Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Âm nhạc mùa Vu Lan 2013...

05/08/201316:22(Xem: 9558)
Âm nhạc mùa Vu Lan 2013...
hoa_hong (2)

ÂM NHẠC MÙA VU LAN 2013- PL 2557

CUỘC TIẾP SỨC ĐÁNG TRÂN TRỌNG

TỪ NGỘ NHẬN BAN ĐẦU


Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóngvăn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father's Day)- Chủ Nhật thứ Ba của tháng Sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's Day)- Chủ Nhật thứ Hai của tháng Năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - Tám tháng Ba…vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.

Giá trị nhân văn của ngày lễ Vu Lan - Báo Hiếu (Rằm Tháng Bảy âm lịch) đã ăn sâu vào cội nguồn văn hóa Việt từ ngàn xưa, tôn vinh đạo hiếu hạnh của người con dành cho Cha Mẹ. Giá trị và ý nghĩa của ngày lễ này rất rõ ràng như thế, không có sự pha tạp nào. Cao nhất là lời dạy của Đức Phật “Sanh ra đời không có Phật, thờ Cha Mẹ tức thờ Phật”và nếu có “Cõng Cha Mẹ trên đôi vai đi suốt cuộc đời, chịu nhiều cơ nhọc cũng không sao đền đáp công ơn”. Vì thế nên, hơn năm mươi năm trước, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếuđược gắn thêm cành bông hồng rực sắc của thời đại. Công lao này thuộc về Ngài Nhất Hạnh.

Chưa hết, ngày lễ Vu Lan - Báo Hiếucòn được ví- thậm chí hơn hẳn ý nghĩa ngày Lễ Hội Halloween (đêm 31/10 hằng năm) của Phương Tây. Đó là ngày cúng thí thực cô hồn, cúng Rằm Tháng Bảy, cho các oan hồn vất vưởng như để chia sẻ niềm hoan hỷ được xá tội. Ngày mà Giáo Sư Hoàng Như Mai từng nói “Ngày Rằm Tháng Bảy, Vu Lan- Báo Hiếu chính là ngày Tình Thương Việt Nam”. Theo dân gian, Cúng Rằm Tháng Bảy (có nơi còn gọi là Cúng Cô Hồn)thì nhất thiết phải cho trẻ em giựt, gọi là giựt giàn. Đại thi hào Nguyễn Du (1766 – 1820) từ cảm xúc đó mà để lại cho đời tuyệt tác “Văn tế Thập Loại Chúng Sinh”.

Đó là chưa nói đến tại sao ngày Rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan Báo Hiếuvà khí hậu, mưa lũ của những ngày chớm vào Thu vẫn khác xa những quy định về ngày tháng của các ngày lễ hội của Phương Tây.

Ông bà ta đã chí lý khi điền vào “lịch”sinh hoạt hằng năm câu: Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm /Tháng Bảy ngày Rằm xá tội Vong Nhân”. Trở thành minh chứng lịch sử Phật giáo trong văn hóa người Việt.

ĐẾN QUÀ TẶNG ÂM NHẠC VU LAN BÁO HIẾU ĐÚNG NGHĨA

Vì vậy Vu Lan - Báo Hiếu năm nay, khi mà âm nhạc Phật giáo không có bất kỳ dấu hiệu tích cực nào để cung ứng thị hiếu nội bộ, ít nhất cho đạo tràng mình, ngôi chùa nơi mình sinh hoạt; thì ngoài kia, thật đáng trân trọng biết bao, giới showbiz đã cùng nhau tập hợp lại và cho ra đời hai công trình đáng giá, dâng lên hai đấng sinh thành nhân mùa Vu Lan-Báo Hiếu, rất ý nghĩa và rất đúng chỗ.

phanlamcon

Thứ nhất, tác phẩm “Phận Làm Con” củatác giả ca sĩ A Tuân, Tô Minh Thắng, cùng với sự tham gia của hơn 300 diễn viên, nghệ sĩ, ca sĩ, người mẫu… và tổ chức ra mắt ngày 25/7/2013 vừa qua. (nghe bài này).

Thứ hai, tác phẩm “Đạo Làm Con” của tác giả ca sĩ Quách Been, với sự hợp tác của các ca sĩ Huỳnh nhật Đông, Minh Tuấn (La Thăng), Triệu Đình Phong. Theo nhiều nguồn thông tin: Bởi ý nghĩa nhân văn của dự án này và phát hành vào dịp Vu Lan- Báo Hiếunên nhận được sự chung sức của 300 nghệ sĩ thuộc các lĩnh vực âm nhạc, hài, kịch, phim ảnh, người mẫu, MC...

Đây là Single 2013 xuất phát từ tấm lòng của ca sĩ và toàn bộ êkíp tham gia, rất đáng trân trọng. Chỉ có phần hơi tiếc là cách thể hiện điệu hò ngay đầu bài hát, thay vì đó phải là điệu ru sẽ gây hiệu quả hơn, trong khi đó cách hò như vậy lại chưa sát với giọng hò Nam Bộ với nhiều vùng miền, đặc trưng riêng; đó là điệu hò có phần lai Hò Đồng Tháp. (nghe bài này)

Hai tác phẩm âm nhạc này tuy không phải là nhạc Phật giáonhưng sự xuất hiện của nó đã ngay lập tức tạo nên âm hưởng đặc biệt trước thềm Vu Lan- Báo Hiếumà lẽ ra đây phải là trách nhiệm của các nhà hoạt động văn hóa Phật giáo chúng ta và các nhạc sĩ…Phật giáo! Hiệu ứng thứ hai là quy tụ được rất nhiều ngôi sao, kéo thị hiếu nghiêng về tình Mẹ ngày Vu Lan- Báo Hiếu, điều mà âm nhạcPhật giáochưa làm được. Thứ ba là với dòng nhạc đa dạng ballade, R&B (Rhythm and Blues) và có pha đôi chút slow pop… thu phục được nhiều người nghe.

Cảm ơn hai công trình âm nhạc dâng lên hai đấng sinh thành mùa Vu Lan- Báo Hiếu. Có đôi chút chạnh lòng về nghề nghiệp và khả năng đang làm và những người chung quanh, nhưng trên hết người viết rất cảm kích việc làm của các bạn, nhất là biết chú ý đến ngày Vu Lan - Báo Hiếu mà từ ngàn xưa Ông Bà chúng ta đã xác lập từ trên căn bản và tinh thần hiếu đạo của Phật Giáo. Đồng thời, việc làm của các bạn hôm nay chính là để tiếp sức cho anh em văn nghệ Phật giáo chúng tôi vững chân trên bước đường cống hiến, phụng sự đạo pháp một cách vô vị lợi, từng bước loại dần những chướng ngại trước mắt.

Các bạn chính là những vị Càn Thát Bà trong lòng người mộ điệu và là những vị Bồ Tát Diệu Âm luôn biết nâng cao giọng hát đúng nơi mình cần phải hát.

Chúc các bạn một mùa Vu Lan-Báo Hiếuấm nồng tình Mẫu tử, gia đình.

Mùa Hiếu Hạnh 2557
DƯƠNG KINH THÀNH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 6736)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu ,một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn Khi Phật Giáo xuất hiện ở Việt Nam thì đạo đức dân tộc và đạo đức Phật Giáo hòa quyện vào nhau như nước với sữa. Do người Việt sẵn có tinh thần yêu chuộng đạo hiếu và giá trị giải thoát nên đã tiếp nhận giáo lý Phật Giáo một cách dễ dàng. Làm người ai cũng mang ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.
11/04/2013(Xem: 4575)
Tâm tư tôi thật mông lung, Vừa muốn chia xẻ niềm vui về chuyến du lịch vừa qua bằng những bài ký sự trên Trang nhà, lại vừa muốn viết Bài để cho ra đời Nội san Phật học và Văn hoá Hải Triều Âm Tập 3 như dự tính, nhưng…chữ nhưng luôn là “cứu bồ tinh” được đem ra giúp đở, thay vì phải nói là mình hư quá, dở quá, thiếu khả năng mới là phải phải.
11/04/2013(Xem: 5830)
Vu lan đã về. Có những cơn mưa vô tình đến, như trêu ghẹo lòng nguời, sau những ngày nóng bức, oi ả. Trời Hưong Thông ( Houston ) năm nay, cũng như năm nào, mỗi năm, lại thêm một lần đón mừng Vu Lan. Mùa Vu Lan năm nào lại chẳng có mưa rơi, những giọt mưa tuôn tràn, có khi là trận mưa rào, có khi là những cơn mưa nặng hột …
11/04/2013(Xem: 8206)
Khi hơi Thu dừng chân truớc ngõ, sớm trở về đem theo những cơn gió mát êm dịu, sau những ngày bị hâm nóng vì thời tiết. Có một cái gì đó làm cho mọi người bâng khuâng, vương vấn. Không phải vì những cánh mây bay thênh thang trên bầu trời, không phải vì tình cảm mông lung, lãng mạn, cũng không phải do những chất Thu vàng nhã nhặn, chuyển mình, khẻ nói…
11/04/2013(Xem: 75296)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân. Công dưỡng dục thâm ân dốc trả Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền Làm con hiếu hạnh vi tiên Bèn dùng huệ nhãn, dưới trên kiếm tìm. Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỉ Không uống ăn tiều tụy hình hài Mục Liên thấy vậy bi ai Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
11/04/2013(Xem: 5477)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
11/04/2013(Xem: 5566)
Ta hiện hữu trên cõi đời này do nghiệp duyên đưa đẩy. Nghiệp là năng lực dẫn dắt ta đi theo nghiệp nhân mà ta đã tạo để rồi kết hợp với người hữu duyên hình thành thân này trong hoàn cảnh xứng hợp.
11/04/2013(Xem: 5627)
Nay nhân mùa Vu Lan thắng hội, tôi có đôi dòng cảm nghĩ về người con hiếu hạnh trong ý nghĩa Vu Lan. Khi tôi còn nhỏ ở cái tuổi mười một mười hai, mỗi lần gần đến rằm tháng bảy, tôi nghe thấy bà con xóm làng bảo nhau, rủ nhau mua sắm nhang đèn hoa quả mang lên chùa cúng lễ Vu-Lan, cúng dường Tam-Bảo, cầu siêu độ mẹ cha ông bà quá cố, cửu huyền thất tổ siêu thăng. ...
11/04/2013(Xem: 5350)
Mỗi năm cứ vào tiết thu, trời cao xanh ngắt, cỏ cây đổi màu, lá vàng lìa cành lác đác nhẹ rơi. Người con thảo cháu hiền không thốt nên lời xúc cảm nỗi nhớ niềm thương, chạnh lòng tưởng nhớ đến bậc thương thân cha mẹ. Tiếng chuông chùa chiều thu ngân nga từ xa vang vọng, hình bóng cha già mẹ yếu, hình ảnh người con hiếu hạnh muôn thuở Mục-Kiền-Liên lại rạng rỡ hiện về trong mùa Vu-Lan. Đó đây phảng phất khói trầm hương nghi ngút quyện lấy lời cầu nguyện của chư Tăng, âm vang lan dần cao ngất tỏa khắp mười phương thấm nhập vào các cõi hư không pháp giới.
11/04/2013(Xem: 5414)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]