Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Chim vẹt nhân từ

09/03/201108:46(Xem: 4927)
5. Chim vẹt nhân từ

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Chim vẹt nhân từ

Thời quá khứ, miền đông bắc xứ Magadha, có rất nhiều con vẹt sống trong khu rừng lớn gần núi.

Thời ấy, Bồ Tát tiền thân của đức Phật Thích-ca sanh làm chim vẹt chúa rất xinh đẹp, thường tha đồ ăn từ rừng núi Himavanta đem về phụng dưỡng cha mẹ.

Trong làng Sàlindiya, có người bà-la-môn dòng Kosiya gieo trồng lúa Sàli trên một thửa ruộng lớn cả 100 mẫu, có cho người trông nom canh gác giữ gìn đám lúa ấy.

Chim vẹt chúa cùng với bầy chim rất đông bay đáp xuống ruộng ăn lúa Sàli, mà người trông nom canh gác không thể nào ngăn cấm được. Bầy chim vẹt ăn no đủ bay về, riêng có một con chim vẹt chúa không những ăn no đủ rồi, mà còn tha lúa Sàli bay về nữa. Người trông nom canh gác ruộng lúa trình với ông chủ. Người bà-la-môn bảo rằng:

– Nếu như vậy, ngươi hãy đặt bẫy rập chờ chim vẹt chúa đáp xuống, bắt sống nó đem về đây cho ta.

Người trông nom canh gác tuân theo lệnh ông chủ, bắt sống được chim vẹt chúa đem trình đến ông chủ.

Vừa nhìn thấy con chim vẹt chúa, ông bà-la-môn sanh tâm thương yêu quý mến vô cùng. Ông đặt Bồ Tát đậu trên đầu gối rồi hỏi rằng:

– Này chim vẹt, ngươi ăn lúa Sàli của ta no nê rồi còn tha đem về, nhà ngươi có bồ lúa phải không? Hay nhà ngươi muốn gây oan trái với ta?

Nghe câu hỏi, Bồ Tát chim vẹt chúa ôn tồn đáp bằng bài kệ rằng:

Thưa ông Kosiya kính mến!

Bồ lúa của tôi nào đâu có!

Oan trái với ông tôi không nghĩ.

Tôi ở trong khu rừng lớn này,

Lo trả món nợ cũ đã vay,

Cho vay món nợ mới về sau.

Chôn cất của quý, dành mang theo.

Xin ông thông cảm cho tôi vậy!

Nghe câu giải đáp với ý nghĩa sâu sắc, ông bà-la-môn không hiểu, nên hỏi lại Bồ Tát rằng:

– Ngươi trả món nợ cũ cho ai? Và cho ai vay món nợ mới? Chôn cất của quý để dành mang theo bên mình được như thế nào? Nhà ngươi hãy giải thích rõ ràng cho ta hiểu.

Chim vẹt chúa giải thích rằng:

Thưa ông Kosiya kính mến!

Cha mẹ tôi già yếu ở tổ,

Tôi tha lúa về nuôi cha mẹ,

Trả nợ cũ đã vay từ nhỏ.

Con tôi còn nhỏ bé thơ dại,

Chưa có cánh bay đi kiếm ăn,

Tôi tha lúa về nuôi con tôi,

Cho vay món nợ mới về già,

Con tôi sẽ nuôi dưỡng lại tôi.

Những chim khác bệnh hoạn yếu đuối,

Có đôi cánh mà bay không được,

Tôi tha lúa về nuôi dưỡng chúng,

Tạo phước thiện bố thí để dành,

Bậc thiện trí gọi phước thiện ấy,

Là kho tàng phước mang theo mình,

Xin ông hiểu rõ ý nghĩa vậy!

Lắng nghe lời giải thích, ông bà-la-môn có đức tin trong sạch nơi Bồ Tát và vô cùng hoan hỉ cho phép rằng:

– Kể từ nay về sau, nhà ngươi cùng bà con thân quyến của ngươi được an toàn sanh mạng, được phép tự do ăn lúa Sàli trên toàn đám ruộng của ta.

Đám ruộng lúa Sàli của ông bà-la-môn cả 100 mẫu, Bồ Tát biết tri túc, chỉ xin phép ăn lúa Sàli trên khoảng 8 mẫu, phần còn lại thuộc về của ông bà-la-môn sẽ không đụng chạm đến.

Bồ Tát trước khi từ giã có lời khuyên ông bà-la-môn rằng:

– Này ông bà-la-môn, xin ông chớ nên buông thả, hãy cố gắng tinh tấn tạo nhiều phước thiện.

Bồ Tát chim vẹt chúa tha lúa về nuôi dưỡng cha mẹ, con cái và những con chim già yếu bệnh hoạn.

Ông bà-la-môn sai người cắm cọc khoanh vùng khoảng 8 mẫu, bảo người trông nom canh gác rằng:

– Ngươi chớ nên ngăn cấm loài chim ăn lúa Sàli và tha đem về trong vùng lúa này.

Từ đó về sau, bầy chim được phép ăn lúa Sàli, trong phạm vi khoảng 8 mẫu ấy và được phép tha lúa đem về nuôi dưỡng cha mẹ, con cái và những con chim già yếu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3746)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
10/04/2013(Xem: 3828)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 3451)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 4112)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 3317)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 3781)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
10/04/2013(Xem: 4162)
Phải, ngọn núi này đã đi vào lòng người như một tuyệt tác không lời nhưng vẫn còn mãi âm vang. Âm vang ấy lưu vọng từ đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp nọ. Con người không thể nghe được bằng tai thường, mà chỉ nghe bằng một thứ tiềm thức sâu thẳm, đầy gợi nhớ, gợi thương, thầm kín mà chẳng bao giờ quên được.
10/04/2013(Xem: 3981)
Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn.
10/04/2013(Xem: 3913)
Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo.
10/04/2013(Xem: 3520)
Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!.......
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567