Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm mùa Vu Lan Báo Hiếu, Đền Ơn

29/07/201407:28(Xem: 7915)
Cảm niệm mùa Vu Lan Báo Hiếu, Đền Ơn

me-con

CẢM NIỆM MÙA VU LAN - BÁO HIẾU - ĐỀN ƠN




"Cây có cội mới trổ cành xanh lá

Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông"

Được làm người công đức của cha ông

Nên danh phận cảm nhờ ơn xã hội

Chúng ta được thân làm người, là nhờ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhiều nhân duyên hội tụ. Chúng ta được khôn lớn nên người là nhờ ở sự trưởng dưỡng, giáo dục của Cha, Mẹ, Thầy, Cô và Xã Hội.

Công ơn to lớn ấy, trong kinh Phật đã dạy có Bốn Đại trọng ân: 1/ Ơn Quốc gia, thủy thổ, 2/ ơn Cha, Mẹ, 3/ Ơn Tam bảo, 4/ Ơn Đàn na tín thí (xã hội), trong đó công ơn của cha mẹ là to lớn nhất, sánh bằng non biển, không thể bút mực nào tả xiết. Chỉ có tri niệm và thực hành mới hy vọng có một chút đáp đền. Đức Phật đã dạy rằng: công ơn của cha mẹ bao la như biển cả và cao vòi vọi như trời xanh vô hạn, với sự hy sinh cao đẹp, “bên ước mẹ nằm, bên ráo phần con”, thật là “ Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ, gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng Cha”, Thương và lo cho con nên “miễn sao có lợi thì làm, chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm…”.

Đúng vậy ! sự hy sinh của cha, mẹ thật là vô tận, với nhiều đời nhiều kiếp luân hồi sinh tử lộn quanh. Vì thế cho nên chúng ta không thể nào đền đáp công ơn ấy bằng phương tiện vật chất hữu hạn được. Hơn nữa kể từ vô thủy đến nay, chúng ta sinh tử nhiều lần, có biết bao nhiêu là cha mẹ, thì làm sao chỉ dùng những phương tiện vật chất để phụng dưỡng cha mẹ hiện tiền, mà có thể đền đáp thâm đại trọng ân ấy. Phật đã cho ví dụ là: Ví có người gặp cơn đói rét. Nuôi song thân dâng hết thân này
Xương nghiền thịt nát phân thây. Trải trăm ngàn kiếp ân đây chưa đồng...
(Kinh Báo Ân)

Công ơn cha mẹ, sinh ta ra và nuôi dưỡng tấm thân nầy, nhưng khôn lớn và hiểu rỏ được cuộc đời nẽo đạo, có được Pháp thân huệ mạng là nhờ ở Sư Trưởng (Thầy dạy), nhờ ở Xả Hội. Cho nên chúng ta phải lo báo hiếu, đền ân, đáp nghĩa. Trong hiện tiền chúng ta phải biết thực hiện theo PHƯỚC BÁU nhân thiên: 1/ Hiếu Dưỡng Cha Mẹ: Hiếu thảo và dưỡng nuôi cha, mẹ. Ngoài việc nuôi dưỡng, sang thăm tối viếng, lo cho cha mẹ được no ấm và vui vẻ, còn phải giúp cho cha, mẹ hiểu và quy y Tam bảo, biết tu tạo phước đức, đó mới chính là người con Chí hiếu. 2/ Phụng Sự Sư Trưởng: Nghe lời và Phụng sự Thầy dạy học, Thầy, Cô, Thiện Tri Thức dạy đạo, hướng dẫn mình quy y Tam bảo, tu tập, mình phải hết lòng phụng sự, nhớ ơn, đền ơn. 3/ Từ Tâm Bất Sát: Có lòng Từ Bi không sát hại chúng sanh. Ăn chay, không những không sát hại súc vật để nuôi thân, mà còn phải phóng sanh, thì sẽ được nhiều phước đức, ít bệnh hoạn và sống trường thọ. 4/ Tu Thập Thiện Nghiệp: Tu tạo mười điều lành. Sẽ có được cuộc sống an lành, nhiều quý nhân ủng hộ và khi thác được sanh về cõi Trời. Đấy là những việc làm cụ thể vừa tu tạo phước đức, tạo hạnh phúc gia đình, vừa giúp cho xã hội được bình yên, góp phần tạo hòa bình nhân loại và tạo được sức mạnh tinh thần, có thể đánh tan được mọi âm mưu xâm lược, như thời Lý, Trần trong lịch sử nước ta, đã 3 lần đánh tan quân Nguyên, Mông.

Tu được như vậy mới hy vọng có được phước báu, có được năng lượng, mà hồi hướng về cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và pháp giới chúng sanh được thọ hưởng, hầu kẻ thác được siêu sanh, người còn sống được niềm an lạc và như vậy mới trả được phần nào bốn ân,

Tứ trọng ân, đấy là ân nghĩa rất sâu dầy mà mỗi người trong chúng ta ai ai cũng phải thọ nhận và mang nặng, nếu không lo đền trả thì dể trở thành người xấu, mang tiếng “vong ân, bội nghĩa”, nên chúng ta phải lo đền trả. Đức Phật đã dạy: “ Này các Thầy Tỳ Kheo ! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm, nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn, cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm” .(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây: Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ, mà phải làm:

* Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam bảo.

* Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.

* Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.

* Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Đức Phật còn đặt ra Lễ Vu lan để cho hàng đệ tử có cơ hội đáp đền ân nghĩa với Cha, Mẹ và Xã Hội trong hàng năm.

"Trung nguyên ngày hội Vu Lan

Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn

Những ai là kẻ mang ơn nặng

Đều vận lòng thành đón Vu Lan".

Hay

"Dù ai buôn bán nơi đâu, Đến Rằm tháng bảy rủ nhau về chùa Về chùa lòng sáng như trăng Dâng hương cầu nguyện siêu thăng cữu huyền"

Vu Lan Thắng Hội, mùa Báo Hiếu, Đền Ơn Đáp Nghĩa, không những là một Lễ hội truyền thống văn hóa, mà nay đã trở thành một nét Nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ở khắp trên thế giới.

Từ đó giúp ta hiểu rõ được “ Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật , khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”. (Kinh Tâm Địa Quán)

Ngoài ra còn phải phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề , đó là cách báo ân rốt ráo”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)

Hình ảnh hiếu dưỡng mẹ và cha đúng pháp không chỉ được gọi là bậc chân nhân, bậc thiện nhân, bậc cao quý, mà còn được sánh ví ngang hàng với phạm thiên, với các bậc tiên sư. Như lời Phật dạy:

"Này các Tỳ-kheo, những gia đình nào mà con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được xem là ngang hàng với Phạm thiên, với các bậc tiên sư và đáng được cúng dường." (Kinh Tăng Chi I. 147)

Hạnh hiếu là hạnh Phật, Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật. Khi nói đến đạo đức tức chúng ta đã nói về đạo hiếu. Nghìn kinh muôn sách của thánh hiền lấy hiếu nghĩa làm đầu "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên". Một xã hội tốt, một quốc gia hùng cường, một thế giới an lạc và thanh bình phải được bắt đầu từ những con người tốt: biết tôn trọng giá trị đạo đức, thực hành hiếu đạo, biết ơn và đền ơn đáp nghĩa.Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận , hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh , hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. (Khế kinh)

"Nếu mình hiếu với mẹ cha

Thì con cũng hiếu với ta khác gì

Nếu mình ăn ở vô nghì

Đừng mong con hiếu làm gì uổng công"

Cho nên là người con Phật, phải biết Hiếu Nghĩa, không những chỉ đợi đến mùa Vu Lan mới làm, mà phải thực hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, như vậy mới là người có Đạo Đức, là người mô phạm trong thế gian nầy, giúp cho thế gian có được một cuộc sống đạo đức, xã hội sẽ được thái hòa, nhân sinh sẽ an lạc. Người như vậy rất xứng đáng được mọi người tôn kính, ca ngợi, noi gương và cũng là cách giáo dục cụ thể bằng Thân Giáo, rất có nhiều tác dụng tích cực, giúp tự thân được hoàn thiện và dạy dỗ con cháu hoan hỷ, tự động thực hành theo. Đây là cách Tưởng niệm và hướng về Vu Lan, Báo Hiếu, Đền Ơn, Đáp Nghĩa, Giáo Dục một cách đúng nghĩa và thiết thực nhất.

Thích Viên Thành

Mùng một tháng Bảy năm Giáp Ngọ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 2983)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
10/04/2013(Xem: 3229)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người. Có thể em chưa phải là Phật tử, chưa biết gì về Đạo Phật. Nhưng em cũng cần biết một cách khái lược về hiếu đạo, vì điều đó đâu có xa lạ gì với truyền thống đạo đức của người Việt Nam.
10/04/2013(Xem: 4057)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn, hoạnh tử phiêu diêu, phưởng phất đầu ghềnh cuối bãi, tha ma mộ địa... không nơi nương tựa, không người chăm nom, nhờ năng lực của ấn chú, nhờ sự nhất tâm gia trì của vị Sám chủ, của chư Tăng Kinh Sư mà được siêu thoát.
10/04/2013(Xem: 4354)
Nhọc nhằn tần tảo Mẹ nuôi con Sớm nắng chiều mưa mẹ mỏi mòn Oằn vai trĩu nặng đôi quang gánh Gánh trọn cuộc đời với đàn con
10/04/2013(Xem: 4018)
Hôm nay là ngày Rằm Tháng Bảy, ngày tự tứ của mười phương tăng chúng, ngày hoan hỉ của chư Phật, ngày hội Vu Lan để mọi người con Phật làm lễ Tôn kính và Tưởng nhớ công ơn Cha Mẹ. Đức Phật dạy: “Công ơn Cha Mẹ sâu dầy vô tận. Dù vai phải cõng Cha, vai trái cõng Mẹ mà đi hàng trăm nghìn kiếp, người con vẫn không thể nào đền đáp nổi công ơn ấy!”
10/04/2013(Xem: 3940)
Trong Phật giáo, ngày Vu Lan - Rằm Tháng Bảy là ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành, và cũng đã trở thành ngày truyền thống báo hiếu của dân tộc Việt Nam hiện nay. Đến ngày Vu Lan, ai nấy đều sắm sửa hương hoa tưởng nhớ ông bà cha mẹ. Mặc dù sinh hoạt của ngày này vẫn còn mang hình thức lễ nghi tôn giáo, nhưng đó là ngày gợi nhớ về bổn phận làm con làm cháu đối với ông bà cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 3644)
Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác. Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
10/04/2013(Xem: 3700)
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.
10/04/2013(Xem: 6364)
Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu lan.
10/04/2013(Xem: 3739)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567