Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ....

02/08/201407:53(Xem: 4577)
Mẹ....

Me_Le_Thi_Cat

Trời Sài Gòn u ám. Mưa chợt đến chợt đi, không hề báo trước. Dưới cơn mưa do ảnh hưởng của cơn bão ngoài biển Đông, dòng người hối hả. Bên lề đường, thằng bé bước những bước cô đơn, mặc cho mưa tạt gió lùa, dẫu thân gầy nhỏ bé!

Chúng tôi kéo nó vào núp mưa dưới mái hiên một ngôi nhà. Nó nhướng mắt ngỡ ngàng trước hành động của người xa lạ; ẩn trong cái nhìn ấy là chuỗi những thắc mắc. Tôi liền hỏi: sao con không tránh mưa? Ướt hết rồi nè! Thằng bé vẫn đứng im, chỉ tỏ ra ngạc nhiên hơn.

Chợt giật mình trước hành động và câu hỏi của mình! Nhìn thằng bé, nước da đen cháy nắng, áo quần mặc chẳng vừa thân, nét già dặn trên khuôn mặt trẻ thơ. Qua vài câu hỏi, chúng tôi được biết, nó, một đứa trẻ “bụi đời” đúng nghĩa. Không mái ấm để trở về, chẳng người thân thích mà dựa dẫm. Nhưng điều làm chúng tôi canh cánh trong lòng, đó là khi hỏi: “Thế mẹ con đâu?”. 
Câu này, chúng tôi đôi lần vô tình buộc miệng hỏi vài em, trong những lớp học tình thương, nơi nuôi trẻ cơ nhỡ, mà chúng tôi từng đến thăm. Những câu trả lời của các em trước đây là: “Mất rồi”, “Nghe bà bảo, bỏ đi đâu không biết”, hoặc “Không biết”. Còn thằng bé này, ngập ngừng giây lát và nói “Mẹ là gì?”. Chúng tôi như hóa đá.


Mẹ là gì?
Hình ảnh người mẹ cao cả trong ca dao, những mỹ từ trong lời hát, bao ẩn dụ ví von về mẹ trong các áng văn thơ mà chúng tôi đã từng đọc, đều trở lên vô nghĩa trước thằng bé. Nó đâu được may mắn nằm trong vòng tay mẹ, nghe những lời ru ngọt ngào để đi vào giấc mơ hồng, mà có được hình ảnh mẹ vỗ về giấc ngủ trong ký ức:

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
Năm canh chầy thức đủ năm canh! (Ca dao)

Dẫu nó cũng được sanh ra đời bởi một người phụ nữ nào đó, nhưng sống, tồn tại với đời, là nhờ sự thi ân bảo bọc của người xa lạ, nên nó nào có diễm phúc được nâng niu che chở, để mà tận hưởng tình Mẹ trên đời:

Nuôi con chẳng quản chi thân,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời. (Ca dao)

Là mẹ:

Dẫu cho thân xác héo mòn,
Miễn sao con được đủ đầy ấm no. (Ca dao)

Nói rằng Mẹ là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì càng cao sang quá rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, như ca từ trong ca khúc bất hủ Bông hồng cài áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, lấy ý từ đoản văn cùng tên của Thiền sư Nhất Hạnh:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Hay:

Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…

Liệu thằng bé có thể hiểu không?
Trong tâm hồn trẻ thơ sớm vương bụi trần của nó, tình mẹ tựa hồ như chưa bao giờ hiện diện. Có ai vì nó mà “dưới mái nhà tranh may áo để dành, xuân qua thu lại đổi thay ấm lòng”. Hay, “vai gầy nặng gánh hàng rong, sanh nhai gian khổ đôi dòng lệ rơi”, để mà được từ góc độ người con cảm nhận:

Mẹ là nguồn suối dịu hiền,
Là người duy nhất trong đời của con. (Ca dao)

Bao lời hay ý đẹp, nếu đem ra giải thích có thể đều trở nên thô thiển. Vậy phải đáp lời thằng bé thế nào đây? Trong khoảng khắc trầm lặng, tôi buông lời vô thức, “Mẹ là người sanh chúng ta ra”. Mặt thằng bé liền giãn ra, trông có nét vui vui, và tự nhiên hơn. Chúng tôi đang thắc mắc, suy đoán thái độ của nó trước câu trả lời “chẳng ra gì” của mình. Nó liền nói, “Vậy là con cũng có mẹ?”. Chúng tôi như hóa đá lần hai. Không ngờ thằng bé lại hồn nhiên đến lạ. Nó đã nghe người đời nói nhiều về trẻ mồi côi, những đứa lang thang cơ nhỡ như nó, không ít lần bị chửi rủa bởi sự vô tâm của đồng loại. Thế nên, có đôi lần nó cùng vài đứa nữa cũng ra công tìm hiểu, chúng nó sao lại không có mẹ có cha. 

 

Và mẹ, cha là gì? Nhưng rồi chẳng ai có thể trả lời cho chúng. Còn chúng có cách gì để làm rõ những khúc mắc trong tâm hồn, khi chúng chỉ là những đứa trẻ không biết “mình từ đâu ra”(lời thằng bé). Nên khi nghe chúng tôi nói “Mẹ là người sanh chúng ta ra”, thì nó thấy vui. Vui vì nó cũng có mẹ - người đã sanh ra nó trên đời. Dù rằng trong ký ức sâu thẳm của tâm hồn, không hề tồn tại cái gọi là hình ảnh người mẹ. Nhưng với thằng bé, nó được sanh ra đời bởi một người mẹ nào đó đã là đủ…

Mưa đã tan.
Thằng bé lại bước đi, những bước đi vô định, vô định như cuộc đời, như tương lai của nó vậy! Nhìn dáng thằng bé bước đi mà lòng đau xót. Đau vì nghĩ đến lối sống của lớp thanh niên ngày nay, không chín chắn trong quan hệ nam nữ, để rồi “giải quyết” những mầm sống một cách dã man. Xót cho những đứa trẻ vừa ra đời đã bị chính cha mẹ đẻ ra chúng bỏ rơi.

Những ai diễm phúc có được bầu trời thương yêu dịu ngọt, đang đắm mình bơi lội trong đó; sung sướng mà không hay, hãy tỉnh thức đi khi chưa muộn. Đừng mải mê với hoa thơm cỏ lạ của lạc thú trên đường đời, mà quên đi những ân tình thâm trầm và cao cả, đang hiện hữu quanh mình. Để ngày mai, mẹ mất, chúng ta sẽ không hối hận, đau lòng. Đáng tiếc. Rất nhiều người chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ.

Vĩnh Nghiêm, mùa Vu Lan 2013.
TC.Văn Hóa Phật Giáo 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2013(Xem: 4874)
Ngài giờ là một thiền sư, Cha ngài từ thuở giã từ trần gian Ngài còn đang ở đạo tràng Học thiền, tắm gội ánh vàng Thế Tôn,
09/08/2013(Xem: 4969)
Dưới chân ngọn núi Phổ Đà Có chàng đồ tể thật là tệ sao Hung hăng, nóng nảy, hỗn hào Sống cùng mẹ góa từ bao lâu rồi,
09/08/2013(Xem: 5616)
Ngài là một vị thiền sư Kiêm luôn học giả đã từ lâu nay Giỏi về chữ Phạn lắm thay.
09/08/2013(Xem: 7834)
Tỳ Kheo Jayasaro (thế danh: Shaun Chiverton) sinh năm 1958, tại Anh Quốc. Năm 1979, ông tham dự khóa thiền tích cực với Sư Sumedho.Tháng 9, năm đó ông đến Thiền viện Wat Pa Pong ở miền Đông Bắc Thái Lan, nơi ông đã thọ giới xuất gia với vị Thiền sư trưởng lão nổi tiếng, ngài Ajahn Chah và tu học theo Truyền Thống Forest Tradition, là một truyền thống thuộc Phật giáo Nguyên Thủy.
07/08/2013(Xem: 5733)
Mùa Vu Lan nhớ nhà văn VÕ HỒNG
07/08/2013(Xem: 6444)
Thi nhân nhớ Mẹ thì họ làm thơ, để giải bày tâm sự, hầu vơi bớt nỗi niềm! Vì thơ là tiếng lòng rung lên từ nội tâm hòa nhập và dung thông với ngoại cảnh, được cô đọng lại bằng ngôn ngữ để diễn tả tâm sự của mình; cùng san sẻ với tha nhân những hoài cảm, từ lâu chất chứa trong lòng nhưng chưa có cơ hội để khơi lại niềm xưa, thức lay bóng nhớ…
06/08/2013(Xem: 13815)
Album nhạc: Suối Nguồn Yêu Thương
06/08/2013(Xem: 13740)
Gần Mẹ sao thấy bình thường Nay Mẹ xa biệt mới thương vô bờ Mẹ ơi ! Con quá bơ vơ ! Cuộc đời còn lại trông chờ vào đâu ?
05/08/2013(Xem: 10657)
Đạo làm con (Sáng tác Quách Beem) với sự tham gia của 300 nghệ sỹ tên tuổi từ Nam ra Bắc Bài này không thuộc quyền sở hữu của mình nhưng vì mình thấy hay quá nên lưu lại tại đây để chia sẻ với mọi người. Do bản official có phỏng vấn quá dài và nhiều đoạn cũng (có thể) gây ít nhiều sự thiếu đồng cảm nên mình xin phép cắt bỏ những đoạn đó để mọi người có thể nghe trọn vẹn và giữ trọn vẹn cảm xúc của bài hát. Rất mong ekip thực hiện chương trình thông cảm Chúc cho tất cả chúng ta luôn được sống bình yên, hạnh phúc và vui vẻ bên các đấng sinh thành của mình "Đêm đêm con thắp đèn trời, cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]