Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gia đình có 7 người con hiếu tử trong thời đại mới

31/08/201416:21(Xem: 5643)
Gia đình có 7 người con hiếu tử trong thời đại mới

red_rose_52

GIA ĐÌNH CÓ 7 NGƯỜI CON HIẾU TỬ
TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Thích Hạnh Phú

Ngày nay, khi mà xã hội khoa học kỷ thuật ngày càng phát triển không ngừng. Thì nền NHÂN VĂN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI hình như ngày càng đi xuống. Khi mà tiền tài, danh vọng như một con Ma, một án mây đen đang len lỏi vào tâm thức con người để rồi phủ mờ đi ánh trăng lý trí. Họ đã quên đi công ơn sanh thành dưỡng dục 3 năm nhũ bộ 9 tháng cưu mang, để bảo vệ hình hài viên ngọc vô giá của người mẹ, cha. Họ quên đi tất cả lu mờ lý trí cũng chỉ vì đồng tiền, và rồi không 1 chút do dự họ đã cầm dao giết đi người mẹ, người cha đã sinh mình ra trên cuộc đời này (hiện nay những thông tin này phổ biến trên báo pháp luật rất nhiều).

Xã hội như một vườn hoa đủ màu sắc, hương vị, mỗi gia đình là một bông hoa. Bên cạnh những bông hoa màu sắc không tươi đẹp, tất nhiên cũng có bông hoa màu sắc mùi hương tỏa ra thoang thoảng say đắm lòng người. Vâng! Trong xã hội này rất nhiều gia đình có phước lành sinh ra những người con hiếu thảo. Có thể tôi chưa nghe hoặc không biết đến những gia đình này. Vì thế, trong phạm trù bài viết nhỏ này tôi xin kể ra để cùng chia sẻ chư vị GIA ĐÌNH CÓ 7 NGƯỜI CON HIỂU TỬ.

Vừa qua trong 1 chuyến đi Hộ Niệm xa, tại huyện Eah’leo tỉnh Daklak. Đó là gia đình của cô Phật tử NGUYỄN THỊ ĐINH LAN – PD SƠN HÒA và LÊ CÔNG TÂM. Cô sinh ra 5 người con 3 trai 2 gái cùng với 2 người con dâu. Cuộc sống khó khăn khổ cực nơi miền núi, cô và chồng hầu như làm tất cả mọi công việc để rồi chắc chiu từng đồng tiền ít ỏi nuôi 5 người con ăn học đại học, có người học đang học thạc sĩ. Hiện nay, hầu hết những người con này có được công việc ổn định làm trong Ngân hàng tại Tp.HCM. Cuộc sống đang ềm đềm phẳng lặng thì bỗng nhiên gia đình xảy ra sự buồn. Cô bị bệnh đưa vào bệnh viện bác sĩ khám nói cô bị ung thư đường ruột. Cô có người em rể là Trưởng Ban Hộ Niệm khuyên cô và gia đình nên đưa về nhà để Hộ Niệm. Thế là tôi lên Daklak để Hộ Niệm. Thời gian tôi ở để Cộng Tu Hộ Niệm là 16 ngày. Trong khoảng thời gian này tôi có dịp chứng kiến tinh thần chữ hiếu được thể hiện rõ nét hơn. Có thể lâu nay tôi chỉ đọc những bài viết nói về chữ hiếu qua sách báo. Hôm nay, mới có dịp thấy tận mắt. Tôi thường đi Hộ Niệm, và cũng có dịp đi nhiều nơi nhưng quả thật chưa có 1 gia đình nào để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp như gia đình của cô NGUYỄN THỊ ĐINH LAN này. Có rất nhiều gia đình tôi đến Hộ Niệm thường thấy cảnh, các người con thường viện cớ lấy lý do là con bận đi làm, nếu nghỉ làm sẽ bị công ty đuổi. Thế là không chăm sóc cha, mẹ. Thậm chí, có những gia đình khi biết cha mẹ mình bị bệnh bỏ mặc không chăm sóc, để người mẹ của mình nằm trong 1 cái kho để đồ phế liệu. Còn rất nhiều rất nhiều những gia đình có những trường hợp gần giống như thế. Họ hầu như quên đi bổn phận của người con, tinh thần chữ hiếu.

Riêng gia đình của cô NGUYỄN THỊ ĐINH LAN. Khi biết mẹ mình bị bệnh không thể nằm trong bệnh viện cần đưa về nhà để dưỡng bệnh và Hộ Niệm. 7 người con liền xin phép nghỉ làm. Thấy vậy tôi mới hỏi:

- Con nghỉ làm vậy không sợ ngân hàng đuổi hay sao?
Các người con đều nói: “ Dạ! Thưa không sợ. Đuổi thì mình tìm xin việc khác làm, thiếu gì việc làm. Chăm sóc mẹ bị bệnh mới là điều quan trọng”.

Tôi có vài người bạn thân, nghe nói xin vào ngân hàng làm rất khó. Không phải chuyện dễ dàng. Vậy mà những người con này dám nghỉ. Đây là việc không phải những người con nào cũng làm được điều này. Rồi hằng ngày 7 người con thay phiên nhau chăm sóc người mẹ. Một ngày 2 lần vệ sinh lau rửa người mẹ đến 7 người con đều cùng làm. Họ làm một cách vui vẻ, hình như những người con này đang nghĩ rằng được chăm sóc làm vệ sinh cho người mà đã sinh ra mình đây là 1 điều diễm phúc, 1 ân huệ mà khó có được. Bên cạnh ngồi bên giường bệnh, niệm Phật cùng với người mẹ của mình 24/24. Có nhiều đêm khoảng 2, 3giờ sáng tôi thức giấc xem thử thế nào thì thấy chúng vẫn ngồi bên giường bệnh niệm Phật, canh nhìn người mẹ kính yêu ngủ. Đây là việc làm mà không phải gia đình nào cũng làm được. Tôi đi Hộ Niệm cho 1 gia đình nào đó cũng thường bảo những người con nên thay phiên ngồi bên giường bệnh vừa canh vừa vừa niệm Phật, để có vấn đề gì thì gọi điện thoại cho BHN ngay. Nhưng hầu như họ ngồi canh thì được, còn niệm Phật thì không niệm. Tôi hỏi họ thì họ bảo là ngại, hoặc có khi niệm cho qua lo, niệm cho lấy lệ.

Mỗi lần Cô ho, hay cô đau nhứt vì căn bệnh ung thư hoành hành. Các người con rất lo âu, cuốn quýt lên, rối lên, các người con như đau thắt từng khúc ruột, tôi cảm nhận được điều đó thể hiện qua khuôn mặt của chúng. Tôi luôn nghĩ rằng từ bấy lâu nay mình cũng có hiếu cũng lo lắng cho người mẹ của mình nhiều lắm. Nhưng khi thấy 7 người con này chăm sóc lo lắng cho người mẹ. Tôi cảm thấy mình thua xa những người con hiếu tử này. Trong đoàn cùng đi Hộ Niệm ai ai cũng khen, gia đình thật có phước. Nhưng vấn đề gì cũng có nhân có quả. Mọi hiện tượng sự việc xảy ra trên cuộc đời này không ngoài đạo lý nhân quả. Chúng tôi nghe những người em, những bà con trong gia đình kể lại rằng là ngày xưa cô LAN này rất có hiếu với cha mẹ. Nên bây giờ sinh 5 người con ra người nào cũng có hiếu với cô. Ngay đến 2 người con dâu cũng rất mực hiếu thảo.

Đến khi cô lâm chung, các người con này càng thể hiện lòng hiếu thảo của mình rõ rệt hơn. Hôm đó ngày mùng 2/7/ GN. Buổi sáng thấy cô ói ra máu BHN thấy nguy kịch nên đã bắt đầu niệm Phật, lạy Phật từ lúc 8g sáng đến khoảng 2g chiều thì cô trút hơi thở cuối cùng trong sự Hộ Niệm của BHN và gia đình. 7 người con này đã vì Mẹ mà lạy Phật cầu đức Từ phụ A DI ĐÀ PHẬT phóng quang tiếp dẫn Mẹ mình vãng sanh Tây phương Cực lạc. Các người con này lạy Phật xuyên suốt liên tục trong cuộc Hộ Niệm, tôi ít thấy họ nghỉ ngơi, ngủ nghỉ gì. Cuộc Hộ Niệm này từ lúc 8g sáng ngày 2/7 cho đến 5g chiều ngày 3/7. Tổng cộng cuộc Hộ Niệm là 33g. Thì các người con đã niệm Phật lạy Phật gần 30g (trừ thời gian ăn uống nghỉ ngơi chút ít). BHN có những thành viên lạy Phật cũng rất nhiều nhưng khi thấy những người con này lạy Phật cũng thán phục, hết lời khen ngợi. các thành viên BHN đều không hiểu vì sao họ có 1 năng lực, 1 sức mạnh, 1 ý chí kiên định dũng mạnh như thế. Phải chăng vì muốn trả chữ HIẾU. Khi biết mẹ mình được vãng sanh. Họ vui mừng khôn tả, những nụ cười tươi như xua tan hết những mệt nhọc của họ. Đây là thành quả đền đáp xứng đáng cho con những người con chí hiếu. Các người con nói “con thật sự muốn Mẹ vãng sanh hơn là bớt bệnh, bớt bệnh sợ mất phần vãng sanh”.

Khi tẩn liệm, các người con này cũng chính tay mình lau rửa, mặc áo quần cho người Mẹ của mình và tự tay khiêng thân xác người Mẹ Kính yêu để vào áo quan tài, trong tiếng niệm Phật của chư vị đồng tu BHN. Các người con còn phát tâm ăn chay trong vòng 49 ngày, đang học thạc sĩ đang làm trong ngân hàng nhưng xin nghỉ làm để vào chùa làm công quả trong vòng 49 ngày để lấy công đức hồi hướng cho hương linh của người kính yêu. Nhằm giúp cho phẩm vị của Mẹ được nâng cao nhằm hoa sen trên cõi Tây phương mau nở thấy Phật Ngộ Vô Sanh.

Thiên kinh vạn quyển, cổ thánh tiên hiền vị nào cũng đều khen “trăm điều thiện Hiếu đứng đầu”. Đại sư Liên Trì vị Tổ thứ 8 của Tịnh độ nói: “ Cha Mẹ được xa rời trần cấu, thì đạo làm con mới vẹn toàn” “xa trần cấu” ý của Tổ sư là “Cha Mẹ thoát khỏi lục đạo luân hồi vãng sanh Tây phương Cực lạc. Thì đạo làm con mới viên tròn chữ Hiếu”. Đức Phật thì dạy: “ Sinh ra thời không gặp Phật, thì khéo phụng dưỡng Cha Mẹ. Đó là Hiếu”.

Tuy thời gian tôi ở cùng những người con Hiếu tử này chỉ 16 ngày, khoảng thời gian không lâu lắm nhưng tôi đã cảm nhận được phần nào tinh thần Hiếu Đạo của những người con này. Thật sự tôi khó có thể diễn tả hết sự cảm nhận của mình cho chư vị hiểu. Bởi vì, dân gian có câu “ ngôn ngữ trần gian là túi rách, đựng sao đầy 2 tiếng Mẹ yêu” cũng một danh nhân nói rằng: “trong một hoàn cảnh nào đó đôi khi ngôn ngữ biến thành những hình thức và cấu trúc chết cứng” không thể nào diễn tả hết cảm xúc của con người. Ví dụ các vị nói “Con Yêu Mẹ” tuy chỉ có 3 từ giản dị, mộc mạc nhưng chứa đựng biết bao tình cảm sâu thẳm của người con thương yêu Mẹ. Tôi quả quyết rằng cho dù chư vị có tốn bao nhiêu giấy mực cũng không thể nào diễn tả được thứ tình cảm “của một người con hiếu thảo dành tặng người Mẹ kính yêu” cho người khác hiểu được. Bởi thế đạo Phật có câu: “Như nhân ẩm thủy. Lãnh noãn tự tri” nghĩa là “như người uống nước, nóng lạnh tự biết”.

Vâng! Chính vì thế mà bản thân tôi cũng như chư vị đồng tu trong BHN đều có cùng chung 1 suy nghĩ, đó là: “ĐÂY LÀ 1 ĐẠI GIA ĐÌNH PHƯỚC ĐỨC NÊN CÓ 7 NGƯỜI CON HIẾU TỬ”

----------------------------------------

Thưa chư liên hữu đồng tu. Đây là cuộc Hộ Niệm đặc biệt trong những cuộc Hộ Niệm từ trước đến nay. Đặc biệt bởi những điểm sau đây:

  1. Ca Hộ Niệm được cộng tu liên tục trong vòng 12 ngày ( mỗi ngày khoảng 5 tiếng, sáng - chiều - tối + phóng sanh mỗi ngày). Phật tử NGUYỄN THỊ ĐINH LAN – PD SƠN HÒA mới xả báo thân. Trong vòng 12 ngày cộng tu cùng BHN cô rất tinh tấn niệm Phật trước ngạc nhiên và hoan hỷ của BHN. Cô quyết lòng niệm Phật vãng sanh. Buông xả vạn duyên.
  2. Chiều ngày 30/6 vào lúc 4g. Cô ói ra máu, BHN và gia đình thấy vậy niệm Phật Hộ Niệm cho cô, cô niệm Phật liên tục từ 4g chiều đến 10g tối. thấy cô niệm Phật cũng lâu, sợ cô mệt nên BHN mới nói cô nghỉ 1 chút. Nhưng cô nói: “CON KHÔNG MỆT, CON SỢ NGỦ QUÊN RỒI PHẬT KHÔNG ĐẾN TIẾP DẪN”. BHN rất động phục trước tinh thần, ý chí, nghị lực kiên cường, sự quyết tâm vãng sanh về Tây phương của cô.

3. Ông Chồng nói với Vợ là:

Bây giờ Tui với Bà KHÔNG CÒN TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG nữa. Thay vào là TÌNH LIÊN HỮU ĐỒNG TU, TUI SẼ HỘ NIỆM ĐƯA TIỄN BÀ VỀ TÂY PHƯƠNG. Sau đó Bà nhớ cứu độ lại Tui cùng các con để gia đình mình cùng về Tây phương. Thế là ông Chồng nói bà Vợ mốc tay quéo HỨA.

Các người con thì nói:

Con muốn Mẹ con vãng sanh, chứ không muốn Mẹ con hết bệnh, Vì hết bệnh sợ Mẹ mất phần vãng sanh.

Tuy là 2 Lời nói mộc mạc giản dị chất phát thật thà. Nhưng chứa đựng bao nhiêu thâm ý cao đẹp.

  1. Hộ Niệm 33 tiếng ( từ 08g sáng ngày mùng 2/7 – 5g chiều ngày 3/7). Cô niệm Phật cùng BHN và gia đình xuyên suốt từ 08g sáng đến 10g trưa. Bỗng nhiên cô nói với BHN: CÔ THẤY PHẬT A DI ĐÀ MỈM CƯỜI VỚI CÔ. Đến lúc 12g trưa, Lúc này cô mệt quá nên không niệm Phật nữa và nhắm đôi mắt lại nằm nghỉ ngơi (tuy rằng miệng không niệm Phật nữa nhưng tai cô vẫn nghe tiếng niệm Phật của BHN). Đến 2g chiều cô bắt đầu đưa hơi lên chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng, BHN thấy vậy lấy hình đức PHẬT A DI ĐÀ đưa đến trước mặt cô, cô liền mở mắt nhìn và miệng cô nói câu gì đó....... nhưng rất tiếc là cô nói quá nhỏ nên BHN ko nghe rõ được là cô nói câu gì?

5. Khi tẩn liệm và đưa HL vào áo quan đều diễn ra trong tiếng niệm Phật của BHN (khoảng 2 giờ) . Ngoài ra không đọc kinh hay chú gì khác?

6. Trong thời gian 4 ngày từ ngày mùng 3/7 – 6/7 quàng tại nhà. Mỗi ngày BHN và gia đình cũng cộng tu niệm Phật khoảng 5 giờ (sáng - chiều - tối) để lấy công đức hồi hướng cho hương linh.

7. Ngoài thời gian cộng tu 5 tiếng thì mở máy niệm A DI ĐÀ PHẬT liên tục 24/24. Không có tổ chức nhạc, kèn, trống.

8. Ngày đưa quan tài ra nghĩa trang cũng diễn ra trong tiếng niệm Phật của BHN và gia đình từ nhà ra đến nghĩa trang. Đặc biệt, đêm trước khi đưa quan tài ra nghĩa trang trời mưa suốt đêm, mưa rất to – lớn. Ai cũng lo lắng sợ rằng sáng mai trời mưa như thế rất khó cho BHN và gia đình niệm Phật ra đến nghĩa trang. Nhưng điều bất ngờ xảy ra sáng hôm sau trời tạnh mưa, khô ráo. Nhưng đến khi đưa quan tài xuống huyệt thì trời đổ mưa to.

9. Trong thời gian từ khi bắt đầu Cộng Tu Hộ Niệm cho đến khi Lo xong Hậu sự là 16 ngày. Gia đình đều ăn chay trường. Trong vòng 49 ngày các người con hứa sẽ cố gắng ăn chay trường, có người còn vô chùa vừa tu tập vừa làm công quả để lấy công đức hồi hướng cho Mẹ.

10. Tiền phúng điếu có bao nhiêu các người con đều đem đi cúng dường chùa, ấn tống tượng Phật, phóng sanh. ko giữ lại 1 đồng riêng nào cho gia đình. Tiền lo Hậu sự là tự gia đình anh chị em bỏ tiền riêng của bản thân.

Gia dinh co 7 nguoi con hieu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 16999)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 6349)
Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định. Vậy tại sao nhà Phật lại chọn sau ba tháng an cư, đến ngày Tự Tứ thì lễ Vu Lan mới được tổ chức? Vì đây là dịp để tri ân báo ân, tri niệm đến ân tình ân nghĩa của cha mẹ, Thầy Tổ, chúng sanh và của tất cả những ân tình ân nghĩa mà mình cưu mang hoặc đã chịu ân.
05/08/2014(Xem: 15017)
Đường dẫn đến chùa xa thật xa Quanh co muôn nẻo cõi Ta Bà Chiều nay gió nhẹ, mây lờ lững Nhẹ bước tìm về dấu vết xa
05/08/2014(Xem: 7546)
Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con chào đời, Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần? Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy hình hài nhỏ bé như thiên thần, Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhòa, cám ơn vì con đến bên Mẹ... Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời! Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng! Nhìn Cha con, Cha đang rất vui, giọt nước mắt lăn trên khóe môi, Con hãy nhìn kìa, Cha đang khóc vì con...
05/08/2014(Xem: 7461)
Clip nhạc: Nhớ Cha, do Nghệ Sĩ Thanh Ngân trình bày
05/08/2014(Xem: 14490)
Giữa đêm khuya vắng vẻ Mẹ vân vê vuốt nhẹ Vào mái tóc mai con Với tiếng ru nhè nhẹ Ẵm nhẹ con vào lòng Ru con giấc ngủ nồng . Những lời ru của mẹ Thấm sâu vào hồn con Giúp con khi lớn khôn Biết hiếu thảo làm người
05/08/2014(Xem: 12167)
Tình Cha tình Mẹ bao la Tình thương như một thiết tha đậm đà Từ con mở mắt oa oa Dần dà năm tháng con đà lớn khôn
04/08/2014(Xem: 12948)
Cha là chỗ tựa đời con Là rường là cột cho con nương về Gian lao vất vả sớm khuya Miếng cơm manh áo đưa về nuôi con Trọng trách đè nặng vai mòn Sinh nhai kiếm kế nuôi con nên người Dạy con công hạnh ngôn dung
04/08/2014(Xem: 3879)
Năm gần tròn mười sáu tuổi, tôi phải lên tỉnh học. Tá túc trong nhà người bạn củtôi, thỉnh thoảng cuối tuần mới về thăm nhà. Từ nhà tôi lên tỉnh chỉ cách mười mấy cây số, nhưng xe đò không có nhiều, chỉ chạy những chuyến phục vụ cho khách buôn bán từ dưới quê lên tỉnh. Việc lưu thông không tiện lợi mấy, nên tôi cũng ít về thăm nhà. Vã lại, mẹ tôi thường dặn nếu nhà mình không có việc gì cần, thì con cứ ở lại trên ấy để học, chứ đừng nên về nhiều mà tốn kém, cũng như mất thì giờ vô ích. Nghe vậy tôi cũng yên tâm, rồi đâm ra làm biếng về nhà. Lâu lâu hơi nhơ nhớ, mới đón xe đò về thăm mà thôi. Ngoài giờ học, tôi hay giúp dì Thảo những việc lặt vặt trong nhà, mặc dù dì không cho tôi làm, nhưng tôi cũng cố nài nỉ dì để
04/08/2014(Xem: 4699)
Đã có nhiều lo ngại trước làn sóng xâm thực văn hóa ngoại nhập, không chỉ riêng từ thời mở cửa vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước; mà trước đó, vào những năm 70, nhất là ở các đô thị Miền Nam, có nhiều yếu tố phó mặc, vận mệnh văn hóa dân tộc vì thế đã đứng trước bờ vực lung lay. Nhiều tổ chức kêu gọi phục hưng và đấu tranh cho văn hóa dân tộc ra đời, nhưng tất cả cũng nhanh chóng hòa tan vào thời cuộc, có chăng chỉ dừng lại chỉ ở kết quả khiêm tốn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]