Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Công ơn cha mẹ không dễ đền đáp

09/03/201108:46(Xem: 7272)
14. Công ơn cha mẹ không dễ đền đáp

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Công ơn cha mẹ không dễ đền đáp

Hộ Pháp

Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với các con lớn lao vô lượng vô biên. Cho nên, bổn phận làm con không thể nào đền đáp một cách xứng đáng công ơn ấy bằng thân, khẩu, ý của mình và phụng dưỡng với tất cả những gì có trong thế gian này.

Trong Tăng Chi bộ kinh, đức Phật dạy rằng:

– Này chư tỳ-kheo, Như Lai dạy rằng: sự đền đáp công ơn của hai người trong đời này không phải dễ. Hai người ấy là cha và mẹ.

Này chư tỳ-kheo, người con nâng mẹ lên đặt bên vai phải, nâng cha lên đặt bên vai trái; phụng dưỡng cha mẹ bằng vật thực ăn uống ngon lành, dùng hương thơm và dầu xoa bóp thân mình cho bớt mỏi mệt, kéo tay chân cho giãn gân cốt, tắm rửa nước ấm khi trời lạnh, nước mát khi trời nóng, và để cha mẹ tiểu tiện, đại tiện trên đôi vai của mình; dù người con có tuổi thọ 100 năm, việc phụng dưỡng cha mẹ của người con như vậy, cũng không đền đáp được công ơn cha mẹ; thì không thể gọi là người con biết ơn và đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Này chư tỳ-kheo, một cách khác, người con suy tôn cha lên ngôi Chuyển luân thánh vương, suy tôn mẹ lên ngôi chánh cung hoàng hậu, có đầy đủ bảy thứ báu vật trong đời này; dù việc làm của người con như vậy, cũng không thể gọi là người con biết ơn và đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Điều ấy tại sao? Bởi vì, nhờ có cha mẹ người con mới nhìn thấy đời này, nhờ cha mẹ nuôi dưỡng người con mới lớn khôn trưởng thành; do đó, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ lớn lao, vô lượng, vô biên, không sao kể xiết.

Vậy, có cách nào để người con đền đáp được công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ một cách xứng đáng hay không?

Đức Phật dạy:

Người con nào có thể:

 Thấy cha mẹ không có đức tin, giúp cho cha mẹ có đức tin trọn đủ.

 Thấy cha mẹ không có giới, giúp cho cha mẹ có giới trọn đủ.

 Thấy cha mẹ có tánh keo kiệt bỏn xẻn, không muốn bố thí, giúp cho cha mẹ hoan hỉ trong việc bố thí trọn đủ.

 Thấy cha mẹ không có trí tuệ, giúp cho cha mẹ có trí tuệ trọn đủ.

Này chư tỳ-kheo, người con nào làm được như vậy, mới được gọi là người con biết ơn và đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ một cách xứng đáng.

Bởi vì, người con phụng dưỡng cha mẹ tất cả các thứ vật dụng trong đời, chỉ giúp cho thân thể của cha mẹ được an lạc trong kiếp hiện tại mà thôi; còn 4 pháp trọn đủ kia không những giúp cha mẹ chắc chắn thân tâm được an lạc trong kiếp hiện tại, mà còn hưởng mọi sự an lạc trong nhiều kiếp vị lai; và còn hơn thế nữa, giúp cho cha mẹ tạo mọi thiện pháp, bồi bổ pháp hạnh Ba-la-mật để mong chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh đạo, Thánh quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh nhân, chắc chắn sẽ đạt đến sự giải thoát hoàn toàn mọi cảnh khổ sanh tử luân hồi trong ba cõi bốn loài.

Do đó, người con giúp cho cha mẹ trọn đủ 4 pháp ấy gọi là người con biết ơn và đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ một cách xứng đáng.

Cho nên, diễm phúc cho những người con nào còn có cha có mẹ, những người con ấy có cơ hội tốt giúp cho cha mẹ có được trọn đủ 4 pháp ấy.

Nếu trường hợp người con không có khả năng giúp cho cha mẹ có được trọn đủ 4 pháp ấy, người con nên hướng dẫn, dẫn dắt cha mẹ đến gặp vị đại đức, bậc trưởng lão thuyết pháp giảng dạy cho cha mẹ hiểu rõ 4 pháp ấy đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai nữa; để cho cha mẹ phát sanh đức tin trong sạch, mới cố gắng thực hành theo 4 pháp ấy cho được trọn đủ.

Nếu người con nào không còn cha, hoặc không còn mẹ, hoặc không còn cả cha lẫn mẹ; đối với người con ấy chỉ còn cách làm trọn những điều hy vọng của cha mẹ.

Trong kinh Puttasutta, đức Phật dạy:

Cha mẹ cầu mong có con trong gia đình với hy vọng nơi con rằng:

1. Người con mà chúng ta nuôi dưỡng, về sau khi chúng ta già yếu sẽ phụng dưỡng lại chúng ta.

2. Người con sẽ giúp lo công việc của chúng ta.

3. Người con sẽ nối dòng dõi của tổ tiên.

4. Người con sẽ thừa hưởng của cải sự nghiệp của chúng ta.

5. Khi chúng ta qua đời, các con làm phước thiện hồi hướng đến chúng ta.

Đó là năm điều hy vọng của cha mẹ, mà người con có bổn phận làm tròn những điều hy vọng của cha mẹ, cho được thành tựu như ý, làm toại nguyện cha mẹ, dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời.

Tóm lại, mỗi người chúng ta hiện hữu trên cõi đời này là do nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Mỗi người phân tích có hai phần: thân và tâm nương nhờ lẫn nhau, không thể tách rời nhau được, nếu khi tâm tách rời khỏi thân, thì thân trở thành xác chết.

1. Phần thân: thuộc về sắc pháp, đó là sắc tứ đại: chất đất, chất nước, chất lửa, chất gió là phần sắc pháp chính; còn phần sắc pháp phụ thuộc có 24 sắc pháp khác đồng hiện hữu trong thân này.

Phần sắc tứ đại này là của cha mẹ cho con, song người con có thân hình xinh đẹp, xấu xí, tật nguyền... như thế nào, đó là do quả của thiện nghiệp, ác nghiệp đã tạo, không liên quan đến cha mẹ.

2. Phần tâm: thuộc về danh pháp là của riêng người con.

Do đó, có người con thuộc hạng người có đủ tam nhân (vô tham, vô sân, vô si); có người con thuộc hạng người có nhị nhân (vô tham và vô sân); cũng có người con thuộc hạng người vô nhân (không có một nhân nào trong ba nhân). Người con có trí tuệ hiểu biết, hay không có trí tuệ hiểu biết; có thân hình xinh đẹp hay xấu xí; giàu có hay nghèo khổ, bệnh nhiều hay ít bệnh.v.v... đó là do quả của nghiệp, do người con đã tạo từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ và kiếp hiện tại, không liên quan đến cha mẹ.

Thật ra, người cha mẹ nào cũng muốn cho con mình xinh đẹp tốt lành, có trí tuệ sáng suốt v.v.... Nhưng do quả nghiệp của người con tái sanh trong lòng mẹ, khi sanh ra đời là đứa con đui mù, câm điếc, tật nguyền... thế nào đó, thì cha mẹ vẫn có một tấm lòng thương yêu con, nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành, với tâm từ bi vô lượng của cha mẹ.

Cho nên, người con phải biết ơn cha mẹ và biết đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục cho cha mẹ, không những các thứ vật dụng cần thiết hằng ngày như: vật thực, y phục, chỗ ở, thuốc trị bệnh và các phương tiện khác, để giúp cho cuộc sống của cha mẹ được thân tâm an lạc trong kiếp hiện tại; mà còn phải biết giúp cho cha mẹ có đức tin trọn đủ, có giới trọn đủ, có sự bố thí trọn đủ, có trí tuệ trọn đủ; để cho cha mẹ thật sự thân tâm thường an lạc cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Người con nào làm được như vậy, người con ấy được gọi là phụng dưỡng, đền đáp một cách xứng đáng với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Đức Phật dạy cha mẹ cũng có 5 bổn phận đối với các con như sau:

1. Cha mẹ phải biết ngăn cấm các con làm mọi việc tội ác.

2. Cha mẹ khuyên dạy các con tạo mọi điều phước thiện.

3. Cha mẹ lo nuôi dưỡng các con nên người, cho con học hành có trình độ văn hoá, có nghề nghiệp lương thiện và thành thạo.

4. Cha mẹ lo làm lễ thành hôn (cưới vợ, gả chồng) cho các con, khi chúng đến tuổi trưởng thành.

5. Cha mẹ cho các con của cải tài sản khi xét thấy đúng lúc hợp thời.

Cha mẹ nên làm tròn bổn phận đối với các con.

Này người con hiếu nghĩa!

Phụng dưỡng cha mẹ mình,

Là điều an lành nhất,

Hạnh phúc cao thượng nhất.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 6148)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
20/08/2011(Xem: 4374)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
14/08/2011(Xem: 4728)
“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi.
13/08/2011(Xem: 4080)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
13/08/2011(Xem: 5345)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
13/08/2011(Xem: 3947)
Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.
13/08/2011(Xem: 4810)
Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, các Phật tử cử hành lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang trọng, đầy cảm động, theo truyền thống Phật giáo Bắc phương, đó là một sinh hoạt tôn giáo bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Sự tích báo hiếu này phát xuất từ kinh Vu-lan-bồn, qua tấm gương cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên, vào thời đức Phật còn tại thế, ở nước Ấn-Độ...
13/08/2011(Xem: 5101)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
12/08/2011(Xem: 13840)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
12/08/2011(Xem: 4172)
Chỉ còn ít ngày nữa là Vu Lan năm 2011 lại đến. Vu Lan diễn ra ở thời điểm lạm phát làm giá cả nhảy vọt như con ngựa bất kham. Giá cả leo thang, ít nhiều làm sứt véo đến mớ rau, bữa cơm gia đình mẹ. Nhìn mẹ chép miệng, nghe mẹ than “ chợ bữa này ít người” , “ mua gì cũng mắc ” mà mình cảm thầy buồn buồn trong lòng. Chẳng biết làm sao để gửi mẹ nhiều tiền hơn. Để mẹ khỏi phải suy tư, trăn trở chuyện cơm áo thường ngày. Đạo làm con, ai cũng muốn làm tròn chữ Hiếu. Hiếu để đền đáp công ơn của cha mẹ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]