Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan và giới trẻ

19/08/201408:09(Xem: 4480)
Vu Lan và giới trẻ

muc-kien-lien-04
VU LAN VÀ GIỚI TRẺ.



Vu Lan năm nay, suốt ba miền, lượng người đến chùa và giới trẻ tham gia, hưởng ứng chương trình Vu Lan khá đông. Những nơi nổi tiếng như chùa Hoằng Pháp, vào ngày 14 –rằm thì không thể chen chân vào chùa cũng như ra về mất đến vài giờ trên đoạn đường chưa đến 1km.

Sáng 17/8/2014, nhằm 22 tháng bảy âm, chùa Thiên Quang của sư cô Hương Nhũ tổ chức Vu Lan cho giới trẻ và người khuyết tật, trong đó có học sinh và sinh viên trên 500 người. Sư cô Hương Nhũ là Giảng sư thu hút giới trẻ hiện nay. Tại chùa hàng tháng có khóa tu cho sinh viên và người khiếm thị . Trong lễ Vu Lan 2014, có cả các em khuyết tật câm-điếc biểu diễn múa quạt, các em khiếm thị tại Biên Hòa và hàng trăm khiếm thị tại các quận huyện trong ngoài Thành phố HCM. Ngoài những học sinh, sinh viên tham dự, còn có Câu bộ Thiện Tâm do giới trẻ thành lập làm tình nguyện viên phụ giúp sinh hoạt trong buổi lễ.

Yểm trợ quà cáp cho các thành viên tham dự do Đại Gia Kim Loan tài trợ, cơm hộp do tiệm chay Tâm Sen cúng dường những lần trước phần nầy do nhà hàng chay Lá Tía Tô đảm trách. Đây là buổi lễ đông nhất từ trước tới nay và chương trình cũng dài nhất gồm nhiều tiết mục, buoi63 sáng làm lễ Vu Lan, cài hoa và tặng quà tri ân cha mẹ, quà cho người khuyết tật, chiều là thảo luận ề Vu Lan,tối đến đốt nến về đêm. Nhờ không gian thoáng mát, diện tích rộng rãi nên việc tổ chức dung chứa luợng người khá thuận lợi.

Các đại gia cũng phát tâm yểm trợ cho sư cô khá nhiệt tình, mặc dù Kim Loan cũng như cơm chay Tâm Sen là những tín tâm hồi đầu quá mới, nhưng sự hiểu biết Phật Pháp cũng không yếu. Riêng cơm chay Tâm Sen, cách chùa Thiên Quang độ 3km, hai vợ chồng ngoài 40 tuổi đều phát tâm hộ trì Tam bảo khá mạnh. Là chủ một cơ sở kinh doanh sắt xây dựng, cuộc sống đang lên, thế nhưng tự động chấm dứt kinh doanh, xoay sang làm nhà hàng chay với giá mỗi phần 10.000đ để giúp bà con công nhân tại địa phương ăn chay. Ngoài những cơ ngơi khắp nơi, tại chỗ ở trên 6.000m2, xây dựng 2.000m cho nhà hàng nhiều tầng bán cơm chay và thực phẩm chay, (người ta nói đùa nhà hàng 5 sao bán chay không có sao nào). Mặc dù chưa hoàn thiện việc xây dựng, nhưng cơm chay vẫn bán mỗi ngày. Chẳng những bán tại chỗ mà còn phục vụ tận nơi nếu khách có nhu cầu điện đến.Khi nhân viên đưa cơm không về kịp, người con ngoan của ông bà dùng xe du lịch (trị giá 100 ngàn Mỹ kim) để đem những hộp cơm 10.000đ đến tận chỗ khách gọi, chuyện nghe như đùa mà vẫn có thật. Từ chủ đến nhân viên và con cái đều mặc đồ nâu với huy hiệu cơm chay Tâm Sen, nhiệt tình, vui nẻ, nhã nhặn. Căn nhà riêng trang nhã, cây bồ đề tươi tốt che phủ tượng Bổn sư đá trắng với nét mềm mại thanh thoát. Hai ông bà tâm sự: xưa kia là tài xế chạy mướn, lao động vất vả nghèo khổ, thời vận chỉ phất lên độ 10 năm nay , khi cơ ngơi vững, tự động quay về Phật Pháp, không bon chen kinh tế mà dành thời gian làm từ thiện và lo tu tập.

Binh Dương có Dũng lò vôi, có Kim Loan, có vợ chồng Tâm Sen, có Trần Thanh Liêm với ba bếp ăn từ thiện và rồi sẽ còn nhiều đại gia đang hướng đến Tam bảo và từ thiện.

Vu lan là dịp để các đại gia phát tâm yểm trợ đến với người nghèo, kẻ khuyết tật thông qua các chùa. Vu Lan cũng là dịp giúp giới trẻ đến chùa để cảm nhận ân đức của cha mẹ và bao ân nhân. Vu Lan cũng là lúc thân bằng quyến thuộc nghĩ đến người quá cố dù thân hay sơ, tỏ chút lòng thành qua nghi lễ chẩn tế, cầu siêu.

Truyền thống người có tuổi đi chùa xưa kia, nay thay vào đó là giới trẻ đến với Tam bảo hôm nay, phần lớn chưa hiều nhiều về giáo lý, nhưng biết đến chùa, biết ăn chay, biết giúp kẻ nghèo khó là tín hiệu tốt để tin rằng xã hội sẽ thoát khỏi những tha hóa đạo đức hiện nay.

Vu Lan và tuổi trẻ, không những là chủ đề của chùa Thiên Quang năm nay mà còn là hiện tượng năm nay trong mùa Vu Lan khắp ba miền đang nhận chìm những rêu rao tiêu cực của một số truyền thông không tốt cho Phật giáo. Tín ngưỡng luôn là nhu cầu tâm linh của con người trong mọi thời đại.

 

 MINH MẪN

 18/8/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5947)
Rằm tháng Bảy mỗi năm Tự Tứ Đồng về chùa cùng dự Vu Lan Là ngày chư Phật hỷ hoan Là ngày báo hiếu chu toàn thâm ân Lời Phật dạy ân cần tha thiết Ân mẹ cha chi xiết cao dày.........
10/04/2013(Xem: 4193)
Một thương Bảo điện đại hùng Rộng dung Phật tử về chung nguyện cầu Hai thương thiền định thẩm sâu Từ bi khắp trải, nhiệm mầu rộng lan..........
10/04/2013(Xem: 4329)
Mẹ ơi, đây một đóa hồng Con dâng lên mẹ ghi công sinh thành Ghi đêm thức đủ năm canh Khi con trở gió ươn mình không vui....
10/04/2013(Xem: 6655)
Nơi đất khách vẫn an cư cấm túc Thanh nghi xưa gìn giữ đến ngày nay Nhớ cố hương sao ngăn được cảm hoài Thỉnh sư thúc thay Thầy làm Thiền chủ
10/04/2013(Xem: 5764)
Không ai sinh ra đời lại không có mẹ có cha, nhưng trên thực tế cũng có một số ít người bất hạnh vẫn chưa một lần gặp cha thấy mẹ, có thể vì chiến tranh cha mẹ mất sớm, hay một lý do thương tâm nào khác. Nhưng dù gì đi nữa, không một người mẹ người cha nào lại không thương con. Tình cảm đó như thế nào, tôi nghĩ ai đã làm mẹ làm cha hiểu nhiều hơn bất cứ ai hết. Dù chúng ta có thể là kẻ bất hạnh, nhưng ý niệm đẹp về mẹ về cha vẫn còn thì chúng ta vẫn còn mẹ và cha, vẫn hân hạnh được làm người con có hiếu.
10/04/2013(Xem: 3919)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 11264)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7617)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 3380)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 55650)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]