Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Nước mắt mẹ hiền

09/03/201108:46(Xem: 6114)
9. Nước mắt mẹ hiền

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Nước mắt mẹ hiền

Nắng chiều trải vàng trên căn nhà mới dựng ở bãi biển thành Ba-la-nại. Đó là nhà của một người lái buôn giàu có. Hơn mười năm nay, anh ta đã bao lần lênh đênh trên biển cả, tìm đến những bến bờ xa lạ của các nước A Rập, tiếp xúc với nhiều dân tộc hiền lành cũng như hung dữ. Sau mỗi chuyến đi anh ta được lãi rất nhiều. Rồi anh trở thành một trong những người nhiều của cải nhất.

Vợ anh là một người đảm đang. Mắt nàng luôn ẩn chứa vẻ lo buồn. Và ngày về của chồng với bao món đồ quí giá vẫn không làm cho nàng vui lên, vì cái viễn ảnh của ngày ra đi, của cuộc chia ly sắp đến.

Hai vợ chồng sanh được một đứa con trai. Nàng đặt cho nó cái tên thật dài là Métracanyaca. Đứa bé đem lại cho nàng những nỗi khuây khỏa trong lúc xa chồng.

Métracanyaca đã lên sáu. Một đêm về mùa đông, nàng thao thức không ngủ được vì sắp đến ngày cha của Métracanyaca về. Đến gần sáng, trời bỗng trở gió. Gió càng lúc càng mạnh. Tiếng gió bể ầm ầm. Những nỗi lo ngại như nhiều lần trước trỗi dậy. Mãi đến chiều đoàn thuyền vẫn chưa thấy về. Người ta ra bãi ngóng trông.

Đến gần tối, một chiếc thuyền buồm xuất hiện. Trong số hàng chục chiếc ra đi chỉ có một chiếc trở về, và chiếc đó không phải là thuyền của chồng nàng. Người ta báo cho nàng cái tin hung dữ. Thuyền của chồng nàng bị đánh đắm. Nàng ngất đi, sự đau đớn lớn lao nhất của đời nàng ghi mãi nét buồn trên gương mặt. Và tất cả hi vọng còn lại nàng dồn cả vào cuộc đời của Métracanyaca.

Métra lớn lên khoẻ mạnh hơn người. Mắt cậu ta long lanh đen nháy, luôn luôn nhìn thẳng ra xa mơ ước một cuộc đời phiêu bạc. Nàng đã đoán trước được điều ấy nên tìm hết cách khuyên bảo con. Đôi lúc Métra hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Cha con thuở trước làm nghề gì?”. Câu hỏi đó đã làm nàng nhiều đêm không ngủ yên. Nàng thấy lại nỗi đau xót của mình trong buổi chiều đông năm xưa. Nàng nói dối con: “Cha con ngày trước làm nghề đi buôn trong nước.” Métra liền nuôi mộng đi buôn trong nước.

Năm năm sau, Métra trở thành một thanh niên cứng cỏi và đi buôn trong nước. Trong chuyến buôn đầu tiên, Métra lời được bốn đồng. Đó là một thành công lớn đối với kẻ còn thiếu kinh nghiệm như anh ta. Anh ta mang cả bốn đồng về cho mẹ và đề nghị mẹ cúng dường, giúp đỡ các vị sa-môn, Bà-la-môn, những người nghèo khổ và hành khất. Người mẹ tưởng rằng con trai mình đã an phận và thích việc buôn bán ấy rồi.

Nhưng một hôm Métra trở về vẻ mặt buồn rười rượi. Anh ta muốn đổi nghề vì nghe người ta nói cha anh ngày trước làm nghề bán dầu thơm. Người mẹ đành chiều ý anh ta. Ngày hôm sau Métra mở một hàng quán trong thành phố. Lần này khá hơn lần trước, anh ta lãi được tám đồng. Nhưng cái nghề bán dầu thơm tầm thường nọ không làm anh ta hứng thú chút nào. Lại có người bảo cha anh ta trước kia làm nghề bán nữ trang. Thế là anh ta mang tám đồng về cho mẹ với ý định bỏ nghề bán dầu thơm.

Métra chuyển sang nghề bán nữ trang. Anh buôn bán thuận lợi và cạnh tranh được với những tiệm vàng lớn trong thành phố. Tháng đầu tiên anh lãi được mười sáu đồng. Tháng tiếp theo được ba mươi hai đồng. Thật là những món tiền to lớn. Métra mang về cho mẹ và cũng yêu cầu mẹ làm các việc công đức như những lần trước. Nhưng nghề này giữ chân Métra một chỗ và anh ta thấy bực bội. Sự hoạt động của anh ta bị bó hẹp, tầm mắt bị giới hạn. Rồi có một chủ tiệm vàng đến nói với hắn: “Sao anh không làm nghề đi biển như thân phụ anh ngày trước mà lại đi làm nghề buôn bán nữ trang hèn mọn tù túng này.” Métra bị kích thích đúng chỗ. Vậy là ngay hôm sau, Métra bán tất cả cửa hiệu nữ trang để được một số vốn lớn. Bể khơi với sóng gió ngàn trùng, với các bến bờ xa lạ kêu gọi anh ta. Anh ta đã nhất quyết rồi, liền về nói với mẹ: “Thưa mẹ có phải cha con trước kia làm nghề đi biển không? Xin mẹ cho con nối nghiệp cha đi buôn ngoài biển cả.”

Người mẹ sửng sốt. Bà đã cảm thấy trước điều mong muốn của con. Bà đã để ý đến cái nhìn đăm đăm của nó ra tận bể khơi như cố tìm đến bên kia bờ đại dương. Bà đã để ý con say sưa thèm thuồng cuộc đời của những thủy thủ trên các thuyền buồm từ xa đến. Bà cũng muốn cho con thỏa nguyện, nhưng hình ảnh của cuộc ra đi không ngày về của người cha Métra ngày nào đã thúc giục bà phải tìm mọi cách ngăn cản con: “Phải, Métra ạ! Cha con trước đây làm nghề đi biển, nhưng đã gặp nạn chết ngoài bể khơi. Mẹ đã đau khổ lắm rồi. Nay mẹ chỉ có mình con, con nỡ nào bỏ mẹ đi ra góc bể chân trời. Mẹ sẽ khô héo mà chết mất.”

Métra tuy cảm động nhưng lòng chàng đã quyết. Chiều hôm ấy, anh cho người đánh chuông rao khắp kinh thành Ba-la-nại: “Hỡi các thương gia đáng tôn kính! Métra sắp đi buôn xa, vậy ai muốn đưa hàng ra hải ngoại thì cứ đi chung với người”.

Người mẹ Métra khuyên can rất nhiều, nhưng anh ta vẫn không đổi ý định. Đến ngày ra đi, có năm trăm lái buôn cùng đi chuyến này với anh ta. Bà mẹ quá thương con, nhớ cảnh ra đi giống hệt như cảnh ra đi của người cha ngày trước làm bà vô cùng đau xót. Bà ngã nhào xuống ôm lấy chân con mà khóc. Mọi người đều cảm động, Métra ngồi xuống một lát, nhưng rồi anh ta đứng dậy, rút mạnh chân ra và dứt khoát bước qua đầu người mẹ để đi thẳng xuống thuyền không ngoái nhìn lại. Người mẹ chậm chạp ngồi dậy và nói qua làn nước mắt: “Con ơi! Mẹ cầu cho con tai qua nạn khỏi. Mẹ cầu cho con không phải bị quả báo vì đã bước ngang qua đầu mẹ, con ơi!”

Đoàn thuyền vượt sóng đã ba ngày dài, đến ngày thứ tư bầu trời bỗng nhiên thay đổi đột ngột rồi nổi gió mạnh. Gió cuộn từng hồi báo trước một cơn bão lớn. Mọi người lo ngại và cố sức chống chọi. Nhưng chuyện phải đến đã đến. Cơn bão to đánh tan cả đoàn thuyền.

Métra bám trên một tấm ván và may mắn trôi dạt vào một bờ biển xa lạ. Anh ta dần dần hồi tưởng lại và đi đến một thành phố. Đây là thành Ramana. Anh chàng thanh niên của kinh thành Ba-la-nại được người ta niềm nở tiếp đón. Có bốn nàng tiên đẹp đẽ đến chào anh, trước ngực mỗi nàng đều lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng anh đã mang về cho mẹ ngày trước. Các nàng tiên nói với hắn: “Chào chàng Métra, đây là đền đài của các em. Đây là tất cả sự khoái lạc ở đời. Chàng vào đây chung vui với chúng em.” Métra nhận lời. Anh ta sống đầy đủ về mặt vật chất nhờ những phước đức đã làm ngày trước, nhưng hình như có một nguyên do vô hình thúc đẩy anh ra đi tìm xuống phía nam. Anh đến thành Sadamaham. Có tám nàng tiên trẻ đẹp đến chào đón. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng anh đã mang về cho mẹ ngày trước. Các nàng tiên cũng nói với anh ta những lời dịu dàng như những nàng trước. Anh cũng nhận lời ở lại đây và cũng được sống đầy đủ về vật chất nhờ những phước đức đã làm ngày trước. Nhưng rồi sau anh lại ra đi, tiếp tục tìm xuống phía nam.

Métra đến thành Nandana. Mười sáu nàng tiên xinh đẹp lại đến chào đón. Trước ngực mỗi nàng cũng lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng anh đã mang về cho mẹ ngày trước. Các nàng dịu dàng mời anh ta ở lại và chăm sóc như những nàng tiên trước đó. Métra đã sống đầy đủ về vật chất nhờ những phước đức đã làm ngày trước. Nhưng rồi anh cũng lại ra đi về phía nam.

Métra đến thành Brahmottora. Ba mươi hai nàng tiên xinh đẹp chào đón anh ta. Trước ngực mỗi nàng lấp lánh một đồng tiền vàng giống như đồng tiền vàng anh đã mang về cho mẹ ngày trước. Anh được mời ở lại hưởng khoái lạc trong thành. Đến đây, nhiều điều đã làm cho Métra suy nghĩ. Tại sao một kẻ có tội với mẹ như anh ta lại được hưởng những điều sung sướng như đã qua? Phải chăng đó là do ngày trước anh đã mang về những món tiền bốn đồng, tám đồng, mười sáu đồng, và ba mươi hai đồng cho mẹ để làm những việc thiện cao quý? Nhưng sự sung sướng được hưởng đối với anh ta đã quá nhiều rồi. Anh cảm thấy không thể ở lại đây được nữa. Métra lại muốn ra đi xuống phía nam, mặc dù các nàng tiên hết sức khuyên can.

Lần này Métra đi thật xa. Anh đến một bức thành bằng sắt. Khi anh đi vào thành thì cửa thành đóng lại. Anh vẫn cứ đi và không mấy chốc thì gặp một người to lớn, trên đầu đội một vành sắt cháy đỏ, lửa phun hừng hực. Máu mủ trên đầu người ấy chảy tràn xuống miệng, người ấy liếm hết tất cả. Métra đến gần và hỏi:

– Ông là ai? Tại sao lại bị hình phạt đau đớn khổ sở như thế này?

Người ấy nén đau xót, ngẩng nhìn Métra một lát rồi trả lời:

– Tôi là người đã làm cho mẹ tôi đau khổ, nên tôi phải gánh lấy quả báo như thế này. Tôi sẽ chịu quả báo này mãi cho đến khi có một người khác đã tạo nghiệp ác làm mẹ đau khổ đi ngang qua đây và thay thế cho tôi.

Hành động tội lỗi đã làm với người mẹ hiện lên rõ ràng trong tâm trí của Métra. Anh ta đã bước ngang qua đầu mẹ. Đứa con bất hiếu đó đang đứng đây và đáng nhận những hình phạt nặng nề nhất. Métra vừa nghĩ như thế thì vành lửa nóng đã bay sang chụp lên đầu chàng. Métra nhìn người kia, bây giờ đã khỏe mạnh, vết thương trên đầu đã lành hẳn. Métra hỏi:

– Tôi phải chịu vòng lửa này trong bao lâu?

Người kia đáp:

– Anh phải chịu hình phạt này đời đời kiếp kiếp, cho đến khi có người phạm tội đã làm mẹ đau khổ như anh đến thay thế.

Métra cảm thấy đau đớn vô cùng. Lửa cháy từng mảnh thịt, mặt như bị cắt xé ra từng mảnh, từng đường gân máu và tê liệt từng chỗ. Tuy vậy Métra vẫn bằng lòng với hình phạt mình đã chịu. Chàng nghĩ rằng: “Lại sẽ có người phạm tội với mẹ để đến chịu thay ta sao? Không nên như thế! Nguyện cho đừng có ai sanh tâm làm mẹ mình đau khổ, đừng ai làm cho nước mắt mẹ mình phải tuôn chảy vì mình.”

Rồi Métracanyana phát lời nguyện rằng: “Tôi xin nguyện đội vành sắt nóng này mãi mãi, xin chịu nỗi đau khổ này thay cho tất cả chúng sanh”.

Lời phát nguyện của Métracanyaca chứa chan tình yêu thương rộng lớn vô cùng. Lời phát nguyện chân thành ấy ngay lập tức đã giải thoát Métra khỏi vòng tội lỗi, và vòng lửa bỗng rời khỏi đầu Métra bay lên hư không trả lại cho Métra đời sống an lành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2017(Xem: 6926)
Rằm tháng Bảy, Tết Trung nguyên, Lễ Vu lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Rằm tháng Bảy, ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vu Lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa là cách phiên âm Phạn-Hán nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên còn gọi là Giãi Đảo huyền "giãi tội bị treo ngược lên"
24/08/2017(Xem: 5694)
Vu Lan Nhớ Ngoại, Chất Ngọc CT, Melbourne 7/8/2017, Mười lăm năm đã trôi qua, Hình hài Ngoại đã giao hòa trời mây. Mà sao thương tiếc còn đây, Tình yêu cho Ngoại nong đầy tim con!
23/08/2017(Xem: 5988)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân” (Lòng hiếu chính là lòng Phật, hạnh Hiếu há chẳng phải là hạnh Phật sao? Nếu muốn theo con đường của đức Phật. Trước hết phải hiếu thảo với mẹ cha) Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, đây là dịp để người con Phật thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Ca dao có câu: "Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."
23/08/2017(Xem: 5539)
Vì sao Hiếu Dưỡng Cha Mẹ là Phước Báu vô lượng ? Vì Đức Phật đã dạy: “Cha Mẹ tại tiền như Phật tại thế”, “Tâm Hiếu là tâm Phật, hạnh Hiếu là hạnh Phật”. Phật thì phước đức vô lượng. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, đã tịch diệt cho đến hôm nay đã gần 2600 năm rồi, mà phước báu của Ngài vẫn còn nhân lên mãi. Ai theo và thực hành theo lời dạy của Ngài, vẫn được giải thoát, an lạc và hưởng nhiều phước báu vô cùng, vô tận. Nên phụng dưỡng tốt Cha Mẹ khi còn sống, xem như phụng dưỡng hai vị Phật sống tại nhà, thì phước đức nào bằng ! Vì sao Cha Mẹ như vị Phật sống trong nhà ?
21/08/2017(Xem: 12428)
HÌNH ẢNH ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU PL 2561 DL 2017. LỄ ĐẶT ĐÁ XÂY DỰNG CHÁNH ĐIỆN CHÙA QUÁN THẾ ÂM. LỄ GIẢI OAN BẠT ĐỘ CHẨN TẾ CÔ HỒN. NGÀY 18.19.20 Tháng 8 năm 2017 ( Nhằm ngày 27.28.29 tháng 6 Nhuận Đinh Dậu ). TẠI CHÙA QUAN THẾ ÂM ODENSE ĐAN MẠCH ( Sư cô Thích Nữ Hạnh Khánh Trụ Trì). "
21/08/2017(Xem: 6813)
Vu Lan Thắng Hội 2017
17/08/2017(Xem: 5737)
Nói đến Lễ Vu Lan, thì mỗi người trong chúng ta, ai cũng biết và cũng đã từng đến chùa tham dự đại lễ này. Lễ Vu Lan là một lễ lớn đối với tăng ni. Hầu hết các chùa hay tự viện đều tổ chức Lễ Vu Lan hằng năm. Trong thời pháp đón mừng đại Lễ Vu Lan, chúng tôi xin chia sẻ cùng quý vị đề tài: "Ý Nghĩa Ngày Lễ Vu Lan". Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm. Năm nay lễ rơi vào ngày thứ Ba 05/9/2017 đúng vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Các chùa khắp nơi trên thế giới đều long trọng tổ chức đại lễ Vu Lan, tạo cơ hội cho các Phật tử về chùa dâng hương cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được khoẻ mạnh bình yên và cha mẹ bảy đời quá khứ được thoát khổ địa ngục, sanh về cõi Trời an vui. Cho nên hễ nói đến Lễ Vu Lan là người ta nghĩ ngay đó là ngày Lễ Báo Hiếu Cha Mẹ.
15/08/2017(Xem: 10535)
Duyên khởi từ Tôn giả Mục Liên tìm phương cứu Mẹ, Đức Phật đã chỉ dạy giải bày Pháp cứu đảo huyền Thắng Hội Vu Lan. Bồ Tát Mục Kiền Liên khôn xiết vui mừng, sắp xếp chuẩn bị thực hiện: Thỉnh nguyện thập phương Tăng Già hoan hỷ câu hội sau 3 tháng an cư kiết hạ giới đức trang nghiêm hạnh nguyện thâm sâu, dưới sự chứng minh của Đức Từ Phụ hiện tiền cùng mười phương Chư Phật gia bị. Pháp hội ấy không những chỉ cứu một mình thân mẫu của Ngài Mục Kiền Liên mà còn cứu vô số sinh linh bị đày đọa thống khổ triền miên thoát khỏi địa ngục, đồng thời hóa giải cõi Ta Bà kham nhẫn thành Tịnh Độ lạc bang; đức Từ cứu khổ, đức Bi tế độ, đi đến đâu cũng thấy hiếu với hạnh, đến nơi nào cũng nghe làm lành lánh dữ, mọi nơi thiện nghiệp tăng trưởng ác nghiệp xa lìa, khắp xứ hành trì tu nhân tích đức tự độ độ tha.
14/08/2017(Xem: 12342)
Công ơn dưỡng dục sanh thành Cả đời cha mẹ luôn dành cho con Tháng ngày sinh kế lo toan Không màng khổ cực mong con nên người .
13/08/2017(Xem: 5174)
Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba - Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]