Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu đạo, nền tảng đạo đức của xã hội loài người

05/08/201418:09(Xem: 6398)
Hiếu đạo, nền tảng đạo đức của xã hội loài người

Bo_Tat_Muc_Kien_Lien

Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định. Vậy tại sao nhà Phật lại chọn sau ba tháng an cư, đến ngày Tự Tứ thì lễ Vu Lan mới được tổ chức? Vì đây là dịp để tri ân báo ân, tri niệm đến ân tình ân nghĩa của cha mẹ, Thầy Tổ, chúng sanh và của tất cả những ân tình ân nghĩa mà mình cưu mang hoặc đã chịu ân. Tri ân luôn đồng thời với báo ân giống như nói tâm hiếu luôn gắn liền với hạnh hiếu. Muốn thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ thì phải đền đáp công ơn dưỡng dục. Khi cha mẹ còn sống, cần hết lòng phụng dưỡng, cư xử phải hết mực cung kính, nếu đã mất thì nên làm mọi thiện sự nhằm hồi hướng công đức để kẻ sống lẫn người mất đều được hưởng lợi ích. Người ta thường cầu siêu bạt độ, để người chết hết bị đọa đày. Người còn sống thiếu thốn khó khăn thì được người khác hướng tâm bằng tấm lòng từ bi, ban vui và cứu khổ.

Vu Lan mang tính nhân văn cao cả, gợi lên tình người thắm thiết, còn được gọi là Ngày kết nối yêu thương, Ngày lễ hội văn hóa tình người,... tính nhân văn đó được phổ biến rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Ngày Vu Lan không còn là ngày mang tính tôn giáo chỉ riêng đối với đạo Phật, mà đã thấm sâu vào lòng dân tộc, ấm đượm tình người, là một yếu tố có thể sưởi ấm tâm hồn làm cho con người trở nên thanh lương, không còn bơ vơ hoặc lạc loài cô đơn. Chúng ta phải biết ân và báo đáp ân nghĩa mình cưu mang mới xứng đáng là con người hiện hữu trên cuộc đời này. Điểm khởi đầu của con người là hiếu, nên Nho giáo đặt nặng ba đối tượng phải tôn thờ và quý trọng, đó là: quân-sư-phụ. Quân là vua, dưới chế độ phong kiến con người phải tôn thờ và trung thành với vua, ngoại trừ hôn quân, bạo chúa. Sư là thầy, người đã ươm mầm giúp chúng ta có kiến thức văn hóa để tiếp cận với tri thức thế gian, biết tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống, đồng thời có tầm nhìn sâu rộng để biết ứng xử giữa con người với con người. Ngoài ra, phật tử còn có vị thầy dạy đạo, người trao truyền nghệ thuật sống hay, sống đẹp, tìm ra chân nghĩa của cuộc sống, bước trên con đường chân-thiện-mỹ để sau này thành nhân chi mỹ. Thầy dạy đạo khai thị và truyền đạt Phật pháp để quý phật tử biết cách sống lành mạnh, chuyển hóa được hạt giống khổ đau bằng cách tu hành, bớt mê lầm, thoát khỏi ràng buộc và sống tự tại. Thầy dạy đạo mang tính xuất thế gian nên giá trị vĩnh hằng và không thể dùng quan niệm hữu hạn ở thế gian để đo lường. Người xưa có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” (Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy), nên chuẩn mực đạo đức của Nho giáo rất quan tâm đến truyền thống Tôn sư trọng đạo, truyền thống ấy vẫn đang được bao thế hệ nhân dân ta kế tục giữ gìn và phát huy. Phụ là cha, sống dưới chế độ phong kiến theo khuynh hướng trọng nam khinh nữ, đây chính là quan niệm của người xưa, còn thời nay xã hội văn minh mọi người đều có quyền bình đẳng nam nữ. Cha mẹ cho chúng ta thân này, nuôi ta khôn lớn với bao nhọc nhằn, công lao dưỡng dục không thể đếm kể, dìu dắt chúng ta bước vào đời một cách tự tin và vững chãi. Có bậc cha mẹ sợ con hư hỏng, lâm vào tệ nạn xã hội nên đã gửi gắm con đến chùa quy y Tam bảo nhằm giúp con biết giữ gìn năm giới cấm, học hiểu đạo lý, để được giáo hóa cách sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Có thể nói rằng: Giáo pháp của đạo Phật giáo dục quốc dân hùng cường và giáo dục con người rất hiệu lực. Đạo Phật tạo nên cốt lõi linh hồn của dân tộc, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đối với hồn thiêng sông núi, đối với quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam. Hiếu đạo là nền tảng đạo đức của xã hội loài người, con người nhờ có trí khôn bởi bộ óc thông minh, vượt lên chinh phục bản năng nên tạo được nề nếp sinh hoạt có tôn tri trật tự, có thể tu để thoát khổ và sống cuộc đời tự tại, mở ra một xã hội hòa bình, thịnh trị. Đức Phật đã dạy: “ Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế ”, nhân ngày đại lễ Vu Lan, tâm tư chúng ta cần hướng về cha mẹ, hai vị phật luôn hiện hữu trên cuộc đời mỗi chúng ta. Không có tôn giáo nào dám đặt cha mẹ ngang hàng với đấng Toàn năng hay Thượng đế, nhưng đạo Phật cho rằng vị trí cha mẹ không thể xem thường, sử sách cho biết chưa có vị Phật, hoặc Bồ Tát hay Thánh nhân nào bất hiếu với cha mẹ, bất kính với Thầy Tổ. Chúng ta càng phải giữ gìn đạo hiếu bởi vì nếu bất hiếu với cha mẹ, bất kính với Thầy Tổ thì chưa thể đi đến con đường giác ngộ và giải thoát.

Đạo Phật là đạo hiếu sinh, chúng ta phải sống hiếu kính, hiếu dưỡng với cha mẹ và người trên, hiếu hòa với người dưới và hiếu sinh với vạn loại. Đó chính là gốc gác nguồn cội cho điểm khởi đầu vô cùng quan trọng, nên có thể nói tâm hiếu là căn bản mọi tình cảm tốt đẹp của loài người, con người không có tâm hiếu chẳng khác nào xây tòa nhà đạo đức không có nền móng. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào là chân nhân? Đó là người tri ân và báo ân”. Một là ân cha mẹ, hai là ân Thầy Tổ, ba là ân chúng sanh, bốn là ân Tổ quốc. Nếu chúng ta sống không có ân tình, ân nghĩa thì không thể tồn tại. Thân được lớn lên, trưởng thành, hiểu biết đạo lý thì đã chịu biết bao ân tình ân nghĩa, nếu biết tìm cách báo đáp Tứ trọng ân thì đó chính là chân nhân. Tâm lý các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con cháu hiền lương, đạo đức. Muốn có được điều đó thì cha mẹ phải sống gương mẫu, có trách nhiệm.Con cái quy y Tam Bảo, giữ giới, học Phật pháp, từng bước chuyển hóa, biết kính yêu phụng dưỡng ông bà cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân và thương yêu mọi người. Đức Phật chủ trương không phân biệt giai cấp hay địa vị trong xã hội mà cho rằng người có giá trị là người có trí tuệ và đạo đức, còn giàu hay nghèo, sang hay hèn, có học vị hay không có học vị, có tri thức hay không có tri thức miễn có trí tuệ và đạo đức thì đó mới chính là người cao quý. Ở Ấn Độ có bốn giai cấp: giai cấp Bà-la-môn chỉ đạo tinh thần tâm linh, giai cấp Sát-đế-lỵ tức vua chúa quý tộc giữ quyền cai trị đất nước, giai cấp Phệ xá gồm thương gia, chủ điền lo đảm đương kinh tế và giai cấp Thủ-đà-la là hàng nô lệ. Đức Phật chủ trương xóa bỏ bốn giai cấp, không có sự khác nhau trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn nên người của bốn giai cấp xuất gia đều là đệ tử Phật, nên mới có câu:

“Tứ hà nhập hải giai xả dị danh

Tứ Tánh xuất gia đồng xưng Thích tử.”

Đức Phật là điểm tựa tối cao của nhân loại. Ngài là tấm gương hiếu hạnh sáng ngời để nhân loại noi theo. Trong ngày này, tinh thần Vu Lan được nhân rộng, chúng ta thấy gương đại hiếu Mục Kiều Liên luôn là tấm gương sáng để hậu thế noi theo, hình ảnh Ngài hiện hữu trong tâm thức mỗi người, nên mọi người đều có thể thực hiện báo ân, báo hiếu vào bất cứ thời điểm nào .

Thái tử Tất Đạt Đa lúc chuẩn bị đăng quang làm vua vẫn không đam mê tiếc nuối ngai vàng, Ngài từ bỏ địa vị Nhân Vương và trở thành Đấng Pháp Vương Vô Thượng. Chúng ta là phật tử, diễm phúc khi được tự hào là con của Đấng Pháp Vương. Ngài đối với tất cả pháp tự tại vô nhiễm giống như hoa sen trong bùn vươn lên tỏa ngát hương sắc. Kinh nghiệm cọ xát cuộc sống của tổ tiên theo lý nhân quả của Phật giáo, các bậc tiền bối có nói:

“ Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận

Ngỗ nghịch con nào có khác chi

Xem thử trước thềm mưa xối nước

Giọt sau giọt trước có sai gì.”

Hiểu được điều đó, chính bản thân mỗi người phải mẫu mực, sống tốt đẹp, hài hòa, hiền lương, có lòng trắc ẩn thương người thì con cháu sẽ học tập và noi gương. Hiếu đạo là căn bản của đạo giác ngộ, là đạo đức của đạo làm người. Thiên tính bảo vệ con cái nơi cha mẹ vô cùng lớn. Nếu con cái còn được cha mẹ ôm ấp, vỗ về, yêu thương thì tình thương cha mẹ là chất liệu cho cuộc sống của con có ý nghĩa, để con tự tin hơn. Mất cha mẹ thì con cái thiếu tình thương và trở nên cô đơn. Nhân ngày lễ Vu Lan, chúng ta nên cầu siêu cho cha mẹ, thất thế phụ mẫu, đa sanh phụ mẫu và cửu huyền thất tổ. Đối với những người chết vất vưởng, chúng ta nên cúng thí thực, cầu siêu bạt độ, hướng tâm về họ. Có thể nói rằng, lễ hội Vu Lan bao gồm chất liệu sống của những nền văn hóa tốt đẹp, dù Đông Phương hay Tây Phương, dù cổ hay kim, bất cứ một trú xứ, một quốc gia hay một nền văn hóa nào cũng đều suy tiến đạo lý uống nước nhớ nguồn, hay đạo lý hiếu tâm, hiếu hạnh đối với cha mẹ. Nhà Phật nói: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu chưa hiểu nội dung giác ngộ, giải thoát của Đức Phật thì chưa thể hiểu tâm của Đức Phật. Vì chúng ta là phàm phu nhưng có thể hiểu tâm hiếu là tâm Phật, chúng ta hiếu kính cha mẹ là chúng ta có tâm Phật. Đức Phật có công hạnh Ba-la-mật, là mật hạnh và hiếu hạnh. Hiếu đạo là một trong những phẩm chất kết cấu nên tư cách của người đệ tử Phật. Hiếu hạnh là một trong những phẩm chất căn bản của xã hội loài người, nếu không giữ gìn hiếu đạo thì xã hội trở nên rối ren, điêu đứng, khổ não, không còn tôn tri trật tự. Ngày Vu Lan, chúng ta tri ân, báo ân với kẻ còn, người mất gọi là âm siêu dương thới để người mất được siêu thăng, kẻ còn được phúc lạc, kẻ sống người mất đều được thanh lương, hạnh phúc, an lạc và giải thoát.

Kinh Tương Ưng, một vị Bà-la-môn hỏi Đức Phật: “Thưa Tôn giả Gô-ta-ma, sau khi tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha, như vậy tôi có lỗi gì không?”. Đức Phật trả lời: “Này người Bà-la-môn, ông làm như vậy là đúng trách nhiệm. Ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha thì người ấy được nhiều công đức”. Người Bà-la-môn ấy cuối đời cũng xuất gia tu hành theo bước chân của Đức Phật . Cũng có một vị Tỳ kheo bạch với Đức Phật rằng: “Cha mẹ con đang khốn đốn, bây giờ con đi khất thực để nuôi cha mẹ thì con có lỗi không?”. Đức Phật bảo rằng: “Ngươi không có lỗi”. Có một Tỳ kheo khác thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! cha mẹ con kinh tế khá giả và đồng ý cho con xuất gia, nhưng xuất gia chưa bao lâu thì cha mẹ con rơi vào hoàn cảnh khó khăn do giặc cướp hết mọi của cải, vậy con có thể khất thực để nuôi cha mẹ được chăng?”. Đức Phật trả lời: “Trong hoàn cảnh này, ngươi khất thực nuôi cha mẹ là người con có hiếu.” Rõ ràng Đức Phật rất chú trọng đến đạo hiếu, đặc biệt khi phát triển mạnh ở Đông Phương, có ảnh hưởng chung đến nền triết học Khổng-Lão. Người theo Nho giáo rất đặt nặng đạo hiếu. Khi đạo Phật du nhập vào nền văn hóa Trung Hoa và các nước lân cận thì Phật giáo Bắc tông hình thành ngày Đại lễ Vu Lan thắng hội. Phật giáo rất quan tâm đến đạo hiếu chứ không phải chỉ có đạo Nho, trong khi các nước Phật giáo Nam tông thì chưa thấy có mùa Vu lan báo hiếu. Đạo phật bất biến và tùy duyên, hòa nhập cùng Nho giáo và Lão giáo tạo nên một nền triết lý vững mạnh, cho nên ngày Vu lan báo hiếu không còn thu hẹp trong phạm vi chùa chiền mà phổ biến rộng rãi khắp nơi và trở thành chất liệu sống cho xã hội loài người. Rõ ràng tinh thần đạo Phật đã triển khai sâu rộng vào đời sống của quần chúng nhân dân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 3969)
Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi. Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.
17/06/2020(Xem: 8296)
Vu Lan nhớ mẹ Cô bé mồ côi sống ở chùa Lâu nay xả bỏ những hơn thua Nợ duyên còn vướng duyên tơ thắm[1] Nghiệp chướng riêng mang chướng gió lùa[2] Nương Phật cần tu từ thuở nhỏ Kỉnh Tăng siêng học đến già nua Ly hương sum họp cùng con cháu Vui cảnh đoàn viên suốt bốn mùa
10/05/2020(Xem: 4735)
Sáng nay, sau giờ công phu thật sớm và nghe được trực tuyến buổi trà đạo của Sư Giới Đức( Mình Đức Triều Tâm Ảnh) tại Ngoạ Tùng Am( Huyền Không Sơn Thương/ Huế / VN ) về Tam đồ Bát nạn mà thế kỷ này lại thêm một nạn thứ chín là Đại dịch Corona đã làm thay đổi và xáo trộn mọi sinh hoạt từ chùa chiền đến sinh hoạt mọi người dân . Tự nhiên tôi liên tưởng đến Ngày của Mẹ năm nay đang xảy ra thật khác thường . Hơn mấy chục năm nay từ ngày tha phương nơi xứ người, Ngày của Mẹ tại Úc là một ngày lễ thật quan trọng để con cái tụ họp tri ân người mẹ, thế mà giờ đây những đứa con phương xa vẫn không thể thực hiện được vì phương tiện giao thông và luật cách giản xã hội. Thôi thì tự chuẩn bị cho mình một tách trà nóng và món điểm tâm nhẹ
06/12/2019(Xem: 8268)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
25/09/2019(Xem: 5797)
Cuối cùng mùa Vu Lan tại Âu Châu cũng kết thúc vào ngày 22.9.2019 tại tu viện Viên Đức, Đức quốc. Sự trễ nải cũng có lý do chính đáng: Thứ nhất Phật tử miền Nam nước Đức vào tháng 8 còn nghỉ hè. Thứ hai, đúng rằm tháng bảy, lễ chính thức đã tổ chức tại tổ đình Viên Giác, nơi Hòa Thượng Thích Như Điển là Phương Trượng, ngoài ra, những ngày tháng khác, Hòa Thượng còn phải tham dự Vu Lan cho nhiều chùa tại Đức, đôi khi còn đi xa tận Nhật Bản, Mỹ quốc khi có nhân duyên.
18/09/2019(Xem: 5608)
Trung thu năm nay tôi về quê cũ, nông thôn bây giờ cũng đường nhựa, bê tông, đèn điện sáng trưng nhưng mới 10 giờ đêm mà nhà nhà đóng cửa im ngủ. Tôi lặng lẽ mở cửa cổng đi thơ thẩn ra bờ sông, ngồi ngắm trăng trung thu tròn vành vạnh thật bình yên thanh tịnh.
17/09/2019(Xem: 4987)
Lễ Vu Lan 2019 tại Đạo tràng Phước Huệ, Heilbronn, Đức Quốc, ngày 15-9-2019
14/09/2019(Xem: 5656)
Mưa … Mưa cho đời thêm những màu xanh. Mưa … Mưa ly hương nức nở, da diết gợi lòng người day dứt nỗi nhớ quê nao nao. Mưa… Mưa quê hương nơi miền Hà Nội từng hạt phất phơ như sương sa vướng trên mái tóc cô gái Hà Thành thật mộng mơ, diễm kiều. Mưa trên đất Cố Đô dai dẳng buồn tê tái như dáng đứng Tử Cấm Thành trầm mặc mà chỉ có Huế mới có. Mưa Đà Lạt lất phất, lành lạnh quấn quýt lấy bước chân đôi tình nhân dạo quanh hồ Xuân Hương, đã đi vào nhạc: “ Cơn mưa phùn bay qua thành phố nhỏ…” Bấy nhiêu mưa vừa kể cũng đủ làm suốt cuộc đời ta nhớ mãi không quên, chứ đừng nói tới những cơn mưa đầy ấp kỷ niệm vui buồn như Minh Kỳ mỗi lần nhớ đến là mềm cả lòng hoài niệm: “ Chiều nay mưa trên phố Huế - Biết ai đã quên ai rồi – Hạt mưa rơi vẫn rơi rơi đều, cho lòng u hoài - Ngày xưa mưa rơi thì sao - Bây chừ nghe mưa lại buồn – Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng làm mình cô đơn…”.
13/09/2019(Xem: 5642)
Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Chứng Minh Đại Lễ Vu Lan 2019 tại chùa Bảo Thành Koblen Đức Quốc ngày 08.09.2019. Do NS Thích Nữ Minh Hiếu Trụ Trì. Hình Ảnh Tụng trọn Bộ Kinh Địa Tạng, Kinh Lăng Nghiêm, Lễ Phóng Sanh, và Đại Lễ Vu Lan.
04/09/2019(Xem: 4741)
Xối gội luân hồi chuyện đã qua Cho lòng thanh thản và an hòa Đời trần luôn gặp nhiều phiền não Lắm cảnh thương sầu lắm xót xa!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]