Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Người nghèo Sutana hiếu dưỡng cha mẹ

09/03/201108:46(Xem: 7488)
3. Người nghèo Sutana hiếu dưỡng cha mẹ

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Người nghèo Sutana hiếu dưỡng cha mẹ

Thời quá khứ, trong kinh thành Bàrànasì, Bồ Tát Sutana tiền thân của đức Phật Thích-ca là một người nghèo làm thuê phụng dưỡng cha mẹ. Khi cha qua đời, lại lo việc phụng dưỡng mẹ.

Vào thời ấy, đức vua trong kinh thành Bàrànasì có thú săn nai. Một hôm, vua ngự cùng các quan vào rừng, truyền lệnh rằng:

– Nai chạy về hướng người nào, người ấy phải bắt cho được.

Khi ấy, một con nai chạy về phía vua. Vua lấy cung tên bắn, con nai giả bộ trúng tên nằm lăn xuống đất. Vua vừa đến bắt, con nai lại đứng dậy bỏ chạy. Vua đuổi theo kịp, dùng gươm chặt ra làm 2 phần, lấy cây gánh quay trở lại. Vì mệt quá, nên vua ghé lại gốc cây da, định nằm nghỉ một lát mới đứng dậy trở về.

Tại cây da ấy, có quỷ dạ-xoa tên là Maghadeva thường trú nơi ấy, hiện ra nắm tay vua bảo rằng:

–– Hãy đứng lại! Hôm nay nhà ngươi là vật thực của ta.

Đức Vua hoảng sợ hỏi rằng:

– Ngươi chỉ ăn thịt ta ngày hôm nay thôi, hay ngươi ăn thịt hằng ngày?

Dạ xoa đáp rằng:

– Khi có thịt, ta sẽ ăn hằng ngày.

Vua nói rằng:

– Ta là đức vua trị vì ở kinh thành Bàrànasì này. Hôm nay ngươi hãy ăn món thịt nai này, để cho ta về cung. Bắt đầu ngày mai, mỗi ngày ta sẽ nạp cho ngươi một người để ăn thịt.

Dạ-xoa nói:

– Nếu vậy, nhà ngươi không được thất hứa. Ngày nào ngươi không nạp một người mang mâm đồ ăn đến cho ta, ta sẽ bắt ngươi ăn thịt.

Vua cam kết sẽ làm theo lời hứa, dạ-xoa liền tha chết, để cho vua hồi cung.

Khi hồi cung, bắt đầu ngày hôm sau, vua truyền lệnh mỗi ngày bắt một phạm nhân mang một mâm đồ ăn đến nạp cho quỷ dạ-xoa. Dạ-xoa ăn mâm đồ ăn xong rồi ăn thịt người ấy.

Qua một thời gian lâu, không còn phạm nhân. Đến các tù nhân thường cũng không còn. Đức vua hoảng sợ, vì nếu không có người nạp cho dạ-xoa ăn thịt, thì dạ-xoa sẽ đến bắt đức vua mà ăn. Đức vua bèn cho người cưỡi voi đem theo 1.000 đồng tiền vàng mà truyền chiếu chỉ rằng:

– Ai có thể đem mâm vật thực đến nạp cho dạ-xoa, sẽ được thưởng 1.000 đồng vàng này.

Nghe vậy, Bồ Tát xin nhận 1.000 đồng vàng đem về dâng cho mẹ, rồi vào yết kiến đức vua.

Đức Vua hỏi:

– Nhà ngươi sẽ đem mâm đồ ăn nạp cho dạ-xoa có phải không?

– Tâu đại vương, đúng vậy. Kẻ tiện dân này sẽ đem mâm đồ ăn nạp cho dạ-xoa.

Vua hỏi:

– Nhà ngươi cần những gì?

– Tâu đại vương, kẻ tiện dân này cần một đôi hài vàng, 1 chiếc lọng vàng, và 1 thanh kiếm báu của đại vương.

Vua lại hỏi:

– Tại sao nhà ngươi cần những thứ quý báu ấy?

Bồ Tát giải thích rằng:

– Tâu đại vương, bởi vì, dạ-xoa chỉ được phép ăn thịt người đứng trên mặt đất và dưới bóng cây trong phạm vi của y mà thôi; còn tiện dân đứng trên đôi hài vàng và dưới bóng của chiếc lọng vàng, thì dạ-xoa không được phép ăn thịt tiện dân. Và thông thường hàng phi nhân sợ người có khí giới trong tay; khi tiện dân có thanh kiếm báu trong tay thì dạ-xoa không dám đến gần. Nếu y tiến đến bắt tiện dân ăn thịt, thì tiện dân sẽ giết chết y bằng thanh kiếm báu này.

Nghe lời giải thích của Bồ Tát, vua rất hài lòng và hỏi rằng:

– Nhà ngươi cần thêm gì nữa?

– Tâu đại vương, những thứ đồ ăn đặt trên một chiếc mâm thường, không xứng đáng với hạng người trí như tiện dân. Vì vậy, xin đặt những đồ ăn trên chiếc mâm bằng vàng, mà đại vương thường dùng hằng ngày.

Vua ban cho Bồ Tát Sutana những thứ ấy, và cho lính theo hầu hạ Bồ Tát. Nhờ lính mang theo những thứ báu ấy, đến gần nơi ở của dạ-xoa, rồi Bồ Tát bảo họ chờ nơi ấy. Bồ Tát mang đôi hài vàng, che chiếc lọng vàng trên đầu, đặt mâm đồ ăn trên đầu thanh kiếm báu, đứng phía ngoài ranh giới của bóng cây, trao mâm đồ ăn cho dạ-xoa.

Dạ xoa nghĩ rằng: “Ta sẽ lừa người này vào trong bóng cây rồi ăn thịt y”, và động viên khuyến khích rằng:

– Xin mời bạn vào đây, chúng ta cùng nhau dùng vật thực.

Bồ Tát bảo rằng:

– Ta nói cho ngươi biết, ngươi chớ hòng lừa ta. Hôm nay, vua nạp ta cho ngươi ăn thịt. Nhưng ngươi không có quyền ăn thịt ta được. Bởi vì hôm nay ta đến đây, đứng trên đôi hài vàng của vua, không đứng trên phạm vi mặt đất của ngươi; và ta đứng dưới chiếc lọng vàng của vua, không đứng dưới bóng cây của ngươi. Như vậy, ngươi không có lý do gì để ăn thịt ta được.

Nếu ngươi muốn cố ý ăn thịt ta, thì ta sẽ dùng thanh kiếm báu của vua giết chết ngươi hôm nay.

Lắng nghe lời nói hùng hồn, cương quyết của Bồ Tát, dạ-xoa nghĩ rằng: “Người này nói rất đúng, một con người dũng cảm, không hề biết sợ.”

Rồi dạ-xoa phát sanh đức tin trong sạch với Bồ Tát, xin nhận món đồ ăn. Ăn xong dạ-xoa thưa rằng:

– Kính thưa bậc thiện trí, xin ngài trở về được an toàn. Thân mẫu của ngài đang trông chờ ngài.

Bồ Tát dạy rằng:

– Này bạn, kiếp trước bạn đã tạo ác nghiệp nên tái sanh làm kiếp dạ-xoa ăn thịt người. Kể từ nay về sau, xin bạn chớ nên tạo ác nghiệp sát sanh nữa.

Bồ Tát liền thuyết giảng quả báu của sự giữ gìn ngũ giới và tội lỗi của sự phá giới.

Dạ-xoa phát sanh đức tin trong sạch nơi Bồ Tát, xin thọ trì ngũ giới. Bồ Tát động viên khuyến khích rằng:

– Này bạn, bạn ở trong rừng này không ích lợi gì đâu! Xin bạn hãy đi với tôi ra ngoài kinh thành.

Dạ xoa nghe lời khuyên của Bồ Tát nên mang những vật báu đi theo sau Bồ Tát.

Nghe tin Bồ Tát trở về, đức vua ngự ra đón rước Bồ Tát. Sau đó vua cho phép dạ-xoa thường trú tại cổng thành, hằng ngày được hưởng mọi sự lợi lộc. Vua mời Bồ Tát về cung điện, tấn phong Bồ Tát địa vị quân sư, cung kính lắng nghe lời dạy bảo của Bồ Tát.

Bồ Tát phụng dưỡng mẹ già được đầy đủ, hưởng mọi sự an lạc cho đến mãn kiếp.

Vua trị vì đất nước bằng thiện pháp, sau khi băng hà, do thiện pháp cho quả tái sanh lên cõi trời, hưởng mọi sự an lạc ở cõi trời.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2018(Xem: 3952)
TẤM LÒNG CỦA MẸ Cuộc đời mẹ muôn ngàn khổ nhọc Sống nuôi con từ lúc đỏ lòng Giờ đây con đã hanh thông Nhớ ơn mẹ hãy gắng công làm lành .
04/08/2018(Xem: 4224)
Tâm Từ: Đọc Trong Mùa Vu Lan, Bài viết này để cúng dường Tam Bảo; tất cả phước đức xin hồi hướng tới cha mẹ nhiều đời và tất cả chúng sinh ba cõi. Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng; do vậy, lòng con không giây phút nào ngưng nghĩ tới việc cứu mẹ. Trong khi đó, Đức Phật đã dạy, tất cả chúng sinh đều đã từng là cha mẹ đời trước của mình. Bài này nói về Kinh Từ Bi, một phần trong 11 pháp môn, tới cái nhìn Vô thường, rồi tới cái nhìn Duy Thức, và rồi từ Duy Thức khởi tâm đại bi. Các ý phức tạp trong bài, sẽ ghi nhiều bản dịch để đối chiếu.
03/08/2018(Xem: 4327)
Khoảnh khắc được ghi lại một cách ngẫu nhiên bởi anh Vũ Thiên Bùi đã chạm đến trái tim của nhiều người xem. Mang trong mình một sinh linh bé nhỏ nên phụ nữ mang bầu thường luôn được xem là đối tượng ưu tiên, cần quan tâm, chăm sóc ở bất kỳ đâu. Vậy nhưng trong bức ảnh do tài khoản facebook Vũ Thiên Bùi đăng tải gần đây trên một hội dành những người yêu thích nhiếp ảnh, hình ảnh người phụ nữ mang bầu lại gợi cho người ta cảm giác xót xa, thương cảm. Trong bức ảnh, một mẹ bầu khoảng 6-7 tháng đang nằm một mình co ro nơi góc cầu thang bệnh viện. Cô nằm trực tiếp xuống sàn, đầu gối lên chiếc túi trong giấc ngủ vội vàng.
03/08/2018(Xem: 8330)
Nhà của dì Ba ở vùng ngoại thành, có sân trước vườn sau, vắng vẻ yên tịnh. Trong nhà bài trí đơn sơ: bàn thờ thiết trí giản dị nhưng trang nghiêm với thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và hoa quả hương đăng đầy đủ, giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ có đặt bộ ấm trà bằng đất “quê mùa”, và một điện thoại cố định (ĐT bàn). Sáng sớm. Yên bình, im ắng. Chiếc máy niệm Phật phát lên âm lượng nho nhỏ vừa đủ nghe danh hiệu Phật: (tùy chọn) “Nam mô …” Như mọi ngày, dì Ba quét lau bàn thờ với tâm trạng hoan hỷ và thần thái ung dung thanh thả. Sau đó, dì thắp hương, lâm râm khấn nguyện… Bất chợt, chuông điện thoại bàn reo vang… Dì giật mình, quay lại nhìn chiếc điện thoại nơi bàn giữa nhà, rồi bình tâm lại, xá ba xá trước bàn thờ thiêng liêng, mặc cho chuông điện thoại cứ réo vang nghe như hối hả thúc giục…
02/08/2018(Xem: 6682)
Thông Báo Lễ Vu Lan 2018 tại Chùa Khánh Anh (Bagneux)
02/08/2018(Xem: 10794)
Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2562 (2018) của Hòa Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc
01/08/2018(Xem: 58892)
Con cò lặn lội bờ sông Cò ơi sao lại quên công mẹ già Hỏi rằng ai đẻ cò ra Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi Nhớ khi đi ngược về xuôi Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi được cò Những ngày mưa lũ gió to Công mẹ bắt tép nuôi cò cò quên Vợ con cò để hai bên Công cha nghĩa mẹ cò quên hết rồi Cò ơi cò bạc như Vôi Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao
16/05/2018(Xem: 5565)
Từ thời Trung Hoa xưa cũ, thơ ca đã được hội ý là tiếng nói từ chốn chùa chiền (Thi = Ngôn + Tự). Cho nên kinh là những bài thơ đầy cảm xúc, hình tượng và triết lý để ngâm nga, xướng tụng hơn là những bản văn nghiêm mật thuần đức tin và đạo lý. Những thiền sư danh tiếng của Phật giáo thường là những thi nhân từ bản chất. Thơ Thiền như Dạ Lý hương tỏa mùi thơm nhẹ lướt trong không gian. Không tìm cũng thoảng tới. Cố tới thì không biết nơi đâu!
16/03/2018(Xem: 11730)
1-Tình cha cao vời vợi, Như núi Thái non bồng. Như trời cao thăm thẳm, Giữa vũ trụ mênh mông.
28/01/2018(Xem: 4731)
“Chữ Hiếu thời hội nhập” mở đầu bằng câu chuyện thương cảm cho Cụ Tám đã già và những đứa con ở xa không cận kề chăm sóc, câu chuyện được gắn với thời hội nhập, kinh tế thị trường... Chữ Hiếu luôn là điều luôn làm người ta cảm động nhất, chạm vào tận cùng nơi sâu thẳm của tâm hồn. “Chữ Hiếu thời hội nhập” cũng đem lại cảm xúc nhớ ơn, ca ngợi công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Và đúng như bài viết đã khẳng định “...dù cho thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội , thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người...”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]