Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Linh Quang Đại lễ Vu lan Mùa Hiêu Hạnh PL.2558

13/08/201407:08(Xem: 4029)
Chùa Linh Quang Đại lễ Vu lan Mùa Hiêu Hạnh PL.2558

Khánh Hòa: Chùa Linh Quang Đại lễ Vu lan Mùa Hiêu Hạnh PL.2558

Trong hai ngày 11,12-7-Giáp Ngọ (06,07-8-2014), nhân lễ tưởng niệm lần thứ 87 Tổ khai sơn chùa Linh Quang và Đại lễ Vu Lan Mùa Báo hiếu PL 2558, ĐĐ. Thích Bổn Chủng, trụ trì chùa Linh Quang và môn đồ đệ tử đã long trọng trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo hiếu tại chùa Linh Quang, xã Đại Điền Trung, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa).

Chứng minh và tham dự có chư tôn giáo phẩm BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, huyện Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa và chư tôn đức Tăng Ni các chùa trong tỉnh.

Khách quý, lãnh đạo Đảng, chính quyền: ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, Ông Bùi Hữu Thành- Phó Giám Đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh, lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Diên Khánh và xã Đại Điền Trung đã đến dâng hương.

Lễ Vu Lan, Trai đàn bạc độ cầu siêu thai nhi, khóa lễ báo hiếu, cầu siêu chiến sĩ trận vong thực hiện theo nghi lễ truyền thống Phật giáo. Lễ niêm hương, bạch Phật, thượng phan, khai kinh Vu lan, lễ tưởng niệm lần thứ 87 Tổ Khai sơn, bạc độ cầu siêu thai nhi, thuyết linh, Pháp thoại hạnh phúc Hoa Hồng, lễ cài hoa hồng, báo hiếu cha mẹ hiện tiền. Đăng đàn chẩn tế bạc độ âm linh, tiên linh, cửu huyền thất tổ…

Tại tháp Tổ khai sơn Thượng tọa Thích Quảng Tâm, pháp điệt môn phong đã cung tuyên tiểu sử Tổ Khai sơn.

Theo đó, Hòa thượng Thích Nhơn Nguyện, húy thượng Trừng hạ Hoằng, tự Thiện Hóa, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 42. Tổ sinh năm Ất Dâu (1885) tại làng Phú Hòa, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sớm có duyên lành với Phật pháp nên Ngài từ nhỏ đã quy y và xuất gia với Tổ Phước Tường. Năm 21 tuổi (1906) được sự chấp thuận của Quan Tuần Vũ Khánh Hòa, Ngài khai sơn sáng lập chùa Linh Quang trên núi Đại An cạnh Am Chúa (Diên Khánh).

Năm Canh Thân (1920) khi Tổ 35 tuổi, được sự đề bạt của bà Từ Cung Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, Vua Khải Định năm thứ 5, đã ban sắc phong Tổ Khai sơn “Hòa thượng trụ trì Quan tự.”

Sau khi Phật sự viên thành Ngài nhập thất tuyệt cốc 3 năm, không ăn cơm, chỉ dùng rau, dưa và uống nước, nên mọi người gọi Ngài là Tổ Tu Rau.

Ngày 12 tháng 7 năm Đinh Mão (1927) Bổn tự và Tăng chúng chuẩn bị Trai đàn nhân Đại lễ Vu Lan thì vào giữa đêm Ngài nhập thất và đã tự thiêu trong thiền thất để cúng dường mười phương Tam bảo. Tổ trụ thế 42 năm, 22 năm hạ lạp. Môn đồ đệ tử đã làm lễ nhập tháp tại khuôn viên chùa Linh Quang, (Đại Điền) dưới chân núi Am Chúa (Diên Khánh).

Lễ Vu lan Báo hiếu PL.2558 hoàn mãn sau lễ Đăng đàn chẩn tế bạc độ âm linh, chiến sĩ trận vong đồng bào tử nạn, cầu nguyện quốc thái dân an, thế hòa bình, cầu âm siêu dương thái.

Trí Bửu- Tháng 8.2014


Chua_Linh_Quang (8)Chua_Linh_Quang (7)Chua_Linh_Quang (6)Chua_Linh_Quang (5)Chua_Linh_Quang (4)Chua_Linh_Quang (3)Chua_Linh_Quang (2)Chua_Linh_Quang (1)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3824)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 3450)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 4104)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 3317)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 3774)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
10/04/2013(Xem: 4153)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
10/04/2013(Xem: 3968)
Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn.
10/04/2013(Xem: 3905)
Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo.
10/04/2013(Xem: 3517)
Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!.......
10/04/2013(Xem: 4353)
Giải trừ cái khổ bị treo ngược vừa là ý nghĩa thâm diệu của Vu Lan nhưng cũng vừa là sứ mệnh thiêng liêng trọng đại của hàng đệ tử đức Như Lai. Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu chỉ có ý nghĩa đích thực khi đại nguyện cứu khổ độ sanh được thể hiện trọn vẹn, bởi thế, ở đâu có khổ đau, ở đó cần đến năng lực từ bi cứu độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567