây không phải là quan điểm phổ biến của toàn bộ dân tộc Việt. Việc Tuấn Khanh quy kết bà đưa ra chi tiết Mục Liên dùng "phép thần thông để phá ngục cứu mẹ và biến thành người" là "sặc mùi mê tín dị đoan" là đúng, vì  trong nhà Phật không hề có một Thánh Tăng nào có thể dùng phép thần thông để vượt luật nhân quả, bà lại đính chính: - Trong tất cả các cốt truyện mà tôi được đọc về Mục Kiền Liên thì cốt truyện nào cũng nói đến chi tiết “Tôn giả Kiền Liên tu được nhiều thần thông” (Toan Ánh sdd, tr 355) hoặc “ông là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông” (Việt Báo)... chuyện thần thông là có thật không chỉ trong nhà Phật mà bất cứ truyền thống tâm linh nào cũng đều có kết quả qua quá trình tu luyện. 

Do vậy, Tuấn Khanh hay bất cứ ai không phủ nhận và cho đó là mê tín thì hà cớ bà phải trích dẫn nào là - Đơn cử câu chuyện lưu truyền trong dân gian về sư Khâu Đà La (còn gọi là Già la đồ lê) là tăng sĩ rất nổi tiếng, người đã có công truyền thừa Phât giáo từ Ấn Độ vào Việt Nam nhưng được nhân dân vùng Kinh Bắc xây dựng thành hình ảnh về ông như một vị thần trong câu chuyện kể về Man Nương: “… Man Nương ngồi chờ, ngủ gật ở ngạch cửa, không ngờ quên lãng, nằm ngủ say...Sư Đồ Lê không còn có cách nào bước vào phòng bèn bước ngang mình nàng, Man Nương bỗng thấy tâm động từ đó thụ thai, mười bốn tháng sau sinh một bé gái, bà đem trả cho sư Khâu Đà La, sư bèn đem đứa bé đến trước cây đa già, gõ vào cây và đọc bài kệ. Cây bèn nở toác ra để cho sư đặt đứa bé vào, sau đó cây khép lại và nở hoa….Khi sư Đồ Lê và Man Nương từ biệt nhau, sư cho nàng một cây gậy và bảo rằng: Ta cho nàng cái gậy này đem về, hễ gặp năm nào trời đại hạn thì lấy gậy vẫy vẫy dưới đất tự nhiên sẽ có nước chảy ra cứu dân” ( Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb khxh, tr48). Câu chuyện kỳ lạ đó theo logic thông thường là không thể xảy ra nhưng sáng tạo dân gian lại cho đó là “Thiên nhân hợp nhất” hoặc “nhận được pháp khí” để giải thích về sự mang thai của bà Man Nương (trên thực tế theo âm Tày -Thái, Man Nương là từ đọc chệch từ Náng Mán - nàng chửa). Nhưng trong tâm thức dân gian Man Nương vẫn là Phật Mẫu như thường. 

Đến tận thế kỷ XI khi Việt Nam đã xác lập chế độ quân chủ và Nho giáo cũng đã bắt đầu vào Việt Nam nhưng những chuyện truyền ngôn về các Đại danh sư với phép thuật thần thông vẫn rất phổ biến như tích truyện về Quốc sư Từ Đạo Hạnh và Quốc sư Đại Điên. Truyện kể rằng khi vua Lý Thánh Tông mãi chưa có con trai mới sai Nguyễn Bông lập đàn cầu tự tại chùa Thánh Chúa, Nguyễn Bông đã được nhà sư cho thuật đầu thai thoát hóa để làm con của Ỷ Lan (xem ĐVSKTT tr 106). Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi, tr 299- 314) có trích chuyện về sư Từ Đạo Hạnh như sau: “Bố của Từ Đạo Hạnh là Từ Vinh thường dùng tà thuật quấy Diên Thành Hầu (nhà ở gần cống cót), Hầu nhờ pháp sư Đại Điên dùng phép đánh chết và vứt thây xuống sông Tô Lịch. Nhưng cái thây không chịu trôi mà cứ đứng sững mắt nhìn trừng trừng rất dữ tợn, Sư Đại Điên đến chỉ tay và đọc câu quyết: Sống chất là giấc chiêm bao/Dầu giận thế nào không để cách đêm. Tự nhiên cái thây chìm xuống nước và trôi đi mất”. 

Truyện còn kể tiếp: “Đạo Hạnh cùng hai người bạn là Không Lộ và Minh Không muốn sang Ấn Độ học di thuật để chống với Đại Điên nhưng khi đi đến xứ mán răng vàng thì gặp đức phật giả trang làm người lái đò, Khi nghe câu chuyện của ba người, Phật Như Lai đã tìm cách để Từ Đạo Hạnh không đi tiếp được mà chỉ có hai người là Minh Không và Không Lộ được Phật độ cho thành chính quả. 

Từ Đạo Hạnh đợi hai người ở bến sông mãi không thấy thì trở về và được một bồ tát truyền cho mọi thuật biến hóa màu nhiệm vì thế ông cũng biết mọi phép thần thông. Khi biết hai người bạn trở về Đạo Hạnh đã Hóa Hổ để dọa nhưng đều bị hai người nhận ra, và còn được Minh Không cho biết kiếp sau ông sẽ bị hóa thành Hổ. Khi trở về Đạo Hạnh về ở ẩn ở núi Sài Sơn (chùa Thầy). Sau một thời gian tu luyện, sư trở về Láng, tới cầu Vu Quyết, cầm gậy ném xuống sông Tô, gậy trôi ngược dòng như rồng lội, đến cầu Tây Dương (Cầu Giấy) mới dừng lại. Sư cho là mình đã pháp thuật cao bèn đến nhà Đại Điên (ở Dịch vọng) dùng gậy đánh chết Đại Điên”. 

Truyện còn kể tiếp về sau ông còn dùng thuật và bùa để giết chết Giác Hoàng (hậu sinh của Đại Điên) và thác sinh vào làm con của Sùng Hiền Hầu và thành vua Lý Thần Tông (xem ĐVSLTT, tr116). “Câu chuyện còn rất ly kì ở chỗ có chi tiết “ một hôm nhà vua bỗng nhiên hóa Hổ, trên mình mọc đầy lông lá các ngự y đều bó tay, triều đình nghe có người mách mới mời sư Minh Không đến giúp, nhà sư vào triều thì các ngự y vẫn có vẻ không coi trọng. Thấy vậy sư mới cắm một cây đinh vào cột và bảo ai có thể rút ra được thì sẽ phục, nhưng không ai rút ra được, sau đó nhà sư rút cây đinh ra rất nhẹ nhàng. Sau đó sư đề nghị nấu một vạc dầu, khi dầu sôi nhà sư dùng dầu nóng vẩy mấy giọt lên người vua Lý Thần Tông và đọc chú, nhà vua rụng hết lông lá và khỏi bệnh, từ đó thiền sư được phong làm quốc sư”.

Toàn bộ câu chuyện này đều được in trong “lĩnh nam chích quái” và “kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và cũng được dẫn lại trong bộ chính sử “Đại Việt sử Ký toàn Thư” và cũng đã được giải mã bởi các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian: Chi tiết “ném cây gậy lội ngược dòng” của Từ Đạo Hạnh đã được cố Giáo sư Trần Quốc Vượng giải thích như sau: đấy không phải là “Pháp thuật” của Từ Đạo Hạnh mà mùa mưa mưa thì nước sông Tô chênh với sông Cái nên sinh ra hiện tượng chảy ngược dòng như vậy. Sông Tô có đặc điểm như vậy nên còn được gọi là dòng nghịch thủy, nhưng dân gian đã dựa vào chi tiết đó mà nâng tầm của vị quốc sư lên. 

Các chi tiết sau về Từ Đạo Hạnh hay Đại Điên mà Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chép lại cũng là cách dân gian thần thánh hóa nhân vật của mình. 

Họ không chỉ là sư mà còn là các pháp sư và pháp sư mới là nhân vật yêu thích của sáng tạo văn hóa dân gian. Liệt kê ra những chuyện như vậy để nói rằng văn hóa dân gian có rất nhiều mô típ thần thánh hóa nhân vật lịch sử hoặc nhân vật Phật giáo nhưng không thể gọi đó là “sặc mùi mê tín dị đoan” mà trong nghiên cứu văn hóa dân gian gọi đó là sáng tạo dân gian. 

Người dân sáng tạo lại nhân vật theo ý muốn của mình để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống để nhân vật của họ có thêm quyền năng có thể cứu người, chữa bệnh hay thần thông biến hóa. Cho đến ngày nay sở dĩ Phật Giáo ở Việt Nam có màu sắc khác với triết lý Phật giáo cũng là bởi ở những đặc tính dân gian đó. Người dân lao động không và ít khi chú ý đến việc sáng tạo có giống kinh Phật hay không và cũng rất ít khi nghiền ngẫm kinh Phật mà trau dồi bản thân hay thực hiện theo kinh dạy. Với họ Phật không chỉ là bậc giác ngộ mà còn là một vị thần để cho họ cầu Phật phù hộ cho họ trong mọi chuyện: từ làm ăn đến tình duyên con cái, sức khỏe…Họ cũng ít chú ý đến các thực hành nghi thức Phật giáo mà lại rất chú ý đến các hoạt động thực hành mang tính tôn giáo mà các nhà sư thực hành các nghi lễ giúp mình. Vì thế mà họ đến chùa xin sư đến cúng cầu an, cúng xá tội vong nhân, cúng giải hạn đầu năm…đó là những nghi lễ không nằm trong các thực hành của Phật giáo nhưng lại được rất nhiều tăng, ni thực hành trong dân chúng vì nhu cầu của người dân. 

Nếu nói tất cả các thực hành ngoài quy định của kinh Phật là mê tín thì có lẽ xưa nay rất nhiều tăng, ni đã thực hành các hoạt động mê tín. Tôi thiết nghĩ ở một đất nước mà thời xưa với 90% dân số không biết chữ thì văn hóa truyền miệng là phổ biến thì việc sáng tạo lại các nhân vật theo trí tưởng tượng của các chủ nhân văn hóa dân gian các vùng miền là chuyện rất đỗi bình thường. Và cũng nhờ có văn hóa dân gian mà ngay cả khi giặc Minh vào đốt phá, thu giữ sách vở, tàn phá văn hóa, giết phu, hiếp phụ nhưng “văn hóa dân gian còn thì dân tộc này vẫn còn”. Thầy tôi, cố giáo sư Trần Quốc Vượng trong một nghiên cứu “ mất dân gian là mất hồn dân tộc” đã viết: “ Nếu dân là gốc nước thì văn hóa dân gian bao giờ cũng là nền tảng của văn hóa dân tộc” (Trần Quốc Vượng, 2000). Vì thế văn hóa dân gian mới được nhìn nhận đúng giá trị của nó, và cũng vì thế mới có ngành dân gian học. Chúng ta ngày nay thiết nghĩ khi đa dạng thông tin thì cũng cần phải có cách tiếp cận đa chiều, không nên quá coi trọng chính thống mà khinh miệt dân gian.

Những dẫn chứng truyền thuyết trên đây không đủ để minh chứng triết lý chuyển hóa  nghiệp thức trong câu chuyện Mục Liên Thanh Đề. Việc chuyển hóa nghiệp thức không thể do thần thông tự thân mà do cộng lực năng lượng giải thoát của tăng đoàn chân tu. Việc dẫn chứng những thần thoại trên đây không thể giải hoặc những sai lầm đem chuyện văn học nhân gian giải thích cho triết lý nhân quả của nhà Phật một cách lệch lạc. Truyền tích thần thoại là văn học nhân gian, triết lý tôn giáo là văn học tâm linh, khác nhau như thế không thể lập lờ, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia.

4. Thứ 4: Tôi rất hoan nghênh các ý kiến phản hồi của các fan trên báo Giác Ngộ khi thấy những điều khác với gì mình biết, mình nghĩ, nhưng chúng ta nên phản hồi với tinh thần học thuật và tôn trọng lẫn nhau chứ không nên theo hướng quy kết, chụp mũ, hoặc bôi nhọ. Dẫu vẫn biết Facebook là một mạng xã hội ảo, ai cũng có quyền đưa ra những ý kiến của mình, bởi mỗi người đều có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng tôi thật sự thấy buồn cho học vấn của dân mạng khi chúng ta trao đổi học thuật mà rặt giọng quy kết chụp mũ và cố tình khuếch trương, làm nghiêm trọng vấn đề. Khi tôi trả lời phỏng vấn VTC 14 thì đó là tôi đại diện cho chính mình chứ không đại diện cho cơ quan mà tôi làm việc, vì thế đừng vơ đũa cả nắm đưa cả cơ quan tôi vào đây. Chúng ta nên học cách tự chịu trách nhiệm với phát ngôn của cá nhân của mình chứ đừng đưa đám đông ra để dọa dẫm bất kỳ ai.

Điều này bà Tiến sĩ nói đúng và nói thật, giúp một vài người nóng tánh hãy xét lại, đã bị bà  buồn cho học vấn của dân mạng khi chúng ta trao đổi học thuật mà rặt giọng quy kết chụp mũ và cố tình khuếch trương, làm nghiêm trọng vấn đề.

5. Thứ 5: Tôi cũng thấy có một hai ý kiến về văn bằng của tôi là giả hay thật. Điều này làm tôi rất buồn cười và cũng rất dễ hiểu vì sự thật giả ngày nay có quá nhiều, không tránh khỏi các vị đặt ra câu hỏi đó. Tôi không có biện luận về văn bằng của mình chỉ khẳng định rằng đó là kết quả của công sức và trí tuệ hàng chục năm nghiên cứu về văn hóa dân gian của tôi. Còn quý vị nào muốn biết nó thật hay giả xin đến gặp tôi và tôi đủ thời gian cho các vị chất vấn bất cứ lĩnh vực nào xung quanh luận án tiến sĩ của tôi, thậm chí cung cấp luôn cả danh tính của 7 vị giáo sư chấm điểm và các vị có thể gặp họ để hỏi về luận án tiến sĩ của tôi mà hiện nay đã xã hội hóa thành cuốn sách “nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị”.

Điều thứ 5 nầy, cũng như điều thứ 4, có lẽ bà Tiến sĩ không tránh khỏi chua xót, nhưng thiết nghĩ  bà không cần phải thanh minh, khẳng định hay chứng minh về học hàm, học vị của mình. Trình độ, lời nói hay việc làm đủ chứng minh; không thiếu những người không hề có học hàm, học vị mà vẫn chứng tỏ trình độ chuyên sâu một vấn đề nào đó.

Tóm lại, đây là bài học cho những nhà trí thức khi nhận định, phát biều về một tôn giáo mà cứ ngỡ mình đã nắm vững. Nhất là Phật giáo, không đơn thuần như những tôn giáo khác, lại là Phật giáo Bắc truyền quá đa dạng và dung thông, hàm tàng nhiều triết thuyết vi diệu. Tốt hơn, bà Tiến sĩ không nên thanh minh như trên, vì càng thanh minh càng lộ cái hiểu về Phật giáo không chính xác.

Minh Mẫn

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2016(Xem: 9737)
Vào ngày 27 tháng 8 năm 2016, tại thành phố San Jose, tiểu bang California, chùa Cảnh Thái đã long trọng tổ chức lễ Vu Lan năm 2016, Phật lịch 2560 tại hội trường trường trung học James Licks.
28/08/2016(Xem: 8701)
Lễ Vu Lan 2016 tại Chùa Huệ Quang, Victoria, Úc Châu
28/08/2016(Xem: 9948)
Lễ Vu Lan 2016 tại Chùa Giác Hoàng, Victoria, Úc Châu
27/08/2016(Xem: 11017)
Một thương đồng vọng chuông chùa Hai thương tiếng trống chuyển mùa Vu Lan Ba thương trang trọng lễ đàn Bốn thương bửu điện Phật vàng uy nghi Năm thương rực rỡ màu y Sáu thương ánh mắt Tăng Ni dịu hiền Bảy thương thanh đạm mùi Thiền Tám thương lời giảng thâm uyên lý mầu Chín thương thành kính nguyện cầu Mười thương chữ Hiếu đứng đầu hạnh tu.
25/08/2016(Xem: 9025)
Nhân Mùa Vu Lan Báo hiếu trong tháng bảy Âm Lịch 2016, được sự chấp thuận của Nghĩa Trang Oak Hill San Jose, Thầy Thích Thiện Long Trụ Trì Chùa Thiên Trúc tổ chức Đại Trai Đàn Cầu Siêu, Giải oan Bạt độ, Chẩn tế Âm linh, Cô hồn và Lễ Vu Lan trong 2 ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật 20, 21 tháng 8 năm 2016 (nhằm ngày 18,19 tháng bảy Âm lịch) tại Sunshine Chapel, Nghĩa Trang Oak Hill San Jose. Mục đích Đại Trai Đàn Chẩn Tế nhằm Cầu siêu cho những hương hồn còn vất vưởng chưa được siêu thoát tại Nghĩa trang nầy nói riêng và hết thảy các Âm linh, Cô hồn trên khắp thế gian nói chung sẽ bớt được phần nào khổ đau, có thể siêu thoát và người sống cũng được hưởng lợi lạc từ Trai đàn này.
23/08/2016(Xem: 10500)
Vào sáng ngày 21 tháng 8 năm 2016, tại thành phố Hayward, tiểu bang California, chùa Phổ Từ đã cử hành trọng thể Đại lễ Vu Lan năm 2016 với sự tham dự đông đảo của chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử đến từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ. Chương trình buổi lễ bắt đầu vào lúc 10g, được tiến hành như sau: Lễ thỉnh chư Tôn đức Tăng, Ni quang lâm chánh điện. Lễ Phật. Tụng kinh Vu Lan, cầu nguyện chư hương linh siêu sanh Tịnh độ. Lời cảm niệm về công ơn cha mẹ (Phật tử Trâm Anh) Đồng ca : “Vu Lan về” (GĐPT Chánh Tâm) Pháp thoại: “Công ơn phụ mẫu: chén cơm nào dâng cúng cho cha; niềm vui nào gửi về cho mẹ.” (Thượng tọa Thích Từ Lực) Báo cáo sinh hoạt tại chùa Phổ Từ và Trung tâm tu học Phổ Trí Cúng thí thực cô hồn Cơm trưa thân mật Lễ quy y
22/08/2016(Xem: 11413)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn - Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa- Vì cha mẹ bị mù lòa- Một mình chim phải bay ra khu rừng
22/08/2016(Xem: 9681)
Vào chiều ngày 20 tháng 8 năm 2016, Đạo tràng Ấn Tôn thiền đường tại thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2016, Phật lịch 2560. Tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Đức Niệm, viện chủ chùa Ưu Đàm (TP. Marina); Thượng tọa Thích Minh Thiện, trụ trì chùa Tuệ Viên (TP. San Jose); Tỳ kheo Thích Pháp Hạnh, trụ trì Ấn Tôn thiền đường; chư vị Tỳ kheo Thích Ngộ Thông, Thích Quảng Ân, Thích Pháp Mộc, Thích Pháp Thọ, Thích Phổ Hóa …cùng đông đảo thiện nam, tín nữ, Phật tử đến từ nhiều thành phố ở tiểu bang California.
22/08/2016(Xem: 10717)
Chùa Tâm Từ được Tỳ kheo Thích Pháp Chơn thành lập vào năm 2010 trên mảnh đất rộng hơn 10 mẫu ở thành phố Morgan Hill, phía Nam thành phố San Jose, tiểu bang California. Chùa Tâm Từ là tên gọi tắt của Vườn Di sản Phật giáo và Trung tâm Thiền quán Metta Tâm Từ. Nhằm giới thiệu hình ảnh và giáo lý của Đức Phật đến với thế hệ trẻ lớn lên tại Hoa Kỳ và góp phần vào việc truyền bá chánh pháp đến những người phương Tây muốn tìm hiểu về Phật giáo và dân tộc Việt Nam, Tỳ kheo Thích Pháp Chơn cùng chư Phật tử đạo tâm chùa Liễu Quán (San Jose) đã thực hiện một vườn cảnh đặc biệt, đó là những cây kiểng quý hiếm, những bông hoa đẹp tươi sắp đặt hài hòa trong không gian an tịnh, thông thoáng với tượng chư Phật, chư Bồ tát và các tấm bia bằng đá cẩm thạch được chạm khắc hình ảnh, hoa văn, chữ nghĩa thật tinh xảo, sống động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]