Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ

09/03/201108:46(Xem: 5094)
1. Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ

Có một người con trai của gia đình phú hộ trong kinh thành Sàvatthi, khi đến nghe đức Phật thuyết pháp liền phát sanh đức tin trong sạch, xin phép cha mẹ xuất gia trở thành tỳ-kheo.

Sau khi trở thành tỳ-kheo, người ấy cùng sống với vị thầy đã tế độ cho mình trong suốt 5 năm, học và thực hành các pháp môn giới, định, tuệ.

Sau đó, tỳ-kheo ấy xin phép thầy rời khỏi ngôi chùa Jetavana đi đến một nơi xa ở trong rừng để hành đạo.

Trong khi đó, gia đình ông bà phú hộ gặp cảnh sa sút, tài sản dần dần khánh kiệt, cho đến nỗi hai ông bà phải đi ăn xin, nương nhờ dưới mái nhà của người khác để sống qua ngày.

Nghe tin cha mẹ của mình lâm vào cảnh khổ, vị tỳ-kheo ấy nghĩ rằng: “Ta đã hành đạo suốt 12 năm qua, mà vẫn chưa chứng đắc Thánh quả nào; có lẽ ta là người chưa có đủ pháp hạnh Ba-la-mật. Vậy, ta nên hoàn tục trở về lo phụng dưỡng cha mẹ già đang lâm vào hoàn cảnh khổ, và làm phước thiện bố thí, giữ giới, hành thiền... để tạo duyên lành cho kiếp sau.”

Nghĩ xong, vị tỳ-kheo ấy ra khỏi khu rừng, trên đường trở về kinh thành Sàvatthi, nghĩ rằng: “Hôm nay, ta đến hầu đức Thế Tôn nghe pháp xong, ngày mai sẽ đi tìm gặp cha mẹ.”

Canh chót đêm hôm ấy, đức Thế Tôn sau khi xả đại bi định, quán xét chúng sinh có duyên lành cần được tế độ; đức Thế Tôn nhìn thấy vị tỳ-kheo ấy có duyên lành chứng đắc Thánh quả Tu-đà-hoàn.

Vị tỳ-kheo ấy ngồi nghe pháp trong nhóm các đệ tử, đức Thế Tôn thuyết bài kinh Màtuposakasutta ca tụng ân đức cha mẹ đối với con và bổn phận làm con, cả hàng tại gia lẫn bậc xuất gia đều có bổn phận lo phụng dưỡng cha mẹ.

Nghe bài kinh xong, vị tỳ-kheo nghĩ rằng: “Ta vốn có ý định hoàn tục để lo phụng dưỡng cha mẹ, nay đức Thế Tôn thuyết pháp dạy bậc xuất gia cũng có thể phụng dưỡng cha mẹ được. Vậy, ta chớ nên hoàn tục, ta là tỳ-kheo cũng có thể phụng dưỡng cha mẹ được.”

Vị tỳ-kheo tìm gặp cha mẹ đưa về phụng dưỡng; làm nhà cho cha mẹ ở, rồi hằng ngày ngài đi khất thực có được cháo, cơm, thức ăn đều mang về phụng dưỡng cha mẹ trước, còn về phần ngài sẽ thọ dụng sau. Vì thế, việc khất thực có bữa no bữa đói, nên thân thể ngài ngày càng gầy ốm hơn. Khi được cúng dường tấm vải mới nào, ngài lại mang dâng cho cha mẹ mặc; còn ngài lấy tấm vải cũ của cha mẹ, giặt sạch, nhuộm màu, may y để mặc.

Hằng ngày, ngài lo việc phụng dưỡng cha mẹ hơn lo cho thân mình. Do đó, mà ngày càng gầy guộc xanh xao.

Khi các vị tỳ-kheo khác hỏi, ngài trình bày sự thật lo phụng dưỡng cha mẹ như vậy. Các tỳ-kheo khác chê trách ngài, rồi bạch chuyện này lên đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn cho người gọi vị tỳ-kheo ấy đến, hỏi rằng:

– Này con, hai ông bà già mà con phụng dưỡng là ai vậy con?

– Kính bạch đức Thế Tôn, hai ông bà già ấy là thân mẫu và thân phụ của con.

Nghe vị tỳ-kheo bạch như vậy, đức Thế Tôn bèn tán dương khen ngợi rằng: Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lành thay!.

Đức Thế Tôn dạy rằng:

– Con đã thực hành theo đúng con đường xưa kia Như Lai thực hành.

Rồi đức Thế Tôn thuyết về tiền kiếp của ngài là đạo sĩ Suvannasàma đã phụng dưỡng cha mẹ mù đều là đạo sĩ ở trong rừng.

Đức Thế Tôn lại dạy rằng:

– Sự phụng dưỡng cha mẹ là việc làm theo truyền thống của các bậc thiện trí.

Nhân dịp ấy, đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ chư tỳ-kheo. Vị tỳ-kheo phụng dưỡng cha mẹ ấy chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh quả Tu-đà-hoàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4364)
Giải trừ cái khổ bị treo ngược vừa là ý nghĩa thâm diệu của Vu Lan nhưng cũng vừa là sứ mệnh thiêng liêng trọng đại của hàng đệ tử đức Như Lai. Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu chỉ có ý nghĩa đích thực khi đại nguyện cứu khổ độ sanh được thể hiện trọn vẹn, bởi thế, ở đâu có khổ đau, ở đó cần đến năng lực từ bi cứu độ.
10/04/2013(Xem: 3373)
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
10/04/2013(Xem: 3670)
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
10/04/2013(Xem: 3755)
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
10/04/2013(Xem: 3373)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật. Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham…
10/04/2013(Xem: 4815)
Đạo Phật có sứ mạng mang ánh sáng và tình thương đến cho muôn loài. Ánh sáng lung linh của tinh tú, chói lọi của mặt trời, hay u huyền của vầng trăng có thể giúp cho vạn hữu thoát khỏi mọi phiền tạp, mò mẫm, tối tăm và u ám của cuộc đời. Ánh sáng của chánh pháp, của tình thương có thể giúp cho muôn loài sống an vui tự tại, xua tan tất cả mọi bóng tối của si mê lầm lạc. Ánh sáng và tình thương là hai sự trạng vô cùng rạng rỡ và hoạt dụng trong nguồn sống của đạo Phật.
10/04/2013(Xem: 3291)
Cứ mỗi lần mùa hiếu hạnh trở về là mỗi lần gợi lên trong mỗi chúng ta cảm xúc trào dâng về mẹ và cha. Vu Lan báo hiếu đã nghiễm nhiên trở thành lễ hội văn hóa của cả dân tộc, lễ hội văn hóa của tình người, của lòng từ bi ban vui và cứu khổ. Có thể nói, ngày lễ Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.
10/04/2013(Xem: 3327)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời trải dài xuống, cho đến hôm nay. Trong lòng nao nao, nhiều cảm khái, xúc động. Thật sự, có được thân người rất là khó và tự nhiên, lại nghĩ nhiều đến công ơn sinh thành, dưỡng dục cưu mang của cha mẹ…
10/04/2013(Xem: 4211)
Mẹ tôi có ba người con : Con trai lớn là Huỳnh lê Tiến, cô gái út là Huỳnh thị Mỹ Dung, tức văn sĩ Huỳnh Dung, và chúng tôi là Huỳnh trung Chánh. Trong ba anh em, nếu kể đến lòng hiếu thảo và thương yêu mãnh liệt có lẽ tôi không sánh bằng anh em tôi, nhưng tôi là đứa con có cơ duyên gần gũi với bà, chia sẽ đắng cay với bà vào những giây phút hiểm nguy trên cuộc đời như lần đi xuồng chèo trên giòng Cửu Long giữa cơn binh lửa từ Trà Vinh về Cao Lãnh năm 1945, lần gay go vượt biển đến trại tị nạn Mã Lai năm1977......
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567