Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm mùa Vu Lan Báo Hiếu, Đền Ơn

29/07/201407:28(Xem: 9262)
Cảm niệm mùa Vu Lan Báo Hiếu, Đền Ơn

me-con

CẢM NIỆM MÙA VU LAN - BÁO HIẾU - ĐỀN ƠN




"Cây có cội mới trổ cành xanh lá

Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông"

Được làm người công đức của cha ông

Nên danh phận cảm nhờ ơn xã hội

Chúng ta được thân làm người, là nhờ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhiều nhân duyên hội tụ. Chúng ta được khôn lớn nên người là nhờ ở sự trưởng dưỡng, giáo dục của Cha, Mẹ, Thầy, Cô và Xã Hội.

Công ơn to lớn ấy, trong kinh Phật đã dạy có Bốn Đại trọng ân: 1/ Ơn Quốc gia, thủy thổ, 2/ ơn Cha, Mẹ, 3/ Ơn Tam bảo, 4/ Ơn Đàn na tín thí (xã hội), trong đó công ơn của cha mẹ là to lớn nhất, sánh bằng non biển, không thể bút mực nào tả xiết. Chỉ có tri niệm và thực hành mới hy vọng có một chút đáp đền. Đức Phật đã dạy rằng: công ơn của cha mẹ bao la như biển cả và cao vòi vọi như trời xanh vô hạn, với sự hy sinh cao đẹp, “bên ước mẹ nằm, bên ráo phần con”, thật là “ Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ, gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng Cha”, Thương và lo cho con nên “miễn sao có lợi thì làm, chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm…”.

Đúng vậy ! sự hy sinh của cha, mẹ thật là vô tận, với nhiều đời nhiều kiếp luân hồi sinh tử lộn quanh. Vì thế cho nên chúng ta không thể nào đền đáp công ơn ấy bằng phương tiện vật chất hữu hạn được. Hơn nữa kể từ vô thủy đến nay, chúng ta sinh tử nhiều lần, có biết bao nhiêu là cha mẹ, thì làm sao chỉ dùng những phương tiện vật chất để phụng dưỡng cha mẹ hiện tiền, mà có thể đền đáp thâm đại trọng ân ấy. Phật đã cho ví dụ là: Ví có người gặp cơn đói rét. Nuôi song thân dâng hết thân này
Xương nghiền thịt nát phân thây. Trải trăm ngàn kiếp ân đây chưa đồng...
(Kinh Báo Ân)

Công ơn cha mẹ, sinh ta ra và nuôi dưỡng tấm thân nầy, nhưng khôn lớn và hiểu rỏ được cuộc đời nẽo đạo, có được Pháp thân huệ mạng là nhờ ở Sư Trưởng (Thầy dạy), nhờ ở Xả Hội. Cho nên chúng ta phải lo báo hiếu, đền ân, đáp nghĩa. Trong hiện tiền chúng ta phải biết thực hiện theo PHƯỚC BÁU nhân thiên: 1/ Hiếu Dưỡng Cha Mẹ: Hiếu thảo và dưỡng nuôi cha, mẹ. Ngoài việc nuôi dưỡng, sang thăm tối viếng, lo cho cha mẹ được no ấm và vui vẻ, còn phải giúp cho cha, mẹ hiểu và quy y Tam bảo, biết tu tạo phước đức, đó mới chính là người con Chí hiếu. 2/ Phụng Sự Sư Trưởng: Nghe lời và Phụng sự Thầy dạy học, Thầy, Cô, Thiện Tri Thức dạy đạo, hướng dẫn mình quy y Tam bảo, tu tập, mình phải hết lòng phụng sự, nhớ ơn, đền ơn. 3/ Từ Tâm Bất Sát: Có lòng Từ Bi không sát hại chúng sanh. Ăn chay, không những không sát hại súc vật để nuôi thân, mà còn phải phóng sanh, thì sẽ được nhiều phước đức, ít bệnh hoạn và sống trường thọ. 4/ Tu Thập Thiện Nghiệp: Tu tạo mười điều lành. Sẽ có được cuộc sống an lành, nhiều quý nhân ủng hộ và khi thác được sanh về cõi Trời. Đấy là những việc làm cụ thể vừa tu tạo phước đức, tạo hạnh phúc gia đình, vừa giúp cho xã hội được bình yên, góp phần tạo hòa bình nhân loại và tạo được sức mạnh tinh thần, có thể đánh tan được mọi âm mưu xâm lược, như thời Lý, Trần trong lịch sử nước ta, đã 3 lần đánh tan quân Nguyên, Mông.

Tu được như vậy mới hy vọng có được phước báu, có được năng lượng, mà hồi hướng về cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và pháp giới chúng sanh được thọ hưởng, hầu kẻ thác được siêu sanh, người còn sống được niềm an lạc và như vậy mới trả được phần nào bốn ân,

Tứ trọng ân, đấy là ân nghĩa rất sâu dầy mà mỗi người trong chúng ta ai ai cũng phải thọ nhận và mang nặng, nếu không lo đền trả thì dể trở thành người xấu, mang tiếng “vong ân, bội nghĩa”, nên chúng ta phải lo đền trả. Đức Phật đã dạy: “ Này các Thầy Tỳ Kheo ! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm, nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta. Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn, cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm” .(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây: Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ, mà phải làm:

* Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam bảo.

* Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.

* Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.

* Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”. (Kinh Tăng Nhất A Hàm)

Đức Phật còn đặt ra Lễ Vu lan để cho hàng đệ tử có cơ hội đáp đền ân nghĩa với Cha, Mẹ và Xã Hội trong hàng năm.

"Trung nguyên ngày hội Vu Lan

Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn

Những ai là kẻ mang ơn nặng

Đều vận lòng thành đón Vu Lan".

Hay

"Dù ai buôn bán nơi đâu, Đến Rằm tháng bảy rủ nhau về chùa Về chùa lòng sáng như trăng Dâng hương cầu nguyện siêu thăng cữu huyền"

Vu Lan Thắng Hội, mùa Báo Hiếu, Đền Ơn Đáp Nghĩa, không những là một Lễ hội truyền thống văn hóa, mà nay đã trở thành một nét Nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ở khắp trên thế giới.

Từ đó giúp ta hiểu rõ được “ Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật , khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy”. (Kinh Tâm Địa Quán)

Ngoài ra còn phải phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ, rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề , đó là cách báo ân rốt ráo”. (Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)

Hình ảnh hiếu dưỡng mẹ và cha đúng pháp không chỉ được gọi là bậc chân nhân, bậc thiện nhân, bậc cao quý, mà còn được sánh ví ngang hàng với phạm thiên, với các bậc tiên sư. Như lời Phật dạy:

"Này các Tỳ-kheo, những gia đình nào mà con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được xem là ngang hàng với Phạm thiên, với các bậc tiên sư và đáng được cúng dường." (Kinh Tăng Chi I. 147)

Hạnh hiếu là hạnh Phật, Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật. Khi nói đến đạo đức tức chúng ta đã nói về đạo hiếu. Nghìn kinh muôn sách của thánh hiền lấy hiếu nghĩa làm đầu "Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên". Một xã hội tốt, một quốc gia hùng cường, một thế giới an lạc và thanh bình phải được bắt đầu từ những con người tốt: biết tôn trọng giá trị đạo đức, thực hành hiếu đạo, biết ơn và đền ơn đáp nghĩa.Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận , hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh , hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng”. (Khế kinh)

"Nếu mình hiếu với mẹ cha

Thì con cũng hiếu với ta khác gì

Nếu mình ăn ở vô nghì

Đừng mong con hiếu làm gì uổng công"

Cho nên là người con Phật, phải biết Hiếu Nghĩa, không những chỉ đợi đến mùa Vu Lan mới làm, mà phải thực hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, như vậy mới là người có Đạo Đức, là người mô phạm trong thế gian nầy, giúp cho thế gian có được một cuộc sống đạo đức, xã hội sẽ được thái hòa, nhân sinh sẽ an lạc. Người như vậy rất xứng đáng được mọi người tôn kính, ca ngợi, noi gương và cũng là cách giáo dục cụ thể bằng Thân Giáo, rất có nhiều tác dụng tích cực, giúp tự thân được hoàn thiện và dạy dỗ con cháu hoan hỷ, tự động thực hành theo. Đây là cách Tưởng niệm và hướng về Vu Lan, Báo Hiếu, Đền Ơn, Đáp Nghĩa, Giáo Dục một cách đúng nghĩa và thiết thực nhất.

Thích Viên Thành

Mùng một tháng Bảy năm Giáp Ngọ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4454)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5886)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4966)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4613)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4715)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4291)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5159)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5395)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4475)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4678)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]