Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Vu Lan 2557

03/08/201309:50(Xem: 12385)
Cảm niệm Vu Lan 2557

hoa_hong (1)


CẢM NIỆM VU LAN 2557 – 2013.





“ Bách Hạnh Hiếu Vi Tiên

Bách Ác Bất Hiếu Vi Thủ”.

Khổng giáo là đạo làm người đã nói:

- Trên đời có trăm đức hạnh đáng quý trọng mà Hiếu hạnh là trên hết. Việc ác cũng có một trăm điều đáng chê trách

Mà Bất Hiếu là tồi tệ nhất.

Xem trong lịch sử loài người, trong văn chương, ca dao tục ngữ, truyện cỗ nhân gian… cũng như trong đời sống hang ngày trong xả hội, chúng ta nhận thấy có rất nhiều tấm gương của những người con hiếu thảo nuôi dưỡng thương yêu tôn kính cha mẹ tận tình, được mọi người ngợi khen tán thưởng, xứng đáng làm gương tốt về đạo đức luân lý cho muôn đời noi theo. Báo đáp được công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, làm cho gia đình yên vui, giòng họ hiển vinh…

- Hôm nay nhân ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu, chúng ta thử nhìn lại những bài học về lòng Hiếu Thảo của con cái đối với cha mẹ trong lịch sử xả hội và tôn giáo như thế nào.

- Trong nền giáo dục theo truyền thống Á Đông, khi đứa bé mới chào đời, bà mẹ đã nâng niu quý trọng và ru con bằng những lời ca dao tục ngữ nói về luân lý đạo đức làm người:

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

- Muốn làm tròn chữ Hiếu thì bổn phận làm con phải thế nào?

Phải biết đến công ơn của cha mẹ đã tốn biết bao mồ hôi nước mắt, bao công lao khó nhọc cha sóc cho con, với tấm long thương yêu bảo bọc từ khi còn ở trong bụng mẹ:

“ Con vào dạ, Mạ đi tu!”

Ngay từ lúc mới mang thai, người mẹ đã phải cẩn thận từ lời ăn tiếng nói đến mỗi hành động, mỗi ý nghĩ đều phải hướng thiện, ví nó ảnh hưởng đến thai nhi, đó là cách giáo dục con nên người từ trong trứng nước.

- Đến khi con ra chào đời thì công lao của cha mẹ càng to lớn hơn nữa:

-* Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

- Tại sao khi con càng lớn mẹ càng lo ?

Mẹ lo cho tương lai của con sau này không biết ra sao, vì đời mẹ đã gặp nhiều cảnh éo le oan trái, không bao giờ hoàn toàn như ý, cuộc sống vốn vô thường, đời luôn luôn thay đổi, thăng trầm lên xuống, được mất , vui buồn… xen lẫn nhau, tùy theo nghiệp báo từ nhiều kiếp xa xưa, con người tự mình khó làm chủ mà do nghiệp duyên đưa đẩy, mẹ lo là lo những bất trắc sẽ xảy ra cho đời con, nhưng cũng hy vọng nhờ phươc đưc mẹ cha mà con là cọng nghiệp thì cũng đỡ khổ hơn những gia đình thiếu đạo đức…

** Miệng ru mắt đỏ hai hàng

Nuôi con càng lớn mẹ càng thêm lo.

- Con cái thật sự hiểu thấu côngb ơn và tình thương của cha mẹ khi đã có gia đình, đã biết nuôi con khó nhọc như thế nào

Hy sinh tất cả vì con, cho dù con còn nhỏ hay đã lớn khôn cha mẹ vẫn yêu thương:

** Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ. ( mẹ hiền).

- Diễm phúc thay chúng ta có bà mẹ hiền từ đức hạnh, biết thương yêu nuôi dưỡng ta nên người, dòng sữa mẹ, lời ru của mẹ chan chứa ngọt ngào, đây là món quà quý báu nhất trần gian, cho nên người ta ví mẹ ngọt như chuối, như đường, mềm dẻo ngon lành như xôi nếp một:

++ Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

- Có hiểu biết như vậy chúng ta mới hết long thương yêu mẹ, biết đỡ đần săn sóc khi mẹ già yếu ốm đau:

** Mẹ già đầu tóc bạc phơ

Lưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôi.

- Mẹ già tội lắm em ơi

Khoan ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già.

- Tình thương của mẹ bao la diệu vợi, tình thương không vị lợi mà hoàn toàn vị tha, cho dù nghèo khó bao nhiêu, con cũng biết đền đáp công ơn, không quên ơn cha mẹ:

- Mẹ người áo gấm người yêu

Mẹ ta áo vải ta chiều ta thương.

  • Mẹ ơi chớ đánh con đau

Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ.

  • Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

- LÀm sao quên được sự hy sinh quên mình chỉ lo cho con được ấm no hạnh phúc, mẹ đành chịu khổ về mình:

  • Nuôi con chẳng quản chi thân

Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con.

& Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương…

- Muốn báo đền chút nào công ơn cha mẹ, chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, phải làm cho cha mẹ vui long, trong gia đình an hem phải thuận hòa thương yêu giúp đỡ nhau, cùng nhau góp sức phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu, lúc ốm đau bịnh tật, chúng ta cần tận tình chăm sóc làm sao cho cha mẹ yên tâm, hài long khi thấy đàn con hiếu trung , hòa thuận:

& Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa

Hỏi trong ba chữ thờ cha chữ nào ?

Chữ trung thì để thờ cha

Chữ hiếu thờ mẹ, chữ hòa thờ anh…

- Có những bậc làm cha mẹ nuông chiều con quá mức, làm cho con cái tập thành thói quen đòi hỏi đủ thứ, lớn lên trở thành ương ngạnh, không biết nghe lời cha mẹ, thầy bạn, bà con khuyên răn dạy bảo, cứ làm theo ý mình một cách ngu dại ngông cuồng, phạm nhiều lỗi lầm, mang lấy tội bất hiếu, làm khổ cha mẹ, xa lánh bà con, tương lai cha mẹ qua đời lấy ai chiều chuộng phục vụ cho mình nữa, hậu quả sẽ rất bi đát, khi ấy không biết nương nhờ ai, tự ti mặc cảm, sống cô đơn buồn tủi, đau khổ vô cùng, đứa con nầy cũng làm cho cha mẹ mang tiếng xấu là không biết dạy con…

@ Đẻ con chẳng dạy chẳng răn

Thà nuôi con lợn cho ăn lấy lòng.

- Như vậy bổn phận làm con là phải làm tròn chữ Hiếu, biết thương yêu kính trọng và vâng lời cha mẹ, cha mẹ là người đi trước đã có nhìèu kinh nghiệm sống, biết rõ điều hay lẻ phải khuyên dạy ta cho nên người, cha mẹ có la rầy quở phạt cũng là muốn đìều tốt đẹp cho ta, nếu làm con mà cãi lời , làm cha mẹ buồn phiền đau khổ là đứa con hư:

- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

- * Để xứng đáng là một người con có hiếu đạo, trong nhà anh em hòa thuận trên kính dưới nhường, luôn tưởng nhớ đến công ơn của ông bà cha mẹ, luôn phụng dưỡng cha mẹ cho đến ngày cuối cùng ra đi trong niềm hoan hỉ… Ở ngoài đời cần phải sống chân thành thương yêu giúp đỡ mọi người để cho ai cũng thương mến, chung sống hài hòa làm cho xả hội được bình an thịnh vượng.

- Làm con cho đáng nên con

Trong tròn hiếu đạo, ngoài tròn giá danh.

- Đứng về mặt tôn giáo, nếu cha mẹ chưa biết gì về đời sống tâm linh, thì hướng dẫn cha mẹ đến với con đường đạo đức, biết tôn thờ tam bảo, sống với đạo từ bi hỉ xả, để tâm hồn bình an thư thái, không tham lam ích kỷ, không gây tạo tội lỗi, không gieo nhân xấu để phải chịu lấy quả báo đau khổ trong đời này và mai sau…

Thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ sống lâu, an vui hạnh phúc, với đàn cháu con ngoan hiền hiếu thảo.

@ Lâm râm khấn vái Phật trời

Xin cho cha mẹ sống đời với con…

  • Nhân mùa Vu LAn năm nay chúng tôi xin gởi đến quý vị đạo hữu, đến các em thiếu nhi, thanh niên Phật tử hai câu thơ của thi sĩ Trần TRung ĐẠo, rất cảm động nhắc nhở chúng ta luôn làm cho cha mẹ hoan hỉ:
  • “ Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không!”

Kính chào tất cả, xin cảm ơn .

NAMO ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT.

Seattle, Mùa VU LAN 2557. NK.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 8271)
Trước đây, khi viết bài này, trong tay tôi chưa có các phương tiện nghe nhìn tối thiểu , để có thể hỗ trợ mình hoàn thành mong ước, chuyển tải một cách nhanh nhất những điều mình cảm nhận hầu chia sẻ với mọi người. Vì vậy khi ấy tôi không biết bài thơ này nằm trong tập thơ “SÁU-TÁM” của nhà thơ Nguyễn Duy.
11/04/2013(Xem: 4391)
"Khúc ngâm cùa người con đi xa" - Sợi chỉ trong tay của người Mẹ hiền. Nay đang ở trong chiếc áo người con đi xa mặc trên người. Lúc mới lên đường, Mẹ khâu từng mũi chỉ kỹ càng dày dặn hơn. Có ý sợ con đi lâu mới trở về. Ai dám bảo rằng tấm lòng của của tấc cỏ, Lại có thể báo đáp được ánh nắng cảu ba tháng trời xuân?
11/04/2013(Xem: 6997)
Trên thế gian nầy có nhiều kỳ quan, Có thật nhiều kỳ quan, Nhưng kỳ quan đẹp vẫn là Mẹ của ta, Mẹ của ta là kỳ quan đẹp nhất, ....
11/04/2013(Xem: 4766)
Như những vì sao, những con ruồi đang bay hay ánh lửa của một ngọn đèn dầu, Như một ảo giác ma thuật, một giọt sương mai hay một bọt bong bóng, Một giấc mơ, một tia chớp hay một áng mây bay, Đấy là cách phải nhìn vào mọi hiện tượng tạo tác từ những điều kiện trói buộc.
11/04/2013(Xem: 4996)
Mới cuối Hè, đầu Thu mà Bắc Kinh đã lụt bão. Chúng tôi vội vã rời Bắc Kinh về Tô Châu để đến viếng Hàn Sơn Tự chứ không phải để “mua lụa Tô Châu biếu em” như một nhạc sĩ nào đó lãng mạn dàng trời đã từng mơ mộng. Một nhà sư trong chùa Hàn Sơn nói: “Bài thơ mới giữ được ngôi chùa, chớ không phải ngôi chùa giữ được bài thơ”.
11/04/2013(Xem: 4655)
Hãy nhận thức rằng cuộc đời là một trường học và bạn ở đây là để học. Các bài toán chỉ là một phần của học trình, xuất hiện rồi phai mờ đi giống như lớp đại số, nhưng các bài học bạn học được thì sẽ kéo dài suốt đời...
11/04/2013(Xem: 3870)
Nói đến lễ Vu Lan là nói đến Hiếu hạnh; nói đến Hiếu hạnh, chúng ta nghĩ ngay đến ân nghĩa Cha Mẹ. Không người con nào trên đời mà không được sinh ra bởi cha mẹ. Bởi vậy, từ ngàn xưa đến nay, từ đông sang tây, bất luận ở nền văn hóa nào, quốc gia nào, dân tộc nào, con người đều thương yêu, tôn quí và báo ân cha mẹ. Thương yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên, còn sự tôn quí và báo ân thì cũng tùy theo hoàn cảnh và nền văn hóa mỗi nơi mà có sự ứng dụng đậm hay nhạt; có khi phải có sự kêu gọi, nhắc nhở. Nhưng tựu trung, con cái lúc nào cũng cần ý thức về nguồn cội của mình.
11/04/2013(Xem: 4705)
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.
11/04/2013(Xem: 4766)
Truyền thống Vu Lan không còn xa lạ với quần chúng Phật giáo thuộc các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Hoa và Việt Nam. Truyền tích về Vu Lan, mùa Báo hiếu, mùa xá tội vong nhân, mùa cúng cô hồn đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc, cho dù không là Phật tử.
11/04/2013(Xem: 5144)
Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]