Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc : Phong tục Lễ Vu Lan

08/08/201420:48(Xem: 4032)
Hàn Quốc : Phong tục Lễ Vu Lan


VuLan2014_HanQuoc (16)VuLan2014_HanQuoc (17)VuLan2014_HanQuoc (18)VuLan2014_HanQuoc (19)
Hàn Quốc :
Phong tục Lễ Vu Lan

 

Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay Bách Chủng (Baekjong-百種), tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn (우란분회-盂蘭盆會), cũng gọi là ngày lễ hội Trung Nguyên (Jungwon-중원). Còn theo quan niệm của Đạo giáo rằng, các vị thần linh trên thiên giới một năm có ba đợt suy xét về cái thiện cái ác của người trần gian. Đó là ngày rằm tháng Giêng, ngày hội Thượng Nguyên (Sangwon-상원), rằm tháng 7, ngày hội Trung Nguyên (Jungwon-중원) và rằm tháng 10, ngày hội Hạ Nguyên (Hawon-하원). Vào những ngày này, người ta làm mâm cơm cúng để lễ tạ các vị thần linh trên thiên giới. Đây cũng là ngày cúng cho các vong hồn được siêu thoát.

 

Tập tục truyền thống này của người Hàn Quốc có liên quan với các nghi thức của Phật giáo. Ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày kết thúc Khóa An cư Kiết Hạ, theo truyền thống Phật giáo, ngày Tự tứ (Sau ba tháng An cư Kiết hạ, mỗi thành viên đều đến trước đại chúng tự phát lồ sám hối. Tự thú những lỗi lầm của mình, thỉnh cầu đại chúng thấy, nghe hay nghi mình có lỗi thì chỉ ra để mình sám hối, gọi là Tự tứ. Bởi do sự thành thật chỉ lỗi cho nhau trên tinh thần hòa ái, tương kính cho nên chư Phật mười phương đều hoan hỷ. Do đó, ngày này cũng gọi là ngày chư Phật hoan hỷ và chư tăng thọ thêm một tuổi đạo).

 

Đây là dịp lễ Vu Lan Báo hiếu, nên cũng là thời kỳ để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng long phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu sinh cực lac quốc. Trước kia, khi người Hàn Quốc chưa ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ thì ngày rằm tháng 7 đã từng đóng vai trò là ngày báo hiếu với bậc sinh thành. Rằm tháng 7 năm nay, tức ngày Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay ngày Vu Lan Báo hiếu, rơi vào đúng Chủ nhật mùng 10 tháng 8.

 

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội khổ bị treo ngược.

 

“Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

 

Lễ Vu Lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác là Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn. Khi Mục Kiền Liên vừa chứng được lục thông, liền nhớ đến mẹ mình, Tôn giả bèn dùng tuệ nhãn kiếm tìm, liền thấy mẹ đang bị đọa đày trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ. Thương mẹ vô vàn, Ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Do tâm bà Thanh Đề còn quá san tham và ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nề nên bà không thể dùng cơm vì bát cơm biến thành lửa.

 

Vô cùng đau đớn, không biết dùng cách nào để cứu mẹ mình, Ngài liền về hỏi đức Thế Tôn. Đức Phật liền dạy :

 

“Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông biến hóa của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được, duy chỉ nhờ thần lực nhiệm mầu của chúng Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, tin tấn tu hành thanh tịnh, tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực, mẹ ngươi mới thoát được cảnh khổ”.

 

Nghe vậy, Tôn giả mục Kiền Liên liền khẩn cầu Thế Tôn :

 

“Bạch Thế Tôn, con nay làm sao thỉnh được chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được ?”.

 

Đức Phật dạy :“Ngày Vu Lan cũng là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cũng là ngày mười phương chư Phật đồng hoan hỷ, ông nên sắm các thứ cúng dường trong ngày Tự Tứ. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự Tứ và cầu nguyện cho mẹ người được thoát khổ”.

 

Tôn giả Mục Kiền Liên thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, và chính ngay trong ngày đó mẹ Tôn giả thoát được cảnh khổ ngạ quỷ mà được sanh lên cõi trời. Tôn giả vô cùng hoan hỷ và thỉnh cầu : “Sau này có chúng sinh nào muốn phát tâm hiếu để cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui, họ có được làm như con không?”.

 

Thế Tôn bảo rằng : “Có thể được làm như vậy trong ngày Tự tứ để cha mẹ đời này và nhiều đời được siêu độ giải thoát”.

 

Từ đó trong Phật giáo truyền lại một pháp thức cứu độ cho các bậc tiền nhân quá vãng siêu thoát về cảnh giới an lành, được thực hiện trong ngày Vu Lan - Tự Tứ. Vào những ngày này, dù bạn là ai, ở đâu cũng ước muốn được đến chùa để tham dự lễ Vu Lan - Báo Hiếu, chí thành thắp một nén hương lòng cầu nguyện cho cha mẹ hoặc đời này hay nhiều đời được siêu độ, còn người đang hiện hữu nhờ công đức này mà an lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.

 

Kể từ khi Phật Giáo truyền vào Hàn Quốc, mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu.

 

Ở nông thôn Hàn Quốc, vào ngày Bách chủng (Baekjung-백중-百中) rằm tháng 7 Âm lịch, mọi công việc đồng áng, bón phân làm cỏ cũng đã hoàn thiện. Người nông dân bắt đầu có thể nghỉ ngơi và chờ đến khi lúa chín, nên cũng không cần sử dụng đến cái liềm nữa. Chính vì thế mà ngày rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là “Ngày rửa liềm”. Xưa kia đây cũng là dịp để người ăn kẻ ở trong nhà được nghỉ ngơi, nên họ còn gọi ngày này là “Ngày sinh nhật của kẻ ăn người ở” hay “Tết của kẻ ăn người ở”. Người nông dân nghỉ việc đồng áng trong ngày rằm tháng 7 Âm lịch. Họ làm cơm nấu rượu, ăn uống thỏa thuê và khua chiêng gõ trống thổi kèn cùng nhau vui ca hát nhảy múa. Các gia chủ thì sắm quần áo mới cho tôi tớ trong nhà mình. Ở vùng Jeolla-do, người ta còn có tập tục là mời rượu người ở của những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và bầu họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo tơi Dorongi (도롱이), đội nón sậy Satgat và cưỡi bò đi quanh làng (Ngày xưa, khi chưa có áo mưa, người Hàn Quốc đội mũ đan bằng tre Satgat và mặc áo bện bằng rơm Dorongi (도롱이) để che mưa). Nếu người ở đó là trai chưa vợ hay là gà trống nuôi con thì còn được gả cho các cô, các bà vừa lứa, và được tặng cả đồ gia dụng. Ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày tết của người ăn kẻ ở, ngày vui của mọi người và là ngày chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khó. Đây chính là nét văn hóa truyền đời đáng qúy của ông cha người Hàn Quốc.

 

Hình : người Hàn Quốc đội mũ đan bằng tre Satgat và mặc áo bện bằng rơm Dorongi (도롱이) để che mưa

 

Ngày nay, lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người” với bất cứ ai đang hiện hữu trên cõi đời này. Hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc.

 

Khúc Heosimgok (Hối Tâm Khúc) / Ahn Bi-chwi 
* Nhạc phẩm Eomeoni (Người Mẹ) / Jo Ju-seon (Lee Hee-seong sáng tác nhạc và Gang Sang-gu viết lời)
* Trích đoạn Gilgunak (Âm nhạc diễu hành) trong nhạc phẩm Nongsasori (Làm ruộng) của vùng Jindo / Kim Hyang-gyu và dàn đồng ca

 

Thích Vân Phong

 

Chùm ảnh Lễ hội Lễ hội Bách chủng Hàn Quốc :

Chùm ảnh Lễ Vu Lan Báo hiếu Hàn Quốc : 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5768)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
10/04/2013(Xem: 4876)
Trong thâm tâm mỗi con người, đó là một từ thiêng liêng hơn tất cả, là nơi chốn yên bình, là bờ sông phẳng lặng cho ta tìm đến sau những chuỗi ngày mệt mỏi và thất bại trên đường đời. Từ cái thuở khai thiên lập địa, đã có mẹ Âu Cơ ngàn năm tích cũ, mẹ của nòi giống tiên rồng. Rồi cho đến khi chiến tranh lầm than, mẹ Tô bế con chờ chồng, hoá đá sừng sững giữa đất trời,......
10/04/2013(Xem: 4598)
Nhân ngày của Cha, tổng thống của nước Cờ Hoa không nói gì nhiều, ông chỉ nhắn ngắn gọn với các bậc làm cha hãy hòa mình vào sinh họat của các con . Chính bản thân ông cũng không thấy bóng dáng cha trong phần lớn cuộc đời của mình . Dù được ông bà ngọai thay thế cha phụ mẹ chăm sóc tử tế nhưng sự thiếu vắng của người cha trong cuộc đời của ông vẫn là lổ hổng lớn không bù đắp được .
10/04/2013(Xem: 5098)
Mẹ tôi mất vào buổi trưa cuối tháng Bẩy. Mẹ đi nhẹ nhàng như một hơi thở. Một tuần trước khi mẹ mất, người chị lớn gọi tôi từ Cali: "C ơi, em có về được không, me sắp đi rồi- chắc cũng chỉ độ nay mai thôi."
10/04/2013(Xem: 4420)
Trời đang vào Đông với những cơn gió rét và những ngày mưa nhè nhẹ nhưng cũng đủ làm buốt giá con tim. Ngày hôm nay dù cũng là những cơn gió như rứa, dù cũng là những cơn mưa như rứa, nhưng con lại cảm thấy bầu trời u ám hơn, lạnh lẽo hơn, lòng con bỗng nặng trĩu khi nghe tin Mệ vừa qua đời. Nhìn những hàng cây chơ vơ trụi lá bên đường khi vào đông làm con liên tưởng đến đời người cũng như những chiếc lá vàng kia đến một lúc nào đó thì cũng sẽ xa lìa cành để rơi vào hư không...
10/04/2013(Xem: 4774)
Đêm nay trời thật lạnh với những cơn gió rít từng hồi, những cành cây sau vườn chạm vào nhau nghe xào xạc, lá rơi lộp độp trên mái nhà. Tôi nhìn ra cửa sổ, cả một màn đêm bao trùm khu vườn, chỉ thỉnh thoảng nhìn thấy vài nhánh cây đu đưa theo gió, cái lành lạnh đôi khi cũng làm cho mình tê tái thật, nhất là mỗi khi có tâm sự buồn… Ngồi đọc vội vài bản tin ở tờ báo tiếng Việt trên mạng, nào là đánh nhau ở Iraq, nào là tranh chấp và giết nhau, nào là hải tặc cướp biển, v.v…
10/04/2013(Xem: 5074)
Nếu Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại có thể thực hiện thành công một đội ngũ vài chục vị tăng, ni trẻ cho công cuộc hoằng pháp như vậy là điều mà người phật tử Việt Nam đang mong chờ. Đó là thành tựu của bước đầu đầy khó khăn. Nhưng khi bước đầu đã qua được thì tương lai sẽ có nhiều thuận duyên và tươi sáng hơn.
10/04/2013(Xem: 4656)
Không đành lòng nhìn con gái quằn quại vì bỏng, ông xin các bác sĩ lóc da mình để cứu chữa cho con. Câu chuyện cảm động về sự hi sinh của người cha dành cho đứa con - cô gái đang chuẩn bị thi đại học thì tai họa xảy ra...
10/04/2013(Xem: 8158)
Trong vỏn vẹn mấy tháng nay, đã có tới bốn em học sinh của trường trung học Western Heights (thuộc tiểu bang Victoria, Úc) lần lượt tự kết liễu cuộc đời còn xanh mơn mởn của mình một cách âm thầm, tức tưởi! Tất nhiên, hiện tượng bi thảm và đầy đe dọa này đang làm giới phụ huynh trên khắp nước Úc rúng động! Phản ứng đầu tiên là sự sửng sốt: “Why?”, “Tại sao?” Kế đến, là sự bàng hoàng khi nghe giải thích: “Các em đều là nạn nhân của nạn bắt nạt nhau trong sân trường hay trên internet!”
10/04/2013(Xem: 5068)
Một ngày tháng 6 năm 2005, tôi đang ngồi soạn bài một mình dưới ánh đèn hiu hắt, bổng nhiên tiếng chuông điện thoại vang lên một cách gấp gáp. Tôi nhấc máy alô mấy tiếng, thì đầu bên kia mới truyền lại một giọng nói của đứa bé gái sợ sệt và yếu ớt “ có phải mẹ đó không? Mẹ ơi”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]