Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gương sáng muôn đời

07/08/201407:28(Xem: 7546)
Gương sáng muôn đời

Xa Loi Phat

Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết pháp cho mẹ

Ảnh: tư liệu PG Myanmar




Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình. Vu lan là ngày lễ của cha mẹ. Vì vậy vào những ngày này mỗi người con đều cảm nhận sự da diết trong lòng. Bởi có người may mắn thì cha mẹ còn sống, nhưng có người cha mẹ đã qua đời. Dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời, nghiệm lại chúng ta vẫn chưa đền đáp được phần nào thâm ân dưỡng dục cao thâm, mà niềm lo nỗi nhớ mình đem đến cho cha mẹ thì chất chồng đầy vơi. Nên mỗi khi nhắc đến, lại thấy tủi thân, nhớ thương và nuối tiếc khôn nguôi.

Khi cha mẹ không còn nữa, chúng ta lớn lên và bắt đầu già đi, mới nhớ lại cảnh già nua của cha mẹ. Từng năm tháng song đường sống trong cô đơn, héo hắt, trông đợi. Chừng ấy nuối tiếc, đau xót, hối hận bao nhiêu cũng không đủ. Bởi vì tất cả đã không còn, mãi không còn, chỉ còn lại lỗi lầm và niềm ăn năn ray rứt khôn nguôi. Thế mới thấy chúng ta thật có lỗi với cha mẹ.

Lễ Vu lan mang một ý nghĩa đạo lý nhân văn sâu sắc đối với không chỉ người con Phật, mà còn đối với tất cả những người con ở khắp muôn nơi. Trong đạo Phật có một bản kinh nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái, đó là kinh Vu lan bồn. Bản kinh ghi lại lời dạy của Đức Phật về cách đền ân sinh thành và phụng dưỡng khi cha mẹ còn tại thế hoặc đã qua đời. Thông qua bản kinh, chúng ta thấy đạo Phật là đạo hiếu, hạnh Phật là hạnh hiếu.
Là người con Phật, tu tập theo giáo pháp Như Lai thì việc thực hiện bổn phận làm con đối với bậc sinh thành dưỡng dục, không đơn giản chỉ là làm tròn trách nhiệm, mà còn là một pháp tu. Chúng ta phải hiểu chữ hiếu trong đạo Phật cho thật cặn kẽ, đúng theo lời dạy của Đức Từ Phụ, mới thấy hết ý nghĩa siêu việt của nó.

Cốt tủy trong bản kinh Vu lan đều dựa trên tinh thần tâm tương ưng. Tâm thanh tịnh tác động đến tâm thanh tịnh, mới có thể cứu độ chuyển hóa cho người thân. Tôn giả Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là hai tấm gương cứu độ mẹ cực kỳ diễm lệ và cảm động. Tôn giả Mục Kiền Liên thì dùng thần thông xuống địa ngục cứu mẹ, chuyện này chúng ta không làm được. Nhưng câu chuyện của ngài Xá Lợi Phất thì chúng ta nên học tập và noi theo. Nếu ta thực hiện không tuyệt vời như Tôn giả, thì cũng xin được một phần trăm, phần nghìn của Ngài, để thể hiện phần nào tấm lòng hiếu đạo của mình với song thân.
Tôn giả Xá Lợi Phất được xem là Đại tướng quân về phần hộ trì Chánh pháp của Đức Phật, bậc Trí tuệ đệ nhất trong hàng đệ tử, thay Phật tuyên dương giáo pháp, uy danh một cõi, thần lực một cõi. Khi sắp nhập Niết-bàn, Tôn giả đã từ giã hội chúng, thầm lặng trở về quê nhà, dành những ngày cuối cùng cho mẹ.
Mẹ ngài Xá Lợi Phất theo đạo Bà-la-môn và rất tà kiến. Khi Tôn giả xuất gia theo Phật, bà không hài lòng. Cứ mỗi lần nhớ con bà thiết trai cúng dường, mời chư Tăng cùng ngài Xá Lợi Phất về thọ trai tại tư gia. Nhưng khi chư Tăng và Ngài đến là bà nói xa nói gần, những câu rất khó nghe. Sự việc cứ tiếp diễn hoài như vậy. Thương con muốn gặp, gặp rồi thì lòng uất hận nổi dậy, tạo khẩu nghiệp xấu.
Lần này, hay tin Ngài trở về nhà bất ngờ, bà vừa mừng vừa lo. Tôn giả vào căn phòng cũ ngày xưa, nhưng Ngài không nghỉ ngơi mà chỉ tọa thiền. Mỗi lúc ánh sáng từ thân Tôn giả phát ra càng chói tỏa. Ánh sáng soi thấu đến các tầng trời, chư thiên biết được mạng căn của Tôn giả Xá Lợi Phất đã sắp kết thúc nên xúc động não nề, gấp rút vân tập về đảnh lễ cúng dường.
Mẹ của Tôn giả Xá Lợi Phất kinh hãi khi thấy ánh sáng phát ra khắp nơi, bà chạy đến phòng của Ngài thì thấy Tôn giả đang nhập đại định, toàn thân rực rỡ, xung quanh chư thiên đứng hầu. Ngài dùng tâm và ánh sáng thanh tịnh đó hướng về mẹ, từ lực ấy tác động mạnh mẽ vào tâm thanh tịnh của bà khiến bà rúng động. Cảm nhận được từ lực ấy, bà bước đến gần Tôn giả và chiêm ngưỡng con bằng tất cả lòng ngưỡng mộ chân thành. Càng nhìn càng thấy sáng, càng cung kính vô cùng. Nhận thấy thời tiết nhân duyên đã tròn đầy, Tôn giả xuất định vì mẹ thuyết pháp.
Mỗi lời Ngài nói ra, bà lãnh hội một cách trọn vẹn, chuyển hóa toàn bộ những tà kiến sai lầm của bản thân, bà vô cùng ăn năn hối hận những lỗi trước. Pháp lực vô biên của Tam bảo đã tịnh hóa thân tâm và đem đến cho bà một niềm khinh an lớn lao. Ngay lúc ấy bà chứng sơ quả Tu-đà-hoàn, cũng là lúc Tôn giả Xá Lợi Phất thâu thần thị tịch, sau khi làm xong bổn phận cao đẹp nhất của người con giác ngộ. Thật cao tột và diễm lệ!
Tôn giả Xá Lợi Phất đã kịp thời độ mẹ trước khi bà rơi vào ba đường khổ. Vì thế, tất cả chúng ta đừng để chậm trễ, nếu cha mẹ chưa biết Phật pháp thì phải giúp cha mẹ hiểu biết Phật pháp. Nếu cha mẹ chưa biết kính tin Tam bảo thì phải giúp cha mẹ quy kính Tam bảo. Phải làm kịp thời, đừng để đến khi cha mẹ mất rồi chúng ta đi khắp nơi cúng bái, cầu nguyện. Kết quả chắc không được bao nhiêu, vì mình đâu phải là ngài Mục Kiền Liên.
Toàn bộ cuộc đời của Tôn giả Xá Lợi Phất không bỏ sót một hạnh nguyện nào. Vị Đệ nhất thượng thủ Thánh đệ tử của Đức Phật xứng đáng cho đời đời thế hệ Tăng lữ noi theo, độ tận chúng sanh mới vào Niết-bàn, trong đó nhất định có cha và mẹ.
Hạnh Chiếu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2014(Xem: 12420)
Sẽ có một ngày mẹ cách xa Kiếm tìm mòn mỏi cũng không ra Sẽ không còn được gần bên mẹ Sinh tử nhịp cầu mẹ phải qua
02/08/2014(Xem: 4647)
Tuổi trời thấm thoắt đã vào Thu Rừng lá vàng rơi dệt mộng mơ Dĩ vãng đã qua nào tiếc nuối Tương lai chưa tới há mong chờ Vuốt làn tóc bạc khơi thi hứng Xoa nếp da nhăn gợi tứ thơ Nở đóa hoa lòng vui hiện tại Thong dong ta nhẹ bước vân du.
02/08/2014(Xem: 5834)
Xưa ở Nhật Bản, có một người tên Kisuke chăm sóc cha mẹ rất kính cẩn. Anh thường bị bạn bè lôi vào chốn trà đình tửu quán, nhưng anh cương quyết từ chối với một lý do rất thú vị: “Một đứa con có được thân thể là nhờ mẹ và tinh thần là nhờ cha. Vì thế không thể dẫn cha mẹ đi uống rượu”.[1] Thời nay ít ai lập luận như thế khi bị cuốn vào những trò đen đỏ, rượu chè. Có người còn cho lòng trung tín và kính cẩn đối với cha mẹ là lạc hậu. Có người, vì cờ bạc rượu chè đã giết cả cha lẫn mẹ.
02/08/2014(Xem: 4538)
Trời Sài Gòn u ám. Mưa chợt đến chợt đi, không hề báo trước. Dưới cơn mưa do ảnh hưởng của cơn bão ngoài biển Đông, dòng người hối hả. Bên lề đường, thằng bé bước những bước cô đơn, mặc cho mưa tạt gió lùa, dẫu thân gầy nhỏ bé! Chúng tôi kéo nó vào núp mưa dưới mái hiên một ngôi nhà. Nó nhướng mắt ngỡ ngàng trước hành động của người xa lạ; ẩn trong cái nhìn ấy là chuỗi những thắc mắc. Tôi liền hỏi: sao con không tránh mưa? Ướt hết rồi nè! Thằng bé vẫn đứng im, chỉ tỏ ra ngạc nhiên hơn.
01/08/2014(Xem: 5378)
Bạn sẽ như thế nào khi sáng mai vừa thức giấc, bạn tìm quanh trong ngôi nhà nhỏ của mình để nói vài lời với Mẹ, hay chỉ đơn giản là muốn Mẹ nấu một nồi canh chua thật ngon cùng những món ăn mà bạn thích để gia đình vui vầy trong ngày chủ nhật nhưng… không thấy Mẹ đâu cả , bạn gọi điện thoại cho Mẹ để hỏi thăm tình hình sức khỏe nhưng…không thấy Mẹ trả lời…Và bạn bàng hoàng khi biết được Mẹ đã đi về nơi xa lắm… Tôi đã 2 lần chết ngất trong trạng thái này khi nghe tin Mẹ tôi không còn nữa...
01/08/2014(Xem: 7434)
Cha mẹ cho con tình thương, hạnh phúc, giàu sang no ấm. Khi cha mẹ còn hiện hữu, cuộc đời này đẹp như một trời hoa, và chúng ta không phải sợ cảnh đói rách, cơ cực. Còn cha mẹ là còn được sự đùm bọc chở che, được nũng nịu như một đứa trẻ thơ dưới mắt cha mẹ. Hãy trân quý từng tấc bóng thời gian khi cha mẹ còn hiện hữu trên đời!
01/08/2014(Xem: 14732)
Tôi sinh ra đôi mắt chẳng bình thường Mỗi sáng sớm mặt trời mới tinh sương Người người mở mắt nhìn được ánh dương Riêng mình tôi nước mắt ướt lệ nhòa. Khóc cả tiếng đôi mắt mới hé mở Càng muốn mở nước mắt càng ứa nhòa Đau buốt lắm nhưng không muốn mù lòa Mở được mắt Mẹ mừng cũng muốn khóc. Tôi cảm nhận tình thương khi Mẹ khóc Mẹ muốn thay nỗi đau, tình mẫu tử Muốn cho con mắt sáng mãi không từ
01/08/2014(Xem: 4621)
Đức Phật đã nói chẳng có tình yêu thương nào lớn bằng tình yêu thương của một người mẹ dành cho con, và kêu gọi đệ tử của ngài hãy yêu thương tất cả chúng sinh như một người mẹ yêu đứa con của mình vậy! Ta mang danh là đệ tử Phật, là con Phật hằng ngày thề nguyện yêu thương tất cả sinh, nhưng hãy nhìn thật sâu sắc tình yêu thương ấy, ta phải yêu thương được cha mẹ ta trước mới yêu anh chị, yêu họ hàng, bạn bè, làng xóm, yêu đến đất nước được...đừng suy nghĩ đâu xa, đừng nói lời xáo rỗng, hãy thực hiện nó bằng cách thể hiện đạo hiếu của một người con đối với cha mẹ, đối với 2 vị bồ tát sống yêu thương, hy sinh cho chúng ta hết mực, như vậy ta mới xứng đáng là một người đệ tử, 1 người con Phật đúng nghĩa!
31/07/2014(Xem: 8375)
Mùa Vu Lan con cài hoa trắng Bao năm rồi vắng bóng Mẫu Thân Vọng nghe giọng nói tiếng cười Mẹ Mà tưởng như con mẹ cận gần ! Giờ đây lòng con càng thiếu vắng Mẹ hiền ơi ! Con đã mất Mẹ rồi ! Còn ai chia sẻ khi "mưa nắng" Bảo ban an ủi đứa con côi !..
31/07/2014(Xem: 6655)
Ngài là một vị thiền sư Kiêm luôn học giả đã từ lâu nay Giỏi về chữ Phạn lắm thay. Khi còn niên thiếu thường hay đăng đàn Trổ tài thuyết giảng giỏi giang Cho đồng môn khắp đạo tràng cùng nghe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]