Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Duyên xưa nghiệp cũ

09/03/201108:46(Xem: 4640)
31. Duyên xưa nghiệp cũ

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Duyên xưa nghiệp cũ

Câu chuyện sau đây đã xảy ra ở một nhà giàu có tại Trung Quốc ngày xưa. Thành ngữ “Cải gia vi tự” (Biến nhà thành chùa) đã bắt nguồn từ đó.

Một gia đình rất giàu có sửa soạn nhà cửa để đón cô dâu mới. Phú ông đang bận rộn với việc đám cưới thì gia nhân vào báo có một vị sơn tăng đến khất thực hóa duyên. Vốn là người mộ đạo, phú ông vội vàng ra nghinh tiếp, mời vị sư vào nhà, thỉnh ngồi ở ghế thượng khách. Nhưng vị sư chỉ chống trích trượng đứng cười ha hả. Lạ lùng trước cử chỉ của nhà sư, nhưng phú ông không dám có ý nghĩ đấy là người cuồng. Bởi, trông dáng vẻ ngài thật là tiên phong đạo cốt, phú ông quả quyết đấy không phải là người thường. Ngước nhìn đôi mắt sáng như sao của nhà sư, phú ông bất giác rơi lệ quỳ mọp xuống:

– Bạch hòa thượng, đệ tử ngu dốt, nay có phước duyên được người chiếu cố, xin người từ bi dạy bảo!

– Hà hà, chúng sanh mê muội, làm tội ác tày trời còn hí hửng đánh trống thổi kèn.

Trong khi nhà sư nói vậy, thì từ nhà sau vọng lên tiếng lợn kêu thống thiết. Vị sư tiếp:

– Con heo đó là cha ngươi ngày trước. Vì tham tiếc gia tài, ông đã tái sanh làm con heo sau chuồng nhà ngươi.

Phú ông đầm đìa nước mắt, bạch:

– Bạch hòa thượng, quả đúng như vậy. Cha con khi sắp chết cứ thao thức tiếc nuối gia tài của cải một đời mồ hôi nước mắt xây dựng này, và dặn đi dặn lại chúng con phải giữ gìn đừng hoang phí.

Nói rồi, vội bảo gia nhân đình chỉ việc giết heo. Nhà Sư lại nói tiếp:

– Còn đứa con gái ngươi sắp cưới cho con ngươi là ai ngươi biết không?

– Bạch hòa thượng, đó là đứa con gái nhà láng giềng của con. Hai trẻ có cảm tình với nhau từ nhỏ, nên khi chúng thành niên, con cho tác hợp thì có gì sai quấy.

– Hà hà. Mới bà bà cháu cháu đó, mà nay đã vợ vợ chồng chồng. Than ôi, chúng sanh có mắt như mù.

– Bạch Hòa thượng, xin Hòa thượng từ bi khai thị cho kẻ ngu muội. Con không được rõ thánh ý.

– Có gì là mờ mịt đâu, chỉ vì ngươi không thấy! Đứa con gái kia là mẹ ngươi ngày trước. Do vì khi sắp chết, người lưu luyến đứa cháu nội không nỡ rời, nên thần thức đầu thai lại cõi đời để sống gần nó.

Phú ông nhẩm lại, thì quả nhiên cô gái kém cậu con trai 4 tuổi, nghĩa là cô ra đời đúng lúc bà mẹ ông mất, lúc con trai ông lên 4.

– Bạch hòa thượng, quả như ngài nói. Mẹ con khi mất đã cầm chặt tay đứa cháu nội, bà rất yêu cháu vì nó là đứa cháu trai duy nhất. Nay sự tình đã vậy thì con không dám làm việc ác tày đình thế kia. Xin hòa thượng chứng minh cho con được thế phát xuất gia biến nhà thành chùa.

Rạp trang hoàng cho tiệc cưới trong chốc lát được sửa lại thành đạo tràng. Phú ông cung thỉnh vị sư lên pháp tòa thuyết pháp cho bá tánh đến dự đám cưới. Nghe xong thời pháp, mọi người đều xin quy y Tam bảo, từ bỏ sát sanh. Chú rể xin cha theo vị hòa thượng về núi tu hành, còn cô dâu nguyện trọn đời ở vậy phụng dưỡng cha mẹ cho đến khi hai thân khuất núi, rồi cô cũng xuất gia.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2011(Xem: 4293)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
13/08/2011(Xem: 3088)
Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.
13/08/2011(Xem: 4018)
Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, các Phật tử cử hành lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang trọng, đầy cảm động, theo truyền thống Phật giáo Bắc phương, đó là một sinh hoạt tôn giáo bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Sự tích báo hiếu này phát xuất từ kinh Vu-lan-bồn, qua tấm gương cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên, vào thời đức Phật còn tại thế, ở nước Ấn-Độ...
13/08/2011(Xem: 4191)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
12/08/2011(Xem: 11506)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
12/08/2011(Xem: 3544)
Chỉ còn ít ngày nữa là Vu Lan năm 2011 lại đến. Vu Lan diễn ra ở thời điểm lạm phát làm giá cả nhảy vọt như con ngựa bất kham. Giá cả leo thang, ít nhiều làm sứt véo đến mớ rau, bữa cơm gia đình mẹ. Nhìn mẹ chép miệng, nghe mẹ than “ chợ bữa này ít người” , “ mua gì cũng mắc ” mà mình cảm thầy buồn buồn trong lòng. Chẳng biết làm sao để gửi mẹ nhiều tiền hơn. Để mẹ khỏi phải suy tư, trăn trở chuyện cơm áo thường ngày. Đạo làm con, ai cũng muốn làm tròn chữ Hiếu. Hiếu để đền đáp công ơn của cha mẹ
12/08/2011(Xem: 3551)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 3289)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 3371)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 3609)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567