Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mất Mẹ hai lần khiến tôi tỉnh giác

01/08/201408:08(Xem: 4209)
Mất Mẹ hai lần khiến tôi tỉnh giác


lanh anh ngoc-me
Bạn sẽ như thế nào khi sáng mai vừa thức giấc, bạn tìm quanh trong ngôi nhà nhỏ của mình để nói vài lời với Mẹ, hay chỉ đơn giản là muốn Mẹ nấu một nồi canh chua thật ngon cùng những món ăn mà bạn thích để gia đình vui vầy trong ngày chủ nhật nhưng… không thấy Mẹ đâu cả , bạn gọi điện thoại cho Mẹ để hỏi thăm tình hình sức khỏe nhưng…không thấy Mẹ trả lời…Và bạn bàng hoàng khi biết được Mẹ đã đi về nơi xa lắm…

Tôi đã 2 lần chết ngất trong trạng thái này khi nghe tin Mẹ tôi không còn nữa...

 ... Tất cả mọi thứ đều sụp đỗ trong giây phút ngắn ngủi, tôi gào thét, tôi cố với, tôi đau đớn khi thấy Mẹ nằm im lìm không nói năng gì với tôi, tôi khao khát điều nhiệm màu hiển hiện để được nghe tiếng nói của Mẹ nhưng đều vô vọng, mẹ vẫn nằm lặng im bất động khiến trái tim tôi vỡ tung thét lên tiếng khóc…. “Mẹ ơi……đừng bỏ con...”

 

…Tôi bắn người ngồi dậy, mồ hôi và nước mắt đầm đìa..Trời ơi…thật khủng khiếp…nhưng tôi bổng vui mừng không tả, vì tôi biết rằng…cơn ác mộng vừa đến với tôi!không phải là sự thật!!! Đồng hồ điểm 2 giờ khuya, nỗi khao khát và lo sợ trong tôi khiến tôi cô đơn lạnh, dù không phải sự thật nhưng tôi sợ…, sợ cảm giác không có Mẹ ngay lúc này,muốn gọi về cho Mẹ để hỏi han nhưng định thần lại…tôi đã không làm như thế vì sợ phá giấc ngũ lại làm Mẹ hoang man….

 

Đến bây giờ khi nhắc lại những cơn “ác mộng thật” này, tôi cũng không khỏi rùng mình toát mồ hôi, giấc mơ cho tôi trãi qua khoảnh khắc mất mát rất thật trong đời người, lúc đó tôi mới vừa giác ngộ Phật pháp, dù cái cảm giác trãi qua thật khủng khiếp nhưng suy cho cùng trả nghiệp trong giấc mơ như vậy là quá nhẹ nhàng…tôi trãi qua 2 lần mất mẹ khủng khiếp như thế trong giấc mơ. Tôi hiểu thêm sau đó… chính giấc mơ này diễn ra 2 lần như 1 hồi chuông dài cảnh tỉnh “nhất quá tam” - tôi phải thận trọng trong từng giây hiện tại với Ba Mẹ.

 

Tôi là đứa con gái duy nhất trong nhà có 2 anh em, là con gái nhưng rất cứng đầu và bướng bỉnh, với tôi mọi thứ luôn phải rõ ràng, thẳng thắn và cụ thể, cá tính mạnh mẽ như thế nên ai cũng tưởng tôi là “ chị của anh tôi”. Cũng chính vì cá tính này, tôi luôn quan sát rất nhiều và học được nhiều điều mà không phải chờ người lớn dạy. Từ nhỏ, tôi biết niệm Phật cũng từ tấm gương của Mẹ, thấy Mẹ luôn tôn kính và tin tưởng vào những điều thiêng liêng, tôi cũng hết lòng như vậy vì bản thân tôi cũng có nhiều cảm nhận dù lúc đó tôi chỉ mới 7 tuổi. Mỗi tối trước khi ngũ tôi đều cầu nguyện cho mọi người trước rồi mới đến mình, có lẽ hạt mầm Phật pháp trong tôi đã có từ trước. Nhưng lúc ấy chỉ biết Phật thôi chứ chưa hiểu Phật nhiều..

 

Khi lớn, sự mạnh mẽ và tự tin luôn giúp tôi vững vàn giữa những sóng gió của cuộc đời để thực hiện những niềm đam mê nghệ thuật bằng năng lực và đôi chân của chính mình và Mẹ luôn là người ủng hộ và sát cánh bên tôi trong nhiều cuộc thi về sắc đẹp và năng khiếu để rồi có 1 số thành quả đáng kể sau cuộc thi. Nhưng!Tôi cũng là một trong số rất nhiều người bị cái “tự cao” làm mình thất bại mà luôn quay ngược lại trách Phật trời.

 

Nhiều chuyện không vui đến với tôi liên tục khiến tôi không còn niềm tin vào ai nữa. Buồn cười đến nỗi là tôi đã nói 1 câu rất ngây ngô rằng “ Tại sao Phật lại để con thất bại như thế?nếu vậy con sẽ không tin vào Phật nữa!”….Chính câu nói này đã làm tâm tôi quay cuồng trong sự trách móc, hờn tủi vì cuộc đời trớ trêu với tôi quá…và tôi đã lặn ngụp không biết bao nhiêu là nỗi khổ niềm đau của lứa tuổi mới vừa được chút thành công đã nhanh chóng gặt nhiều thất bại và muộn phiền…như công việc không tốt, gặp bạn bè không tốt…nói chung cái gì cũng không như ý…

..Và chính nhờ Mẹ đã kéo tôi về với Chánh Pháp để tôi được sống có ích như ngày hôm nay.

 

Từ khi hiểu sâu những giáo Pháp của Đức Thế Tôn, tôi từ một con người si mê, kiêu mạn trở thành một con người biết cảm thông và nhìn lại. Cái quan trọng nhất đã giúp tôi thoát nỗi khổ là lúc tôi biết nhìn ra lỗi của chính mình. Khi xãy ra việc gì, hầu hết ai cũng tâm lý cho là mình đúng, bảo vệ cái của mình để rồi trách móc, giận hờn, oán hận người khác để rồi mình ngày ngày tăng dần sự đố kỵ, sự khổ đau chỉ với một điệp khúc “Tại sao tôi lại bị như vậy?!” mà không bao giờ biết tha thiết hỏi “ Tôi đã làm gì sai rồi phải không..?!”

 

Hiểu Phật pháp, tôi chuyển hướng công việc, đem những khả năng chuyên môn của mình để làm việc phụng sự Phật pháp, không bon chen nhiều với đời, tôi thấy Mẹ tôi an tâm và vui mừng vị sự trưởng thành của tôi. Trước kia khi tôi làm việc ở bên ngoài, tiền lương của tôi thoải mái để lo lắng cho Ba Mẹ, nhưng sau này khi tôi dấn thân vào những công việc Phật pháp hầu như toàn thời gian, công sức và tiền bạc tập trung đầu tư xây dựng và phát triển mảng văn hóa điện ảnh trong Phật pháp với rất nhiều khó khăn, thử thách, Mẹ luôn hiểu và động viên tôi, có nhiều lúc Mẹ khó khăn nhưng cũng không nói với tôi biết vì sợ tôi lo lắng, Mẹ nói với tôi rằng “ Mẹ tự lo liệu được, con làm công việc ý nghĩa này Mẹ rất vui, khó khăn chỉ là thử thách gia đình mình thôi, không phải ai cũng dễ dàng làm được việc cho Phật pháp!”

 

Tuy tôi chưa có gia đình, chưa có con, nhưng tôi cảm nhận được nỗi lòng của Cha Mẹ. Luôn lo cho con từ nhỏ, ngày xưa đi đâu con cũng quay quần bên Ba Mẹ nhưng đến khi lớn, đi khám phá và tìm kiếm niềm vui mới lại vô tình hờ hững với sự chờ đợi của Ba Mẹ ở nhà. Khi chúng ta gặp đau buồn trong cuộc sống, hoặc là bệnh dù nặng hay nhẹ, cuối cùng cũng chỉ có Mẹ là chăm sóc cho chúng ta tận tình nhất. Chúng ta có người yêu, dù yêu mình nhiều lắm nhưng đến khi giận cũng dễ dàng bỏ rơi mình, còn Mẹ dù giận gì đi nữa Mẹ cũng không bao giờ bỏ mình ngay những lúc mình đau buồn và tuyệt vọng.

 

Tôi rất đặc biệt để ý đến người già, vì bản thân tôi còn trẻ vậy, có nhiều bạn bè, có nhiều nơi để đi nhưng cũng lắm lúc cô đơn, huống chi là người già, không đi đâu nhiều nữa, cũng không gặp bạn bè nhiều, ít có người lắng nghe họ bộc bạch, nên họ rất cần con cái để chia sẻ vui buồn. Vì thế khi gặp người già, tôi rất thích trò chuyện với họ.

 

Thời gian sau này tôi hay lén nhìn Mẹ, nhìn Ba, lòng xốn xang khi thấy nếp nhăn và tuổi già đến với Ba Mẹ nhiều lắm đỗi, tôi tự hỏi chúng ta học nhiều đến mấy nhưng có bao giờ chúng ta dành nhiều thời gian để học cách quan sát Ba Mẹ mình không? quan sát từ khuôn mặt, ánh mắt, bàn tay chay sần vì năm tháng vất vã, đôi chân khô cằn vì lặn lội nắng mưa, mái tóc thưa dần và có điểm màu mây trắng…càng thương lắm những khi nhìn Ba Mẹ ăn từng miếng cơm, sự chân chất, mộc mạc xen lẫn tuổi già…chúng ta sẽ giật mình vì thấy không còn bao lâu nữa bên Ba Mẹ.

 

Anh hai tôi lớn hơn tôi 1 tuổi nhưng anh ấy sống rất vô tư, có lần anh hai tôi nói đùa 1 câu“ Mẹ còn trẻ mà sợ gì” khiến tôi thấm buồn. Khi “Vô thường” đến thì già trẻ đâu nói lên được điều gì? Mẹ thường hay khóc với tôi vì thấy anh hai tôi cuối tuần không về thăm Ba Mẹ, chỉ với lý do công việc mà hơn 4 tháng chưa về nhà 1 lần dù nhà tôi chỉ cách TP hơn 40 cây số. Ai nghe cũng sẽ thấy lý do hơi “over” nhưng đó là thực trạng của rất nhiều người trong nhịp sống thời đại. Có thật là làm đến không có thời gian thăm Ba Mẹ?chúng ta vẫn có thời gian đi chơi với bạn bè mà..?!Tôi chỉ biết im lặng… Giá như anh hai tôi thấy được những giọt nước mắt buồn tủi của Mẹ tôi lúc này..

 

Có lần Mẹ khóc và nói với tôi trong từng nấc nghẹn ngào khi tôi về thăm Mẹ “ Tuổi già không có niềm vui gì bằng được gặp con cái, tụi bây cho Mẹ cái gì cũng không quý bằng thời gian tụi bây về thăm Ba Mẹ, hiểu Phật pháp rồi thì thấy rõ đời vô thường không đoán trước được, hôm nay thấy Mẹ còn khỏe vậy, nhưng rủi ngày mai ngủ dậy Mẹ bị đột quỵ hay bị tai nạn chết rồi, tụi bây khóc bên mộ Ba Mẹ hay mua đồ cúng kiến nhiều cũng đâu còn ý nghĩa gì nữa…”

 

Bậc làm Ba Mẹ khi con cái lớn khôn, đi lập nghiệp muôn phương, họ rất cô đơn, niềm vui của Ba Mẹ không gì bằng khi con cái về sum hợp. Với tôi, thường đi xa, mỗi khi tôi thấy điều hay, điều lạ, hay khi tôi cắn 1 miếng bánh, ăn một món ngon ở chân trời nào tôi…đều ước gì Ba Mẹ tôi cũng được như vậy...dù có thể Ba Mẹ tôi không cần điều này. Tôi biết ơn vô cùng vì những người vĩ đại đã tạo ra và nuôi dưỡng nên tôi. Nếu không có Ba Mẹ, tôi làm sao có được hình hài này để gặp nhiều người, đi nhiều nơi và vui vẻ với nhiều bạn được…

 

Trong kinh vu lan Báo Hiếu Phật đã có nói “Ví như có người vì đền ơn Cha Mẹ, tự móc đôi mắt mình hay dù thân xác mình chịu đựng những cực hình đau đớn nhất là ngũ tạng nát tan, thân mạng rã rời… ngàn vạn lần cũng không thể đền hết công ơn trời bể của Ba Mẹ”. Hiện tại, việc chúng ta làm chưa bằng một hạt bụi của những việc kể trên thì có đáng gì để an tâm là mình “cũng có hiếu”?!

 

Tôi rất mong những ai đang sống gần Ba Mẹ, đừng chủ quan, Ba Mẹ chúng ta có thể ra đi bất cứ lúc nào, đó là điều có thể xảy ra và sẽ xảy ra trong một mảy may. Cuộc đời chúng ta phấn đấu vì điều gì thì chúng ta vẫn luôn cần nơi nương tựa và chia sẻ. Không nơi nào vững bền hơn tấm lòng của Ba Mẹ cả. Khoảng cách từ hoa hồng đỏ đến hoa hồng trắng là rất mong manh. Xin hãy nâng niu khi trên áo mình đang rực rỡ màu hoa đỏ - còn Mẹ. Chúng ta có thể có rất nhiều thứ, nhiều thứ ấy cũng có thể được thay thế theo thời gian, nhưng duy nhất Ba Mẹ là không ai có thể thay thế được…

Nếu ở xa Ba Mẹ, chúng ta có thể báo hiếu bằng cách cố gắng làm nhiều điều thiện để hồi hướng cho Ba Mẹ và hãy gọi điện thăm hỏi Ba Mẹ thường xuyên, bạn sẽ thấy Ba Mẹ trong sự “ngỡ ngàng” ..đầy hạnh phúc..

 

(Bài viết đã được chia sẻ trên Tạp chí Phật giáo & Doanh nhân 2013, Vu lan 2014 đến gần, Tôi muốn được chia sẻ thêm với những ai may mắn còn Mẹ..)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5768)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 4003)
Tuesday, September 08, 2009 Chuyến đi California của hai mẹ con cùng người anh khởi đầu bằng trầm lặng. Mãi đến phút chót nhờ mạng lưới điện toán, việc trở thành nhanh chóng. Chỉ vài phút trên màn điện, bấm vài lần trên bàn chữ là xong hoàn toàn việc mua vé máy bay cũng như chỗ ở. Vé mua làm xôn xao đàn em gái lúc nào cũng chăm chỉ vùi đầu vào công việc. Với lũ em, chuyện đi xa vài ngày là đắn đo quanh từng sắp đặt lớn........
10/04/2013(Xem: 3215)
Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong truyện Kiều, cũng như ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay.
10/04/2013(Xem: 3689)
Trăng 14 lẻn nhẹ vào Am. Mắt khép hờ mà hành giả vẫn thấy rõ. Nhưng trăng ngây thơ, tưởng sẽ đùa như trẻ nhỏ khi vờn lên vạt áo tràng nâu làm hành giả giật mình, để trăng khúc khích cười. Thôi được, giả như không thấy mà tạo niềm vui thì có sao đâu, nhất là niềm vui này lại tặng ánh trăng, đối tượng tri kỷ thường cùng tọa thiền những đêm tĩnh lặng.
10/04/2013(Xem: 3883)
Tựa bài viết có vẻ không ổn vì hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác!
10/04/2013(Xem: 3839)
Tôi từng được nghe mẩu truyện rất cảm động. Truyện chỉ có hai nhân vật chính. Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, nhờ gửi tặng mẹ ở cách xa anh ta hơn ba trăm cây số. Nhưng bất chợt, anh thấy một cô bé, đứng nép cánh cửa tiệm và đang ôm mặt khóc. Cảm thương, anh đến bên, dịu dàng hỏi...
10/04/2013(Xem: 3281)
Thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh gửi cho học trò ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi Ngày 20.7.2009 Thân gửi các con của thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi, Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con. Khoá tu mùa Hè ở Mai Thôn rất vui và rất thanh tịnh. Tuy có khó khăn kinh tế trên thế giới, nhưng số người về Làng tu tập trong bốn tuần lễ cũng rất đông,...
10/04/2013(Xem: 4181)
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 3676)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến những cảm xúc đó. Tôi biết rằng trường dạy Tâm Lý Học ở Tây Phương người ta thường khuyến khích việc bày tỏ những cảm giác và xúc cảm, ngay cả những cảm xúc tức giận.
10/04/2013(Xem: 3613)
Thưa Thầy, Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này? “Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng Ngày mai nếu trở về quê cũ Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567