Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Niệm Vu Lan

12/08/201307:46(Xem: 6482)
Cảm Niệm Vu Lan

Vu_Lan_Cam_Niem
Cảm Niệm Vu Lan

Cha mẹ ơi! Giờ đây khi con đã làm cha làm mẹ thì con mới thấu hiểu một phần nào tất lòng của người. Chẳng ngôn từ nào có thể diễn được sự hy sinh tột cùng ấy.

Ai trong mỗi chúng ta sinh ra trong cõi đời này đều có cha và mẹ điều đó thật may mắn và diễm phúc biết bao. Được sự ấp ủ yêu thương chúng ta được truyền thừa hơi ấm từ cha lại được dưỡng nuôi bằng dòng sữa thơm lành của mẹ. Cha cho ta nghị lực sức mạnh và niềm tin để ta vững bước vào đời. Mẹ viết thêm cho ta tình thương yêu sự hòa ái vào mạch sống tương lai. Từ ngày mới chào đời mẹ và cha đã nâng nêu trìu mến, chăm chút cho ta từng miếng ăn giấc ngủ, lo lắng mỗi khi trái gió trở trời, sợ ta đau ốm cha mẹ lại chạy chữa thuốc thang.

Lớn lên một chút ta được cha mẹ cho đến trường, được quen bạn bè thầy cô giáo mong sao con có kiến thức để mai này tự tin trước mọi thử thách, mọi lo toan bộn bề của cuộc sống. Những vất vả khó nhọc chỉ vì ta. Muốn ta được bằng bạn bằng bè. Vì con, cha bất chấp mọi hiểm nguy dù có trèo non lội biển để mang lại cho con sự đủ đầy và niềm hạnh phúc cha cũng chấp nhận. Vì con, mẹ tần tảo sớm hôm gian khó cũng chẳng màng, chỉ mong sao con bình an vô sự. Tình thương ấy, sự hi sinh ấy, hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau không bút mực nào tả siết. Cho dù có trải qua trăm vạn lần kiếp sống ta cũng không thể đáp đền thâm ân của hai đấng sanh thành.

Rồi thời gian trôi đi, ta cũng khôn lớn, tóc của mẹ cha cũng thêm nhiều sợi bạc. Ta cứ tưởng rằng dòng đời sẽ mãi êm đềm nhưng đâu hay sống đời muôn ngã. Lắm lúc ta vô tình quên đi sự lo lắng của cha và mẹ. Để cho người phải suy tư tiều tụy. Ta cứ mãi rong chơi cùng chúng bạn, chạy theo những huyễn mộng của cuộc đời xoáy vào danh lợi mà quên đi còn đó cha mẹ ngày đêm ra ngóng vào trông. Bất chợt đến một lúc nào đó giữa đường đời ta trượt chân vấp ngã.

Chợt nhớ về những ngày bình yên bên mẹ bên cha, được chở che bằng tình thương yêu của cha và mẹ. Ta như muốn tìm lại chút dư âm ngày xưa ấy, muốn được nghe lại lời cha khuyên bảo thuở nào, muốn được nằm trên cánh võng đong đưa, thèm nghe câu hát ru của mẹ thời thơ bé. Nhưng còn đâu bao năm tháng ấy, bởi thời gian đã phủ lên màu tàn úa, bóng mẹ gấy cha cằn cỗi vì ai. Mẹ ơi! Cha ơi! Con chẳng hề hay biết đến những buổi chiều tà, cha trông cửa trước mẹ ngóng cửa sau, dõi tìm con nơi phương trời nào vô định. Ánh mắt đăm chiêu đau đáu nỗi niềm. Không biết nơi xa kia con có được bình an hạnh phúc. Những khi nghe bước chân mẹ lại ngỡ như ta đã về bên mẹ. Mẹ vội vàng choàng dậy, chạy ra ngõ đón chờ ta. Nhưng rồi lại thất vọng lại đợi chờ, dù biết rằng bặt vô âm tính.

Chiều nay con chợt nhớ quê xưa. Nhớ mẹ cha nơi xóm nghèo năm ấy. Lòng bùi ngùi bước đi trong khoảng lắng của bao tháng ngày bôn ba. Mái tranh xưa giờ liêu xiêu một góc vườn, như buồn như tủi như ngống cùng trong. Nơi ấy đã có một thời tuổi thơ bên cha, bên mẹ, nơi con được ấp ủ yêu thương của lứa tuổi hồn nhiên. Nhưng lối về sao nay lạ quá. Bóng rêu xanh dường như phủ kín cả con đường. Trước hiên nhà cỏ đã mọc đầy sân. Con cất tiếng gọi cha nhưng cha con đâu. Con cất tiếng gọi mẹ nhưng mẹ con đâu, sao không thấy tiếng trả lời. Lặng người con chợt thấy bơ vơ lạc lõng giữa dòng người tấp nập. Tìm quanh ngõ trước buồng sau không một bóng người. Mẹ ơi! Cha ơi! Con chạy vội vào căn phòng vắng chiếc áo này là của cha, đôi dép kia là của mẹ. Kỷ vật ngày nào vẫn còn nguyên vẹn đó mà bóng song thân đã khuất dạng nơi đâu. Con mất mẹ ngày tháng dài lê thê, trong ảo giác tìm đâu ra thật nữa, quê xưa buồn quạnh quẽ bóng đìu hiu.

Vắng bóng mẹ giờ con buồn lặng lẽ, chuỗi ngày thơ ta đong đầy kỷ niệm đã sớm vụt khỏi tầm tay trong khoảnh khắc.Mẹ ơi! Cha ơi ! Có phải con đã quá hờ hững, quá vô tâm đã bỏ người trong hiu quạnh cô đơn của những tháng ngày mong nhớ đợi chờ. Bao ngày qua con mãi tìm tham vọng của cõi đời mà quên rằng bên con còn có mẹ, có cha. Rồi bất chợt con nhận ra mẹ cha đã ở tuổi xế chiều. Và bàng hoàng hoàng khi nghĩ đến ngày buồn. Khi bên đời con không còn hình bóng của người nữa. Khi cha mẹ đã đi xa để lại mình con giữa dòng đời muôn lối:

“Lúc còn mẹ con còn tất cả

Mẹ đi rồi tất cả cũng đi

Mẹ ơi con chẳng còn gì

Bơ vơ đến đổi khi đi lúc về”

Cha mẹ ơi! Giờ đây khi con đã làm cha làm mẹ thì con mới thấu hiểu một phần nào tất lòng của người. Chẳng ngôn từ nào có thể diễn được sự hy sinh tột cùng ấy. Có mang nặng đẻ đau chờ đợi từng tháng từng ngày, mong ngóng đứa con thơ cất tiếng khóc chào đời. Con mới biết mẹ đã chịu đắng cay đến dường nào. Cha ơi mẹ ơi hôm nay con về đây xin cho con được quỳ trước mẹ trước cha để nói lên lời tri ân và tạ tội:

“ Xin cha mẹ nhận lạy này con bất hiếu

Đã bao lần làm cha mẹ khổ ngày xưa

Đã bao lần con làm cha mẹ khóc như mưa

Bao hiếu lạy cũng chưa vừa ân cha mẹ”

Con đã quá vô tâm mà quên lãng tình cha, quên đi thâm âm của mẹ. Để rồi có ai trong mỗi chúng con ngồi đây hôm nay đã từng cài lên áo cha mẹ mình một bông hồng đỏ thắm tượng trưng cho sự kính yêu và niềm biết ơn vô hạn. Nhưng cũng có thể có rất nhiều người trong mỗi chúng con chưa một lần được làm điều thiêng liêng ấy. Mùa Vu Lan năm nay chúng con mong ước rằng có thể cài lên ngực áo của cha và mẹ một đóa hống đỏ thắm. Thật hạnh phúc thay cho những ai còn cha còn mẹ trên đời. Nghĩa là khi ấy ta có một vùng trời bình yên. Xin hãy trân trọng điều đó. Và giờ khắc này đây, hãy cài lên ngực áo một đóa hồng đỏ thắm.

Hoa hồng cài lên áo nơi trái tim là biện minh cho sự sống của con người rất cần đến tình thương. Hoa hồng là biểu hiện cho tình thương yêu bất diệt, là tình thương lớn của cha và mẹ ban cho con. Màu ấy như một điều nhắc nhở để ta nhớ về nguồn về cội về những thâm ân to lớn của mẹ cha mà ta phải phụng dưỡng đáp đền. Màu hồng nhớ màu hồng thương, màu hồng đã gói trọn vấn vương bởi lo lắng tảo tần cho ta vì ta tất cả. Xin bạn hãy giữ gìn và nâng niu đường bao giờ làm phai nhạt hãy yêu thương và lo lắng cho người. Còn nếu bạn bất hạnh vì đã mất mẹ mất cha, xin hãy lặng lẽ cài lên ngực áo của mình đóa hoa buồn trinh trắng. Bạn hãy cài hoa và hướng nguyện về cha mẹ mình. Bằng tất cả những gì thiêng liêng và cao cả nhất..


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 8274)
Trước đây, khi viết bài này, trong tay tôi chưa có các phương tiện nghe nhìn tối thiểu , để có thể hỗ trợ mình hoàn thành mong ước, chuyển tải một cách nhanh nhất những điều mình cảm nhận hầu chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi ấy tôi không biết bài thơ này nằm trong tập thơ “SÁU-TÁM” của nhà thơ Nguyễn Duy.
11/04/2013(Xem: 4394)
"Khúc ngâm cùa người con đi xa" - Sợi chỉ trong tay của người Mẹ hiền. Nay đang ở trong chiếc áo người con đi xa mặc trên người. Lúc mới lên đường, Mẹ khâu từng mũi chỉ kỹ càng dày dặn hơn. Có ý sợ con đi lâu mới trở về. Ai dám bảo rằng tấm lòng của của tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng cảu ba tháng trời xuân?
11/04/2013(Xem: 7006)
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan, Có thật nhiều kỳ quan, Nhưng kỳ quan đẹp vẫn là Mẹ của ta, Mẹ của ta là kỳ quan đẹp nhất, ....
11/04/2013(Xem: 4775)
Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu, Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai hay một bọt bong bóng, Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay, Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ những điều kiện trói buộc.
11/04/2013(Xem: 4998)
Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”.
11/04/2013(Xem: 4655)
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
11/04/2013(Xem: 3870)
Nói đến lễ Vu Lan là nói đến Hiếu hạnh; nói đến Hiếu hạnh, chúng ta nghĩ ngay đến ân nghĩa Cha Mẹ. Không người con nào trên đời mà không được sinh ra bởi cha mẹ. Bởi vậy, từ ngàn xưa đến nay, từ đông sang tây, bất luận ở nền văn hóa nào, quốc gia nào, dân tộc nào, con người đều thương yêu, tôn quí và báo ân cha mẹ. Thương yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên, còn sự tôn quí và báo ân thì cũng tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa mỗi nơi mà có sự ứng dụng đậm hay nhạt; có khi phải có sự kêu gọi, nhắc nhở. Nhưng tựu trung, con cái lúc nào cũng cần ý thức về nguồn cội của mình.
11/04/2013(Xem: 4706)
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
11/04/2013(Xem: 4768)
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam. Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
11/04/2013(Xem: 5147)
Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]