Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Tôi

15/05/201417:50(Xem: 7073)
Ba Tôi

Cha-2
BA TÔI

Võ Đại Sinh

--- o0o ---

Hôm nay ngày giỗ của Ba tôi, tự dưng lòng tôi thèm viết một chuyện gì đó về Ba tôi…như nhà văn Võ Hồng thường khuyên mọi người nên viết lại những kỷ niệm sinh hoạt của cha, của mẹ mình, những kỷ niệm mà mình nhớ hơn hết, đáng nhớ hơn hết…để nhân ngày k?giỗ của cha mẹ, tập trung về, cùng đọc, cùng nghe, cùng xúc động, hồi tưởng công ơn. Con cháu sẽ có dịp sống lại không khí đại gia đình, con nhớ thương cha mẹ, cháu gần gủi, quý trọng ông bà!

Trong cuộc sống, thường khi biết nên làm việc gì thì đã quá chậm. Nhưng chậm còn hơn là chẳng bao giờ.

Mọi người quanh tôi, bà con, hàng xóm, láng giềng…kể cả mẹ tôi nữa, thường nói tôi giống ba tôi lắm, giống từ tướng đi, cách ngồi, giọng nói, tiếng cười. Mới hôm nào đây, mẹ tôi mất, khi tôi về quê chịu tang, anh Bảy hàng xóm còn nhắc lại với mọi người là phong thái từ xe bước xuống của tôi sao giống ba tôi quá…Nhưng chắc rằng không ai hiểu được, ngoại trừ ba con tôi,…tôi còn giống ba tôi đến cả những nổi buồn riêng!

Hình như là từ khi sinh ra đời, bản chất tôi đã sẵn ghét những người giàu. Có phải vì cái nghèo khó đeo đẳng gia đình tôi quá lâu, vì những người giàu quanh tôi luôn coi nặng tiền bạc hơn tình nghĩa, hay vì tôi đã thừa hưởng di sản không thích nhà giàu của ba tôi!

Mãi đến bây giờ, khi ba mẹ tôi đã qua đời, tôi vẫn chưa hiểu rõ mẹ tôi và ông Chín…bà con như thế nào. Chỉ biết mẹ tôi kêu ông bằng chú Chín, và đôi khi bực lòng, ba tôi thường nói " tao chịu đựng kéo dài cuộc sống làm thuê cho ông Chín chỉ vì ông ta là chú của mẹ tụi bây".

Lúc xung đột biên giới giữa Việt Nam và Cao Miên khoảng năm 1960-61 gì đó, tôi còn nhỏ lắm. Ba tôi bị kẹt ở bên Cao Miên vì biên giới bị đóng cửa, và ghe đi muối cá ở Nam Vang của ông Chín do ba tôi chịu trách nhiệm phải neo lại chờ. Và "vì ông Chín là chú của mẹ tụi bây"…nên ba tôi chấp nhận cực khổ, hiểm nguy nằm trên ghe muối đầy cá chờ…trong lúc những người đi muối cá cho các hảng nước mắm khác lên Nam Vang tha bồ ăn chơi, phung phí. Hơn một năm sau, khi biên giới được giải tỏa, chỉ có một mình ghe cá của ba tôi là được về đến nơi an toàn, không mất mát gì hết. Đón ba tôi tại bến ghe của hảng nước mắm, ông Chín mừng rở ôm chặt ba tôi…nhưng sau nầy khi có dịp tâm sự với tôi, ba tôi nói, lúc đó ông Chín mầy ôm tao không phải vì mừng rở tao bình an trở về đâu…mà là để coi tao có lận dấu vàng trong người không. Nhờ ghe cá muối hiếm hoi thoát được về đó, ông Chín ngày càng giàu sụ thêm.

Để đền ơn ít nhiều cho sự giàu có đó, ông Chín có hứa cho ba tôi một cái radio hiệu Phillip của Hòa Lan, màu nâu, đã cũ. Lời đó đã khiến cả nhà tôi vui vẻ, mơ mộng chờ đợi. Ở thời điểm đó, radio còn hiếm quý lắm, chiều chiều người có radio mở đài lên là cả xóm bu lại thèm thuồng chờ nghe. Mơ mộng của gia đình tôi không thành vì cuối cùng ông bà Chín đổi ý kiến, im lặng làm lơ và ba tôi cũng chẳng dám nhắc gì đến chuyện hứa cho đó nữa. Anh Bảy tôi lúc đó đang đi cảnh sát ở trên Saigon, thể theo ý nguyện của cả gia đình và để tránh khỏi mất mặt với bà con hàng xóm…Vì đã lở khoe, đã lùng khắp Saigon để tìm được đúng cái radio Phillip của Hoà Lan, màu nâu mang về.

Lúc ấy, ba tôi đã chán cảnh làm thuê cho ông chú vợ rồi, nên về lại quê tiếp tục sự nghiệp làm ruộng. Cảnh an nhàn sáng vác cuốc đi chiều vác cuốc về không kéo dài được bao lâu thì họa đến với gia đình tôi: ba tôi được dân làng cử làm Xã trưởng! Né tránh làm xã trưởng bằng nhiều cách, kể cả cách giả bịnh, cách nhờ người lo lót…không được, một nông dân chất phác, ba tôi trở thành xã trưởng bất đắc dĩ…lúc nào cũng nghĩ cách từ quan!

Thời ba tôi làm xã trưởng, huynh trưởng Văng Văn Thống, một đàn anh hành chánh lâu đời của tôi làm quận trưởng. Thời gian đó khá ngắn, không biết ba tôi đã đóng góp được gì cho cư dân trong xã, chỉ biết, mỗi lần ông xã trưởng đi lên quận Hòa Đồng họp, tôi phải đến nhà chú Năm Tiếu mượn đôi dép da, họp xong, tôi chùi lau, bỏ vào bao nylon cẩn thận…mang trả lại chú Năm; chỉ nhớ, gia đình tôi đã phải theo lệnh ông xã-trưởng-ba tôi…nhường khu đất nhà mình đang an cư lạc nghiệp cạnh trường học cho các em nhỏ có chỗ học hành để dọn đến phần ruộng Bác Hai Lang lên nền cất nhà khác ở!

Lần về đám giỗ ba tôi năm rồi, khi nhắc lại thành tích xã trưởng của ba tôi, anh chị em tôi có nhắc đến hai vụ kiện tụng ba tôi thường sảng khoái nhắc tới, dù rằng không biết cách xử kiện của ba tôi vào thời điểm đó có đúng luật không.

Vụ thứ nhứt là vụ ông hương chủ thưa ông hương chánh tội thông dâm với vợ ông có anh Hai lái xe ngựa làm chứng. Ba tôi cho mời anh Hai nhân chứng đến trước. Gặp mặt ba tôi, anh ta thề là đã khai thật vì chính anh khi đi soi cá ban đêm, đã chính mắt thấy ông hương chánh và bà hương chủ…đang làm việc ở một cái chòi giữa đồng. Ba tôi nói :" tôi tin chú, nhưng nếu làm lớn vụ nầy ra, chú có được gì đâu, trong khi sự đổ vỡ của hai gia đình và tổn thương danh dự của hai ông Hương chủ và Hương chánh quá lớn. Thôi thì chú nên suy nghĩ kỷ lại, làm tờ phản cung, bỏ qua vụ kiện để mọi người được vui vẽ". Nghe lời ba tôi, anh Hai làm tờ phản cung…Gia đình hai ông Hương chủ và Hương chánh, nhờ vậy đã tiếp tục cuộc sống hạnh phúc cho đến ngày hai ông qua đời!

Vụ kiện thứ hai là vụ hai vợ chồng trẻ bồng đứa con duy nhất mới sinh đến xã xin ly dị. Nghe qua vụ kiện, nhìn sự trìu mến của cả hai vợ chồng dành cho đứa con, ba tôi nghĩ là quan đã có cách xử lý! Ba tôi nói, chú thiếm muốn xin ly dị thì không có gì trở ngại. Còn con thì tính sao đây? Cả hai vợ chồng đều giành quyền nuôi con hết. Ba tôi cứ giữ im lặng để cho hai vợ chồng giành qua giựt lại một hồi rồi mới phán, có một đứa con làm sao chia đủ cho hai người được, thôi chú thiếm mang con về tiếp tục thời chung sống…cho đến khi đẻ thêm được một đứa nữa rồi trở lại chia công bình. Cặp vợ chồng nầy, nay đã có với nhau năm con!

Với sự khép léo và một ít thành tích đóng góp, ba tôi nhanh chóng tạo được sự mến phục và nể vì của cư dân trong xã. Nhưng sự mến phục và nể vì đó không đủ giữ chân và thay đổi ý định từ chức luôn canh cánh trong lòng ba tôi. Radio anh Bảy tôi mua về chẳng được bao lâu, anh chị em chúng tôi còn đang say mê với những tuồng cải lương mỗi tối thứ bảy mùi mẫn, trước sự thán phục của những người hàng xóm…vì có được cái radio, thì ba tôi mượn tạm đem vô đồn trú của lính nghĩa quân bảo vệ xả, cho ban hội tề và đám lính nghĩa quân nghe mỗi tối để lấy lòng họ cho ba thôi làm xã trưởng. Lúc đó, vì tình hình an ninh, cứ khi trời sụp tối là xã trưởng và toàn ban hội tề tập trung vào đồn ngủ. Dần dần, với cái radio đó và khả năng thuyết phục của ba tôi, mọi người đã đồng ý cho ba tôi từ quan về làm ruộng.

Ba tôi không thích làm quan, cả nhà tôi chẳng ai thích quan quyền cả, vậy mà tôi lại chọn theo học Học Viện Quốc Gia Hành Chánh để bước chân vào quan trường! Số là khi còn cơ hàn, ông Chín có một thời gian làm công cho một hảng nước mắm ở Cần Thơ và có dan díu với một nữ công nhân cùng hãng. Kết quả là cho ra đời một đứa con trai giống ông như đúc. Ba tôi nói con rơi thường giống cha lắm! Cũng như ba mẹ gọi ông Chín là chú, anh chị em tôi được lệnh gọi quý tử đó là chú Dinh. Chú Dinh đang theo học đại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thì được ông Chín nhận về. Mọi người nhìn chú Dinh với cặp mắt thán phục, không hiểu vì chú học giỏi hay vì chú là con ông chủ hãng giàu sang! Tâng bốc của mọi người dành cho chú Dinh một cách quá đáng khiến tôi lâu dần chóa mắt với hào quang vây quanh người sinh viên hành chánh mà quên đi mặt trái của quan trường. Tôi tranh thủ thi vô trường Hành chánh trong hoàn cảnh đó!

Đến khi về lại quê nhà tập tành nghề phó quận, tôi mới cảm nhận được rằng, cũng giống như ba tôi, cẩm bào xã trưởng đâu có thích hợp với người dân chân chất. Tôi cảm thấy lạc lỏng và hiểu được vì sao ba tôi đã bằng mọi cách từ quan…về làm ruộng!

Bây giờ ngồi viết lại những dòng này về ba tôi, tôi còn nhớ lại rất rõ nụ cười bao dung của ba tôi khi kể lại chuyện ông Chín ôm mừng ngày ba tôi oanh liệt mang được ghe cá an toàn trở về; tôi còn thấy được gương mặt rạng rỡ của ba tôi khi kể lại thành tích cứu vớt hạnh phúc gia đình của hai ông Hương chủ, Hương chánh và cặp vợ chồng son trẻ trong thời gian làm xã trưởng ngắn ngủi, bất đắc dĩ!


Melbourne, Mùa Vu Lan năm 2000
Võ Đại Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 8251)
Trước đây, khi viết bài này, trong tay tôi chưa có các phương tiện nghe nhìn tối thiểu , để có thể hỗ trợ mình hoàn thành mong ước, chuyển tải một cách nhanh nhất những điều mình cảm nhận hầu chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi ấy tôi không biết bài thơ này nằm trong tập thơ “SÁU-TÁM” của nhà thơ Nguyễn Duy.
11/04/2013(Xem: 4383)
"Khúc ngâm cùa người con đi xa" - Sợi chỉ trong tay của người Mẹ hiền. Nay đang ở trong chiếc áo người con đi xa mặc trên người. Lúc mới lên đường, Mẹ khâu từng mũi chỉ kỹ càng dày dặn hơn. Có ý sợ con đi lâu mới trở về. Ai dám bảo rằng tấm lòng của của tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng cảu ba tháng trời xuân?
11/04/2013(Xem: 6989)
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan, Có thật nhiều kỳ quan, Nhưng kỳ quan đẹp vẫn là Mẹ của ta, Mẹ của ta là kỳ quan đẹp nhất, ....
11/04/2013(Xem: 4758)
Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu, Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai hay một bọt bong bóng, Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay, Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ những điều kiện trói buộc.
11/04/2013(Xem: 4992)
Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”.
11/04/2013(Xem: 4650)
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
11/04/2013(Xem: 3862)
Nói đến lễ Vu Lan là nói đến Hiếu hạnh; nói đến Hiếu hạnh, chúng ta nghĩ ngay đến ân nghĩa Cha Mẹ. Không người con nào trên đời mà không được sinh ra bởi cha mẹ. Bởi vậy, từ ngàn xưa đến nay, từ đông sang tây, bất luận ở nền văn hóa nào, quốc gia nào, dân tộc nào, con người đều thương yêu, tôn quí và báo ân cha mẹ. Thương yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên, còn sự tôn quí và báo ân thì cũng tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa mỗi nơi mà có sự ứng dụng đậm hay nhạt; có khi phải có sự kêu gọi, nhắc nhở. Nhưng tựu trung, con cái lúc nào cũng cần ý thức về nguồn cội của mình.
11/04/2013(Xem: 4694)
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
11/04/2013(Xem: 4751)
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam. Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
11/04/2013(Xem: 5132)
Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]