Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Bát cơm cúng dường

09/03/201108:46(Xem: 5630)
29. Bát cơm cúng dường

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Bát cơm cúng dường

Thuở đức Phật còn tại thế, hằng ngày Phật và chúng đệ tử luôn đi khất thực để tạo điều kiện cho mọi người có duyên gieo hạt giống lành.

Trong mùa an cư, Phật thường thọ trai của thí chủ, phần đông là hàng cư sĩ, luân phiên nhau mang thức ăn vào tinh xá cúng dường.

Trong số đệ tử tại gia của đức Phật, có một người học trò tuy của cải không bằng ai nhưng lại rất giàu lòng tốt. Phiên chàng cúng dường thường vào những ngày cuối tháng. Những bữa cơm giản dị không phải quý giá về phẩm chất, mà quý vì chàng đặt đó tất cả lòng thiết tha thành kính của một đứa con thuần hiếu, mà lòng chân thành làm cảm động đến cả chư Thiên.

Khi sao mai vừa ló dạng, chàng thức dậy, sửa soạn vớt chất đề hồ cho vào chiếc bình trắng trong, để lên chiếc bàn con bằng gỗ chiên đàn, một gia bảo của mẹ chàng thuộc dòng Bà-la-môn để lại. Chiếc bàn đã nhiều đời dùng làm bàn sắp đồ cúng tế trong các buổi lễ.

Kế đó, những món rau đậu chính chàng trồng lấy ở vườn nhà được tự tay chàng nấu nướng.

Hôm nào cũng vậy, bữa cơm chàng sửa soạn cúng dường đức Phật cũng mang trọn tất cả lòng thành kính vui mừng. Chàng khẩn nguyện cho cơm chàng cúng dường là bữa cơm đầy Pháp vị, tuy chàng biết vốn liếng tu học của mình không được bao nhiêu và gia thế lại cũng rất nghèo nàn.

Nhưng trong tâm chàng luôn thấy hoan hỷ và tin tưởng rằng những bữa cơm đơn giản của mình mang đến cho người thọ dụng tất cả sự thanh tịnh, hoan hỷ. Và đó cũng là nguồn an ủi lớn lao nhất trong kiếp sống hiện tại của chàng.

Bao giờ cũng vậy, khi mặt trời lên cao, chàng vui vẻ mang thức ăn đến cúng dường đức Phật. Con đường đi vào tinh xá Kỳ Hoàn thật êm ả trầm lặng. Chàng không bao giờ ngắm mây bay hoa nở, bước chân chàng nhẹ nhàng thanh thoát lướt qua không kịp nhuốm bụi đường, lòng chỉ lo quá ngọ đức Phật không kịp thọ dụng.

Nhưng có một hôm, ra khỏi nhà một quãng, mắt chàng dừng lại, bóng dáng một sinh vật thất thểu dưới nắng hè. Đó là một con chó gầy guộc, lông lá rụng hết, từng mảng ghẻ lở hiện rõ dưới ánh mặt trời chói chang. Bốn chân nó khẳng khiu xiêu vẹo không đỡ nổi tấm thân vốn đã quá gầy còm!

Hình như nó đánh hơi được thức ăn chàng đang xách trên tay nên lấm la lấm lét tiến lại gần. Nó không biết nói, nhưng đôi mắt van nài, bộ tướng ủ rủ tiều tụy của nó đủ nói lên được với chàng rằng: “Tôi không được ăn từ lâu lắm.”

Chàng đứng sửng lại. Bấy giờ, trước mắt chàng chỉ có hình ảnh của một sinh vật đói lả, mà trong tay chàng lại có sữa, cơm và thức ăn. Chàng ngồi xuống bên đường, mở bình bát ra, bày các thức ăn trước mặt con chó. Nó ăn hối hả như không kịp thở, chàng hồi hộp nhìn con vật và cùng chia sớt với nó sự bằng lòng, niềm vui đang âm thầm tràn ngập tâm hồn. Trong một thoáng chiếc bình đề hồ, cơm và thức ăn hết sạch. Bây giờ con chó no, thong thả ra đi. Chàng trông theo bước chân của nó, giờ đây chắc chắn vững chải trên con đường. Chàng nở một nụ cười thoải mái. Nhưng khi con chó vừa khuất dạng sau rặng cây trước cửa tinh xá, chàng nhìn lại bình đề hồ và liễn cơm với thức ăn sạch nhẵn, lòng lo sợ kinh hoàng! Mặt trời soi bóng chàng ngắn ngủn trên mặt đường, vậy là vừa đúng ngọ. Tới thì không dám, lùi cũng không đành, sau một giây, thu hết can đảm, chàng rảo bước vào tinh xá mà nước mắt lăn tròn lẫn với mồ hôi.

Đức Thế Tôn dùng huệ nhãn soi rõ sự tình. Ngài ngồi yên, đôi mắt như hai vì sao sáng, nụ cười hoan hỷ từ bi nở tươi tỏa sáng trên khuôn mặt.

Chàng nào dám nhìn lên, đôi mắt e dè dán chặt xuống đôi bàn chân tê dại. Tuy nhiên, chàng quyết không dối Phật, quyết thú thật hết tội lỗi của mình, mà cũng không dám mong cầu được Phật tha thứ.

– Bạch Thế Tôn! Hôm nay con có lỗi nặng vô cùng...

Và tiếng chàng nhỏ dần như tắc nghẹn...

Đức Phật ôn tồn khuyến khích như thường lệ:

– Hôm nay phải phiên con mang cơm cúng dường Như Lai đó không?

Tiếng chàng nức nở trong nước mắt:

– Bạch Thế Tôn! Xin ngài thứ tội cho con. Vừa rồi trước tinh xá con gặp con chó ghẻ đói lả, con lú lẫn quên mất giờ trai của Thế Tôn nên lỡ đem bình bát thức ăn cho con chó ăn hết. Tội con xuẩn ngốc, vô lễ, thật nặng nề không biết ngần nào.

Nhưng, một vùng hào quang giữa đôi mày đức Phật phóng ra ánh ngời tinh xá như những lúc Phật lên Pháp tòa sắp nói ra những bài kinh trác tuyệt. Tiếng Ngài ngân vang, từ ái:

– Mùa hạ này, Như Lai muốn cho các con biết, chỉ có hôm nay Như Lai mới thọ dụng một bữa cúng dường rất thanh tịnh của một vị đại thí chủ, đầy đủ Pháp vị trong một bữa cúng dường.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4670)
Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
10/04/2013(Xem: 4408)
“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà. Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. .......
10/04/2013(Xem: 4270)
Gần như suốt đời, ai cũng nói tôi “giống mẹ như đúc”. Khi còn nhỏ, tôi chẳng hề bận tâm chút nào đến điều này bởi chỉ một điều đơn giản là tôi chẳng tin. Khi tôi đến tuổi trăng rằm, khi nghe những lời “con bé này giống mẹ như đúc”, tôi sẽ đáp liền: “Không đâu, mẹ là người lớn, còn cháu thì còn nhỏ mà”. Xét cho cùng, một thiếu nữ có muốn người ta nói mình giống mẹ chăng?
10/04/2013(Xem: 5136)
Ba tháng trước khi sinh con, mẹ bị tai nạn nặng khi đang trên đường về quê. Mẹ bị gãy xương đòn, phải bó bột, lại bị giập hàm không nói, không ăn gì được. Ai hỏi mẹ cũng chỉ biết khóc. Mẹ nằm mãi ở bệnh viện Phủ Lý, ở nhà chẳng ai biết tin. May là người nhà các bệnh nhân khác trong phòng đút sữa cho mẹ ăn. Chắc là mẹ đau lắm, nhưng mẹ vẫn lén bác sĩ, không uống thuốc kháng sinh vì sợ ảnh hưởng đến con.
10/04/2013(Xem: 4356)
Ngày tròn 6 tuổi, cũng là ngày tôi mất đi tình thương và sự dạy dỗ của cha. Còn bé, chưa hiểu biết nhiều, nhưng thấy mẹ đau buồn, tôi biết rằng mình không còn được ba đưa đón đi học. Chị em tôi được nghe mẹ kể về ba. Ở vùng đất mới Tây Nguyên năm xưa, người ta tìm đến công việc “đãi cát tìm vàng” với hy vọng mong manh sẽ thay đổi cuộc sống. Với ba, lần đi ấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng với bao ấp ủ: “có chút tiền mua quần áo mới cho các con ngày khai trường”...
10/04/2013(Xem: 4326)
Một người phụ nữ bước đến với túi ổi trên tay. “Anh mua giúp mấy trái ổi này, 2 cân chỉ tám ngàn đồng thôi”.Tôi ngẩng lên và bắt gặp ở người phụ nữ ấy một hình ảnh thật quen thuộc: những chiếc móng tay màu đen...
10/04/2013(Xem: 5318)
Ngày 5-10 - Hôm nay, mình bắt đầu xuất hiện. Ba mẹ chắc là chưa biết điều này đâu vì mình còn nhỏ xíu như một hạt táo mà, nhưng sự thật là mình đã có rồi. Và mình sắp là một bé gái. Mình sẽ có tóc vàng và mắt xanh. Tất cả mọi thứ đã được sắp xếp hết cả, thậm chí ngay việc mình rất thích ngắm hoa nữa cơ!....
10/04/2013(Xem: 8012)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
10/04/2013(Xem: 4202)
Nhiều ngày nay gió đông cứ ùa thổi về, đem theo những cơn mưa dai dẳng và cái lạnh giá buốt của trời Tây. Nhẹ tay lên giở từng trang lịch, tôi khẻ thốt lên: “ Rằm tháng bảy lại sắp tới nữa rồi…!”
10/04/2013(Xem: 4158)
Mỗi năm có bao nhiêu ngày lễ lớn , nhưng đặc biệt là ngày “ Tri ân Mẹ” vẫn là ngày khiến cho mọi người dù còn nhớ hay đã quên đều có dịp tìm về bên Mẹ, vui cùng Mẹ. Mẹ còn hiện tiền thì những người con như chúng ta sẽ mua tặng Mẹ một món quà, nấu vài món ăn ngon cho mẹ và có thể làm bất cứ điều gì để mẹ được vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]