Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm khúc Vu Lan

31/07/201407:41(Xem: 4410)
Niệm khúc Vu Lan
Me-5
 
Vu lan về cũng là dịp chúng ta biết sử dụng đôi mắt nhìn mẹ thật rõ ràng, một cách cung kính tràn đầy niềm biết ơn sâu sắc, quỳ xuống dưới chân mẹ, để nói lời thỏ thẻ “con cám ơn mẹ” đã sinh ra con và đó là lúc tình yêu đạo lý lên ngôi.

Mẹ là một món qùa lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. 
 
Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"… Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. 
 
Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi " làm thế nào " nữa!

(Ts Nhất Hạnh)

Tôi muốn chia sẽ thêm với các bạn rằng, điều đó chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tâm linh cho tình mẹ con luôn gần bên nhau và bạn nên tận hưởng nữa hạnh phúc còn lại giữa cuộc đời càng thêm ý nghĩa. Lấy nguồn cảm hứng, Võ Tá Hân chấp bút mấy dòng thương yêu:

“Mẹ cho ta một tình yêu thương, mẹ cho ta một mùi thanh hương, con tim mẹ truyền đạt tất cả, mẹ dạy rằng yêu thương quê hương.

Tình của mẹ vời vợi trời cao, tâm của mẹ như vầng trăng sao, đôi mắt mẹ mặt trời ánh sáng, bàn tay mẹ cứu vớt thương đau.

Mẹ là Phật đại nguyện hóa thân, mẹ là hoa, hoa đẹp tuyệt trần, mẹ là nước nước nguồn vô tận, cuộc đời mẹ chỉ biết hiến dâng

Con chắp tay chiêm ngưỡng ơn người, con nhiếp tâm khấn chúc vạn lời, mẹ là Phật là Phật hằng hữu, cho cuộc đời con mãi thắm tươi”.

Khúc ca ấy, ngợi ca lòng mẹ và Ông đã mời mẹ lên một tầm nhìn mới trong chiều sâu của đất trời. Đó là Phật hóa thân, là dòng suối mát róc rách tuôn chảy ở mọi ngóc nghách tâm hồn như Mẹ tôi sẽ sống mãi với trái tim thời gian .

Những ngày Vu Lan sau này, có Thiền sư Tuệ Nguyên dạy về tình yêu khi còn có mẹ trong bài thơ “Tình hoa trắng” lòng tôi càng khắn khít, hiểu hơn về cuộc đời của người mẹ ở cái tuổi thời gian lam lũ, ôm ấp nhiều đắng cay bởi vì con. Qua nhiều cái nhìn, hóa thân của mẹ vào đại dương, trăng ngàn hay một bông hoa ven đồi, giọt sương lam, bờ cát mịn và đôi khi mẹ biếng thành trang kinh giữa nghìn trùng vì sao:

“Áo tôi vàng em cài tình hoa trắng,
Đoá hoa xưa ngày mẹ xới đất trồng.
Giữa những ngày mưa chang và nắng quái,
Giữa biển cồn đời mẹ hóa thành bông”.

Thật hạnh phúc biết bao, từng bước, như từng nấc thang đi trên cõi đời mênh mông. Sự tạo hóa... mầu nhiệm chỉ có hơi thở chánh niệm mới nhận ra lòng biết ơn vi diệu ấy thôi; anh em chúng tôi khép mắt để cảm nhận nguồn năng lượng thương yêu từ con tim chảy dài xuống gót chân, có lúc Mẹ muốn chúng tôi đứng thật vững chãi, có lúc mẹ dìu bước bên cạnh những khi giông tố khó khăn, nhưng mẹ chỉ muốn đôi chân tự bước vào đời. 
 
Tôi hiểu được Mẹ, tôi còn thấy cả khuôn mặt mẹ hiện về thật rõ mỗi lần mẹ nở nụ cười thắm thiết. Có hôm trên con phố nhỏ, lát đát hàng ngàn cánh hoa phượng vàng, tôi chợt nhận ra rằng mẹ là tình yêu, thứ tình yêu ngọt ngào nhất trong đời , chỉ đến một lần bên ta và lòng mẹ mở ra trước mắt tôi. Phận làm con khi nghĩ về tình Mẹ thiêng liêng, lấy gì đền trả cho hết công đức sâu nặng như biển rộng rì rào với sóng muôn năm.

 

Thích Pháp Bảo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4582)
Công Cha Nghĩa Mẹ cao vời Nắng mưa chẳng quản, một đời vì con Mắt sâu, nặng gánh hao mòn Tấm thân kham khổ, lon ton xa gần
10/04/2013(Xem: 4205)
Một chữ Tâm thôi mỏi mắt tìm Tìm xa chi nữa ở ngay đây Đây Tâm từ lúc lọt lòng mẹ Mẹ hỏi sao Tâm lạc chỗ nào
10/04/2013(Xem: 4194)
Tôi đi vòng trong một tiệm Target và chứng kiến cảnh người thu ngân đang trao lại một số tiền cho cậu bé. Cậu chỉ độ 5 hay 6 tuổi. Người thu ngân nói, “Rất tiếc là em không có đủ tiền để mua con búp-bê này”. Đoạn cậu bé quay sang bà cụ đứng cạnh: “Bà à, bà có chắc là con không có đủ tiền không, bà?” ......
10/04/2013(Xem: 4608)
Trong thời đại kinh tế thị trường, giữa bao lo toan tất bật của cuộc sống đời thường và sự hội nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau vào Việt Nam, tấm lòng hiếu thảo của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà cũng khác xưa, ngày một xa rời bản chất giá trị truyền thống của dân tộc.
10/04/2013(Xem: 4892)
Trong diễn văn khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008, đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỹ xã, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người.
10/04/2013(Xem: 5524)
Hằng năm, vào dịp lễ Vu Lan, chương trình “Bông Hồng Cài Áo” lại rộ lên như một mùa hoa tươi mới thắm thiết, nở từ tâm hồn mỗi người con hiếu hạnh. Hãy thử nhớ lại, lần đầu tiên mình được cài đóa hoa hồng lên áo vào lễ Vu Lan là dịp năm nào, khi lên mấy tuổi..? Tôi không nhớ được… Có lẽ, không mấy ai nhớ rõ điều kỷ niệm ấy. Mà điều gì cố gắng nhớ lại chỉ để tính đếm, chỉ để đánh dấu thì có vẻ hình thức, khiên cưỡng. Vậy thì thôi, hãy để cho hồi ức, hoài niệm của ta bay bổng, mơ màng…
10/04/2013(Xem: 5472)
Tôi đang ngồi trong lớp học sinh ngữ tiếng Anh dành cho những người lớn tuổi (50+). Thầy tôi còn trẻ lắm, đang yêu và sắp lám đám cưới. Thầy tôi muốn chúng tôi viết một bài luận văn về tình yêu của thời chúng tôi còn trẻ…Tình yêu ấy tôi đã và đang có, đã đơm hoa và kết trái, tôi không còn gì để viết. Hiện tại trong tôi là hình ảnh người Mẹ, lúc nào cũng rực sáng trong tôi.
10/04/2013(Xem: 8625)
Dưới quê học hành khó khăn nên mới lớp 2, thằng Út đã được gởi lên thành phố ở với chị Hai. Lâu lắm mẹ mới ra thăm. Lần nào chị Hai cũng nhằn vì mẹ cứ nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, lại vứt bã trầu lung tung. Lần nào cũng vậy.
10/04/2013(Xem: 4715)
Tôi gọi người cha là Anh, còn con trai ông là Dũng, vì hai cha con ông thật... anh dũng. Mỗi sáng, họ có mặt ở công viên rất sớm. Bài thể dục của ông là hướng dẫn cho người con trai hơn 30 tuổi tập... đi.
10/04/2013(Xem: 5459)
Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]