- 1. Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ
- 2. Phụng dưỡng cha mẹ thoát khỏi nạn chết
- 3. Người nghèo Sutana hiếu dưỡng cha mẹ
- 4. Chuyện kên kên chúa
- 5. Chim vẹt nhân từ
- 6. Voi chúa nuôi dưỡng voi mẹ
- 7. Lời nguyện của người con hiếu
- 8. Tôn giả Mục-kiền-liên
- 9. Nước mắt mẹ hiền
- 10. Hòa thượng cua
- 11. Các thiền sư và những người mẹ
- 12. Người con hiếu cứu mẹ
- 13. Ba hạng con
- 14. Công ơn cha mẹ không dễ đền đáp
- 15. Người con sinh từ hoa sen
- 16. Chuỗi anh lạc
- 17. Đứa con lười biếng
- 18. Chí Hiếu và cây táo Thiết Sơn
- 19. Hoàng tử A-xà-thế
- 20. Vua A-xà-thế sám hối
- 21. Cho tiền đi nghe pháp
- 22. Người con dâu kính Phật
- 23. Bốn đứa con
- 24. Chuyện thầy Dũng Mãnh
- 25. Dứt bỏ ảo tình
- 26. La-hầu-la xuất gia
- 27. Một chút lửa địa ngục
- 28. Một chồng hai vợ
- 29. Bát cơm cúng dường
- 30. Vườn Nai
- 31. Duyên xưa nghiệp cũ
- 32. Nắm tro tàn
- 33. Vụ kiện mất con
- 34. Quỷ mẹ
- 35. Bảy năm trong chậu máu
- 36. Hai đứa bé sinh đôi
- 37. Ngày xưa có một ông vua
TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Quả nhiên chuyến đi này thuyền bị lạc hướng bởi một cơn gió dữ thình lình. Con thuyền với 9 người chơi vơi giữa biển khơi đã hai ngày, nguy ngập nhất là khát nước. Giữa biển mênh mông chỉ trời với nước, thế mà người trong thuyền khát nước đến gần nguy. Anh bình tĩnh bảo cả thuyền đều phải hết lòng cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn cho, thì may đâu từ xa xa có một chiếc thuyền đang chậm chậm tiến đến. Khi hai thuyền đến gần nhau, anh hỏi xin nước uống. Người thuyền trưởng đưa cả hũ nước ngọt sang cho thuyền anh. Uống xong, anh hết sức cảm tạ. Người thuyền trưởng lại hỏi anh, nước ở biển nhiều hay nước trong hũ nhiều?
Anh đáp: “Nước trong hũ nhiều. Vì nước biển tuy nhiều song không thể uống được, nước trong hũ tuy ít nhưng cứu được cơn khát ngặt cho người thì phước đức vô lượng.”
Thuyền chủ tán thán câu trả lời lý thú của anh, rồi tặng anh một chuỗi ngọc quí giá và bảo: “Ta thưởng cho người con chí hiếu”. Nói xong thì không thấy thuyền và người đâu cả. Những người cùng thuyền với anh rất cảm động và tin tưởng mãnh liệt vào sự linh ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Về nhà, anh thuật chuyện cho mẹ nghe, và dâng chuỗi ngọc cho mẹ.
Mẹ anh bảo: “Chuỗi ngọc này là của vô giá, con nên đem dâng vua, đừng bán.”
Vâng lời mẹ, Ba Lợi mang chuỗi ngọc dâng lên đức vua.
Vua Ba Tư Nặc được chuỗi ngọc quí giá rất mừng, ban tặng cho anh nhiều vàng ngọc khác.
Cách mấy hôm sau vua liền triệu tập các cung phi đến, trong ý nghĩ rằng để xem trong số cung nhân người nào đẹp nhất sẽ thuởng.
Mấy nghìn cung phi nghe vua triệu tập, ai nấy đều lo sửa soạn trang sức cực kỳ lộng lẫy.
Thoạt nhìn không thấy Mạc Lợi phu nhân, vua Ba Tư Nặc liền hỏi: “Sao không thấy đệ nhất phu nhân?”
Các cung phi thưa:
– Hôm nay là ngày rằm, ngày của phu nhân thọ giới “Bát quan trai” nên không đến được.
Vua có ý giận, hỏi:
– Thọ Bát quan trai mà dám trái ý trẫm ư?
Vua cho đòi ba phen, Mạc Lợi phu nhân sợ, phải đến yết kiến. Song vì ngày trai giới nên nàng không trang điểm gì cả, và chỉ mặc một thứ y phục hoại sắc.
Nhưng nhờ nghiêm trì tịnh giới nên phu nhân có một nhan sắc thanh khiết tỏa ra sáng chói như muôn ánh nhật nguyệt. Khi phu nhân vừa bước vào chánh điện thì có hào quang tỏa khắp hoàng cung. Thoạt thấy, vua rất ngạc nhiên, và sanh tâm ái kính bội phần.
Vua hỏi: “Ái khanh nhờ oai đức gì mà hôm nay sắc đẹp lộng lẫy bội phần?”
Phu nhân thưa:
– Thiếp tự tủi mình bạc phước lại sanh làm thân nữ nghèo hèn, may nhờ ơn trạch của đại vương nên thiếp được dự phần sang quý. Nhưng thiếp nghĩ: thân mạng vô thường, dù cho hoàng hậu, vương phi châu ngọc đầy mình rồi cũng có ngày già xấu, lại thêm bịnh hoạn theo liền, khi chết lại bị nghiệp ác dắt dẫn đi vào con đường đau khổ tội lỗi. Vì vậy, thiếp vâng theo lời Phật dạy, mỗi tháng thọ trì Bát quan trai giới trong các ngày trai tiết. Thiếp nguyện đem công đức ấy để hồi hướng cho nước nhà thịnh trị, muôn dân an lạc, và khi xả báo thân thiếp khỏi bị cái nghiệp phú quý mà sa đọa.
Vua nghe rất cảm kích và khen ngợi liền đem chuỗi ngọc tặng phu nhân.
Mạc Lợi phu nhân từ chối không nhận mà nhường lại cho các cung phi.
Vua nói:
– Từ hôm được ngọc, trẫm đã định hôm nay triệu tập tất cả cung phi xem ai đẹp nhất thì trẫm thưởng. Nay thấy ái khanh nhan sắc thù thắng hơn các cung phi, thật hợp ý trẫm nên trẫm chỉ để tặng riêng ái khanh.
Phu nhân thưa:
– Thiếp nay thọ trì giới cấm của Phật, giữ mình thanh tịnh nên không trang sức những thứ xa hoa. Đấy là nhân gây ra tham lam tội lỗi. Vậy nay thiếp xin đại vương nên đem chuỗi ngọc dâng lên đức Thế Tôn, nhân dịp được nhận lãnh lời giáo hóa của đấng từ phụ để bổ túc thêm cho việc an dân thì phước đức vô lượng.
Vua rất hoan hỷ, liền sắc nghiêm sức xe giá, vua cùng phu nhân Mạc Lợi và tất cả cung phi cùng đến yết kiến Như Lai. Hôm ấy là ngày rằm, ngày chúng tăng thuyết giới vừa xong, vua vào bái yết đức Thế Tôn rồi đem dâng chuỗi ngọc anh lạc lên đức Phật và bạch cùng đức Phật về việc trì giới không thọ chuỗi anh lạc của phu nhân Mạc Lợi.
Đức Thế Tôn hoan hỉ thọ nhận rồi thuyết kệ rằng:
Người đời ưa trang sức,
Cho ngọc châu là quý.
Người cầu đạo giải thoát,
Lấy giới luật làm hơn,
Dù ngọc ngà châu báu,
Cùng các thứ hoa thơm,
Không sao bằng giới luật,
Có năng lực đưa người,
Đến tận bờ ly dục.
Lìa xa ba cõi khổ,
Quyết định được an lạc.
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Chuỗi anh lạc
Ba Lợi là người con trai chí hiếu, trong thôn xóm ai cũng mến thương. Mồ côi cha ngay khi còn nhỏ, lớn lên anh lại nối nghiệp cha làm nghề đi biển, một nghề nhiều nguy hiểm hơn an toàn. Vì thế, mỗi lần anh từ giã ra đi thì mẹ già luôn căn dặn phải chí tâm cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm. Lần này bà đeo vào cổ cho con một tượng Bồ Tát bằng ngà và cũng dặn con lúc nào gặp nguy hiểm thì phải chí thiết niệm danh hiệu Ngài.Quả nhiên chuyến đi này thuyền bị lạc hướng bởi một cơn gió dữ thình lình. Con thuyền với 9 người chơi vơi giữa biển khơi đã hai ngày, nguy ngập nhất là khát nước. Giữa biển mênh mông chỉ trời với nước, thế mà người trong thuyền khát nước đến gần nguy. Anh bình tĩnh bảo cả thuyền đều phải hết lòng cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn cho, thì may đâu từ xa xa có một chiếc thuyền đang chậm chậm tiến đến. Khi hai thuyền đến gần nhau, anh hỏi xin nước uống. Người thuyền trưởng đưa cả hũ nước ngọt sang cho thuyền anh. Uống xong, anh hết sức cảm tạ. Người thuyền trưởng lại hỏi anh, nước ở biển nhiều hay nước trong hũ nhiều?
Anh đáp: “Nước trong hũ nhiều. Vì nước biển tuy nhiều song không thể uống được, nước trong hũ tuy ít nhưng cứu được cơn khát ngặt cho người thì phước đức vô lượng.”
Thuyền chủ tán thán câu trả lời lý thú của anh, rồi tặng anh một chuỗi ngọc quí giá và bảo: “Ta thưởng cho người con chí hiếu”. Nói xong thì không thấy thuyền và người đâu cả. Những người cùng thuyền với anh rất cảm động và tin tưởng mãnh liệt vào sự linh ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Về nhà, anh thuật chuyện cho mẹ nghe, và dâng chuỗi ngọc cho mẹ.
Mẹ anh bảo: “Chuỗi ngọc này là của vô giá, con nên đem dâng vua, đừng bán.”
Vâng lời mẹ, Ba Lợi mang chuỗi ngọc dâng lên đức vua.
Vua Ba Tư Nặc được chuỗi ngọc quí giá rất mừng, ban tặng cho anh nhiều vàng ngọc khác.
Cách mấy hôm sau vua liền triệu tập các cung phi đến, trong ý nghĩ rằng để xem trong số cung nhân người nào đẹp nhất sẽ thuởng.
Mấy nghìn cung phi nghe vua triệu tập, ai nấy đều lo sửa soạn trang sức cực kỳ lộng lẫy.
Thoạt nhìn không thấy Mạc Lợi phu nhân, vua Ba Tư Nặc liền hỏi: “Sao không thấy đệ nhất phu nhân?”
Các cung phi thưa:
– Hôm nay là ngày rằm, ngày của phu nhân thọ giới “Bát quan trai” nên không đến được.
Vua có ý giận, hỏi:
– Thọ Bát quan trai mà dám trái ý trẫm ư?
Vua cho đòi ba phen, Mạc Lợi phu nhân sợ, phải đến yết kiến. Song vì ngày trai giới nên nàng không trang điểm gì cả, và chỉ mặc một thứ y phục hoại sắc.
Nhưng nhờ nghiêm trì tịnh giới nên phu nhân có một nhan sắc thanh khiết tỏa ra sáng chói như muôn ánh nhật nguyệt. Khi phu nhân vừa bước vào chánh điện thì có hào quang tỏa khắp hoàng cung. Thoạt thấy, vua rất ngạc nhiên, và sanh tâm ái kính bội phần.
Vua hỏi: “Ái khanh nhờ oai đức gì mà hôm nay sắc đẹp lộng lẫy bội phần?”
Phu nhân thưa:
– Thiếp tự tủi mình bạc phước lại sanh làm thân nữ nghèo hèn, may nhờ ơn trạch của đại vương nên thiếp được dự phần sang quý. Nhưng thiếp nghĩ: thân mạng vô thường, dù cho hoàng hậu, vương phi châu ngọc đầy mình rồi cũng có ngày già xấu, lại thêm bịnh hoạn theo liền, khi chết lại bị nghiệp ác dắt dẫn đi vào con đường đau khổ tội lỗi. Vì vậy, thiếp vâng theo lời Phật dạy, mỗi tháng thọ trì Bát quan trai giới trong các ngày trai tiết. Thiếp nguyện đem công đức ấy để hồi hướng cho nước nhà thịnh trị, muôn dân an lạc, và khi xả báo thân thiếp khỏi bị cái nghiệp phú quý mà sa đọa.
Vua nghe rất cảm kích và khen ngợi liền đem chuỗi ngọc tặng phu nhân.
Mạc Lợi phu nhân từ chối không nhận mà nhường lại cho các cung phi.
Vua nói:
– Từ hôm được ngọc, trẫm đã định hôm nay triệu tập tất cả cung phi xem ai đẹp nhất thì trẫm thưởng. Nay thấy ái khanh nhan sắc thù thắng hơn các cung phi, thật hợp ý trẫm nên trẫm chỉ để tặng riêng ái khanh.
Phu nhân thưa:
– Thiếp nay thọ trì giới cấm của Phật, giữ mình thanh tịnh nên không trang sức những thứ xa hoa. Đấy là nhân gây ra tham lam tội lỗi. Vậy nay thiếp xin đại vương nên đem chuỗi ngọc dâng lên đức Thế Tôn, nhân dịp được nhận lãnh lời giáo hóa của đấng từ phụ để bổ túc thêm cho việc an dân thì phước đức vô lượng.
Vua rất hoan hỷ, liền sắc nghiêm sức xe giá, vua cùng phu nhân Mạc Lợi và tất cả cung phi cùng đến yết kiến Như Lai. Hôm ấy là ngày rằm, ngày chúng tăng thuyết giới vừa xong, vua vào bái yết đức Thế Tôn rồi đem dâng chuỗi ngọc anh lạc lên đức Phật và bạch cùng đức Phật về việc trì giới không thọ chuỗi anh lạc của phu nhân Mạc Lợi.
Đức Thế Tôn hoan hỉ thọ nhận rồi thuyết kệ rằng:
Người đời ưa trang sức,
Cho ngọc châu là quý.
Người cầu đạo giải thoát,
Lấy giới luật làm hơn,
Dù ngọc ngà châu báu,
Cùng các thứ hoa thơm,
Không sao bằng giới luật,
Có năng lực đưa người,
Đến tận bờ ly dục.
Lìa xa ba cõi khổ,
Quyết định được an lạc.
Gửi ý kiến của bạn