Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Các thiền sư và những người mẹ

09/03/201108:46(Xem: 7640)
11. Các thiền sư và những người mẹ

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Các thiền sư và những người mẹ

a.

Thiền sư Shoun

Shoun đã trở thành một thiền sư của phái Soto, Nhật Bản. Cha ngài qua đời khi ngài còn là một thiền sinh và ngài phải chăm nom một mẹ già. Mỗi khi đến thiền đường ngài đều đưa mẹ theo. Vì mẹ ngài luôn ở bên cạnh, cho nên khi viếng các tự viện, ngài không thể ngụ cùng chư tăng. Ngài dựng một thảo am kế cận để được săn sóc cho mẹ. Ngài thường chép kinh kệ để sinh sống.

Ngài Shoun thường vào chợ mua cá cho mẹ ăn, người ở chợ đều mỉa mai vì nghĩ rằng ngài phạm giới, nhưng ngài bỏ ngoài tai. Tuy vậy, mẹ ngài lại đau lòng khi thấy mọi người đàm tiếu con mình. Một hôm, bà bảo ngài Shoun: “Mẹ nghĩ là mẹ có thể trở thành ni cô và ăn chay được.” Bà liền thực hành ăn chay và tu học.

Ngài Shoun rất thích âm nhạc và đã từng là bậc thầy về đàn tranh. Mẹ ngài cũng biết chơi đàn tranh. Có những đêm trăng tròn, hai mẹ con cùng hòa đàn với nhau.

Một đêm, có người con gái đi ngang qua nghe được tiếng đàn, liền mời ngài đến nhà nàng đánh đàn vào đêm sau. Ngài nhận lời. Vài hôm sau, ngài gặp cô gái ngoài phố và cám ơn nàng về lòng hiếu khách. Mọi người đều cười chế nhạo, vì người thiếu nữ đó là một cô gái giang hồ.

Một ngày kia, ngài Shoun phải đi thuyết pháp ở một ngôi chùa xa. Vài tháng sau, ngài trở về và được tin mẹ vừa mất. Người ta không biết ngài ở đâu để báo tin, nên đã tiến hành tang lễ.

Về đến nơi, ngài Shoun bước đến dùng gậy gõ lên quan tài và nói:

– Mẹ ơi, con đã về đây!

Rồi ngài tự trả lời:

– Con ạ, mẹ vui lắm khi thấy con trở về.

Và ngài tiếp tục:

– Vâng, con cũng vui lắm.

Rồi ngài tuyên bố cùng mọi người: “Tang lễ đã hoàn tất. Xin chôn cất tử tế.”

Khi ngài Shoun về già, ngài biết không còn sống được bao lâu, liền gọi môn đồ đến vào một buổi sáng rồi bảo rằng ngài sẽ viên tịch vào buổi trưa. Sau khi đốt hương trước di ảnh của mẹ và sư phụ, ngài viết một bài kệ:

Ta đã cố sống cho trọn vẹn

trong năm mươi sáu năm,

Rong ruỗi trên đời.

Bây giờ mưa đã tạnh và mây đang tan,

Có gương trăng tròn trên bầu trời xanh.

Môn đệ của ngài vây quanh tụng kinh, và ngài Shoun ra đi trong tiếng kinh cầu.

b.

Thiền sư Ikkyu và chúc thư của mẹ

Ikkyu, vị thiền sư danh tiếng thời Ashikaga ở Nhật, vốn là một hoàng tử. Khi ngài còn bé, mẹ ngài đã rời khỏi hoàng thành để theo học thiền trong một tự viện. Cũng vì thế mà hoàng tử Ikkyu trở thành thiền sinh. Khi mẹ ngài qua đời, có để lại cho ngài một bức thư nội dung như sau:

Gởi Ikkyu,

Mẹ vừa hoàn tất nghiệp quả trong đời này và trở về với cõi vô cùng. Mẹ chúc con trở thành một thiền sinh giỏi và nhận ra Phật tánh của mình. Nhờ vậy con mới biết được rằng mẹ có sa vào địa ngục hay không, và có luôn được gần con hay không.

Nếu con trở thành một kẻ hiểu được rằng đức Phật và đệ tử của Ngài là Bồ-đề Đạt-ma đều là những kẻ tôi tớ của chính con, con nên ngừng chuyện nghiên cứu học hỏi mà nên làm việc cứu nhân độ thế. Đức Phật đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm mà vẫn thấy không cần thiết nói lên một lời. Con phải biết vì sao. Nhưng nếu con không được như vậy, ít ra cũng nên tránh suy nghĩ những điều vô ích.

Mẹ của con.

Không sinh, không tử.

Ngày đầu tháng chín.


Tái bút:

Giáo pháp của Đức Phật là cốt để giác ngộ kẻ khác. Nếu con bị lệ thuộc vào những phương cách, thì con chẳng qua chỉ là một loại côn trùng ngu muội. Có đến tám vạn kinh điển Phật giáo và nếu con phải đọc cho hết mà vẫn không nhận ra Phật tính của con, con sẽ không hiểu được gì cả, ngay cả lá thư này. Đây là di chúc của mẹ.

c.

Thiền sư Jiun với lời mẹ dạy

Jiun, một vị Thiền sư phái Shingon, vốn là một học giả chữ Phạn thời Tokugawa ở Nhật. Lúc còn là thiền sinh, ngài hay thuyết giảng cho các đồng môn.

Khi hay tin, mẹ ngài liền viết cho ngài một lá thư nói rằng:

“Con ạ, mẹ không tin rằng khi con hiến mình vào cửa Phật là cốt để trở thành một cuốn tự điển sống. Biện bác sành sõi, vẻ vang và tự mãn chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hãy dẹp cái trò lên lớp đó đi. Hãy dọn mình tĩnh tu trong một tiểu viện ở chốn thâm sơn cùng cốc. Dành mọi thời gian cho việc thiền quán, may ra con mới ngộ được chánh đạo.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 12777)
Mỗi người chúng ta được ở trên quả đất này là nhờ công sanh ra và công dưỡng dục của cha mẹ. Trong dân gian VN có những câu ca dao bất hủ như: Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...
06/08/2014(Xem: 15207)
Vu Lan lại đến vườn chùa, Chư Tăng Phật tử nhớ mùa tạ ơn. Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Em này sao nét xót xa, Một thân lủi thủi, vạt tà héo hon, Thưa rằng cha đã lên non, Mẹ theo mây gió hết còn trần gian.
06/08/2014(Xem: 17690)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 6465)
Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định. Vậy tại sao nhà Phật lại chọn sau ba tháng an cư, đến ngày Tự Tứ thì lễ Vu Lan mới được tổ chức? Vì đây là dịp để tri ân báo ân, tri niệm đến ân tình ân nghĩa của cha mẹ, Thầy Tổ, chúng sanh và của tất cả những ân tình ân nghĩa mà mình cưu mang hoặc đã chịu ân.
05/08/2014(Xem: 15508)
Đường dẫn đến chùa xa thật xa Quanh co muôn nẻo cõi Ta Bà Chiều nay gió nhẹ, mây lờ lững Nhẹ bước tìm về dấu vết xa
05/08/2014(Xem: 7660)
Bao ngày Mẹ ngóng, bao ngày Mẹ trông, bao ngày Mẹ mong con chào đời, Ấp trong đáy lòng, có chăng tiếng cười của một hài nhi đang lớn dần? Mẹ chợt tỉnh giấc, và Mẹ nhìn thấy hình hài nhỏ bé như thiên thần, Tiếng con khóc oà, mắt Mẹ lệ nhòa, cám ơn vì con đến bên Mẹ... Này con yêu ơi, con biết không? Mẹ yêu con, yêu con nhất đời! Ngắm con ngoan nằm trong nôi, mắt xoe tròn, ôi bé cưng! Nhìn Cha con, Cha đang rất vui, giọt nước mắt lăn trên khóe môi, Con hãy nhìn kìa, Cha đang khóc vì con...
05/08/2014(Xem: 7584)
Clip nhạc: Nhớ Cha, do Nghệ Sĩ Thanh Ngân trình bày
05/08/2014(Xem: 14894)
Giữa đêm khuya vắng vẻ Mẹ vân vê vuốt nhẹ Vào mái tóc mai con Với tiếng ru nhè nhẹ Ẵm nhẹ con vào lòng Ru con giấc ngủ nồng . Những lời ru của mẹ Thấm sâu vào hồn con Giúp con khi lớn khôn Biết hiếu thảo làm người
05/08/2014(Xem: 12561)
Tình Cha tình Mẹ bao la Tình thương như một thiết tha đậm đà Từ con mở mắt oa oa Dần dà năm tháng con đà lớn khôn
04/08/2014(Xem: 13433)
Cha là chỗ tựa đời con Là rường là cột cho con nương về Gian lao vất vả sớm khuya Miếng cơm manh áo đưa về nuôi con Trọng trách đè nặng vai mòn Sinh nhai kiếm kế nuôi con nên người Dạy con công hạnh ngôn dung
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]