Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nặng tình Vu Lan

30/08/201204:07(Xem: 8472)
Nặng tình Vu Lan
NẶNG TÌNH VU LAN
Thích Tâm Mãn

lavangmuathu2Vu Lan về rồi nhưng sao trong lòng không thấy khởi niệm hân hoan, tôi hỏi lại mình hay còn thiếu gì chăng? Mưa, không! mưa phố núi đã rơi đều suốt tháng ngày cuối hạ, tí tách giọt đều dẫn người lại gần với mùa thu. Lá vàng ư! không hàng liễu trước chùa nay đã úa vàng rơi gần hết, trơ cả cành mềm chịu gió táp mưa sa, cơn gió chợt về xì xào đám sen mùa lá đỏ, xan xát vì héo gầy, rách nát bởi khô khan. Tiếng ve gọi hè gần như đã im bặt, trả lại gió ngàn đong đưa lá vàng xào xạc đón thu sang, thu đã sang, Vu Lan đã về sao cứ thấy lòng nặng trĩu, ngồi một mình với tách trà thu, am vắng, thử hỏi một lần lòng nặng trĩu vì đâu.

Ai không biết Vu Lan là mùa Báo Hiếu, có ai không hiểu là mọi người nên tưởng nhớ đến công ơn hai đấng sanh thành, rồi làm gì đó để bày tỏ lòng mình quan tâm, hiếu thảo, cảm ơn, có người chỉ cần đứng trước mẹ sâu lắng nói một lời Vu Lan: "Mẹ ơi! mẹ biết con thương mẹ lắm không?", lại có người tụng Kinh Vu Lan dùng lời Phật để đáp đền ân đức, lại cũng có người cúng dường tứ sự lên Tăng để đem công đức hồi hướng báo hiếu cha mẹ. Vâng tất cả là Vu Lan của người con hiếu hạnh, cứ mỗi năm về mọi người lại một lần thương.

Vu Lan của người Phật tử tại gia là như vậy, Vu Lan của người xuất trần "Bát cơm xin vạn nhà, thân chơi muôn dặm xa, chỉ vì việc sanh tử, mây trắng hỏi đường qua". Người xuất gia báo hiếu ai đây, ngồi đọc lại những lời xưa Tổ dạy trong Quy Sơn Cảnh Sách: "Người xuất gia đối với cha mẹ thì không cung phụng món ngon vật lạ, đối với thân quyến rời bỏ xa cách không gần... đối với gia tộc không màng đến nghĩa vụ thừa kế, xa làng bỏ xóm, cắt tóc đi tu...". Như vậy thì Vu Lan với người xuất trần không có ý nghĩa gì hay sao?

Không! Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi như trong Quy Sơn Cảnh Sách Tổ dạy: "Người xuất gia phải có tâm chí vượt ra khỏi trời đất, nên cất bước thì hướng tới phương trời cao rộng, từ tâm ý cho đến hình tướng phải đều khác hẳn với người thế tục, là hạt giống lành nối tiếp ngày càng làm rạng rỡ thêm nhà Phật, làm cho chúng ma phải khiếp sợ khuất phục, với tâm niệm báo đáp bốn ân, cứu vớt ba loài". Báo hiếu Vu Lan của người xuất gia là như vậy.

Vu Lan về, lời Phật dạy còn đó, lời Tổ đinh ninh chúng ta đã làm được gì? hay chỉ là như làm cho thêm buồn, như ý Tổ dạy trong sách Quy Sơn: "Sao lại mới bước lên phẩm bậc của giới pháp, mà đã tự thị ta đây là vị Tỳ Kheo. Dùng của cúng dường của Đàn na thí chủ, ăn ở tiêu hao của thường trụ, không biết xét kỹ vì sao mà có của ấy, lại bảo rằng lẽ tự nhiên là người phải hiến cúng. Ăn rồi, xúm đầu huyên náo, chỉ nói toàn chuyện tạp của thế gian...". Nếu là như vậy Vu Lan về thật là vô nghĩa.

Như vậy thì làm sao chúng ta có thể nhận biết được Vu Lan đã về, Vu Lan còn ý nghĩa gì trong cuộc sống của chúng ta, vì chúng ta đang mải miết say mê trong ảo cảnh, không hiểu tu tập để làm gì như trong Quy Sơn Tổ dạy: "Cứ thừa dịp vui thích, mà không biết chính cái vui ấy là nguyên nhân của sự khổ đau. Bao kiếp xưa kia, đem thân si mê theo trần cảnh, chưa từng phản tỉnh, thì giờ này chỉ để năm tháng dần qua, không lo tu học, mất mát khôn cùng, thọ hưởng càng nhiều, của thí lợi càng lắm, hết năm này qua năm khác mà không biết nghĩ đến sự rời bỏ, có hiểu đâu chất chứa càng nhiều cũng chỉ là bảo trì thân xác giả huyễn mà thôi...". Nếu một ngày nào đó vô thường vẫy gọi, hỏi lại ta đã làm được gì để báo đáp trọng ân Vu Lan, ân Tam Bảo ơn tín thí đàn na.

Hay cuối cùng rồi chúng ta cũng chỉ là như vậy, không khác gì với ngày mới cắt tóc quy y. Như Tổ Quy Sơn từng chỉ dạy: "Quả là kẻ chưa bao giờ nghe đến sự hành trì và huấn dụ của Phật dạy bảo, nên suốt bao năm cũng chỉ có một chiều hướng, tánh tình vẫn còn như cũ giữ y nguyên. Cung cách chẳng khác gì ngày xưa biếng nhác, ham muốn những điều xấu xa y như thói cũ, dần dà theo đời, hóa thành kẻ không tăng không tục. Thế rồi bất giác lóng cóng đã đến ngày già yếu, gặp việc thì như đối diện với tường vách. Hậu học thưa hỏi thì không có lời chỉ để hướng dẫn tu hành...".

Nếu là như vậy thật oan uổng cho một kiếp tu hành, lấy gì để Vu Lan về báo đáp thâm ân. Thử hỏi cha mẹ nào nghe con mình tu hành như vậy mà sanh tâm hoan hỷ, Thầy Tổ nào hãnh diện vì có một người học trò tu học kiểu như trên, vậy thì ta lấy chi để báo đáp? sao chúng ta có thể cho phép mình làm những việc vô tâm.

Tổ Quy Sơn dạy: "... ai kia đã là đấng trượng phu thì ta đây cũng có thể làm được như thế, đừng tự khinh thị mình mà lùi bước và khuất phục trước khó khăn...". Nếu ý thức được như vậy, thì có gì mà ta không làm được, khó khăn nào mà ta chẳng vượt qua, và không có thành tựu nào mà ta không thể thành tựu, được như vậy mới thật là vâng lời Tổ dạy: "...là người chẳng phải là bậc thượng trí, không dễ có thể mau vượt lên được, thì nên hãy để tâm trí vào học hành giáo pháp, ôn cho thuộc, tìm kiếm sưu tra kinh điển cho rõ pháp Phật, nghiên cứu tinh tường nghĩa lý, để rồi truyền bá diễn giảng dẫn dắt người sau, báo đáp ơn Phật. Đừng để uổng phí thời gian, lấy công hạnh huân tu trên đây mà hỗ trợ đời mình. Như thế thì động cũng như tĩnh đều có uy nghi, tự mình biến thành bậc "pháp khí" trong hàng Tăng bảo...".

Nếu làm được như vậy, thì đây là món quà Vu Lan hiếu hạnh lớn nhất trong thế gian, còn bằng không thì chẳng khác nào bị Tổ quở trách trong Quy Sơn Cảnh Sách : "...ở trong hàng ngũ của người xuất gia chỉ là vô ích, dần dà phí hết cả một đời mà quả thực không có một chút ích lợi gì hết...". Lắng lòng nghe lời Tổ dạy, tự mình sám hối ăn năn, có trễ nhưng chưa muộn, vì Vu Lan còn về để rồi lại nhận yêu thương.

Ngoài hiên gió đùa càng thêm hiu hắt, lại vài giọt mưa buồn thêm chút vọng Vu Lan, đọc lại những lời Tổ dạy ngày xưa, sao nghe nát cả cõi lòng, bỗng thấy thẹn mình chưa trọn một kiếp tu, mỗi năm thu đến lá vàng, Vu Lan lại về để đón nhận tình thương. Thương cho ta chưa tròn tâm tu học, thương cho cha mẹ già đang ngóng chờ công đức tu hành của con thơ, thương cho thầy tổ ngóng trông những hạt giống lành để trùng hưng Tam Bảo, thương cho Phật Đà hy vọng Chánh pháp sẽ có người truyền thừa xiển dương, tất cả tình thương ngóng trông đều từ đâu? ấy vậy Vu Lan về sao ta lại không hay biết!

Thôi thì chúng ta hãy vì niệm nặng tình yêu thương của Vu Lan phát tâm cố gắng, như Tổ đã dạy: "...bên trong thì siêng tu tập công phu khắc trừ niệm ác, bên ngoài thì hiển bày đức tính hiền hòa, xa lìa trần tục, mong cầu giải thoát", để rồi có thể làm được những gì mà Tổ căn dặn trong Quy Sơn thì không uổng phí luống qua một kiếp tu hành, thành tựu trọn vẹn yêu thương dâng lên cúng dường Vu Lan Thắng Hội: "tu hành mà động cũng như tĩnh đều được an nhiên, như vậy mới thật không uổng phí, mặc một đời khoác áo cà sa, như vậy cũng tức là đền đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi. Nếu có thể đời đời không thoái chuyển thì quả vị Phật Đà quyết chẳng còn xa, để rồi là lữ khách tự tại dạo chơi trong ba cõi, đến đi ra vào đều làm khuôn phép cho người sau...".

Báo ân Vu Lan của người xuất gia là như vậy, tình thương Vu Lan xuất trần là như thế, nếu là con Phật, không ai không có ngày tu hành đạt đến tình thương Vu Lan xuất thế, không cha mẹ nào không mong muốn con mình thoát khổ sanh vui, nặng tình mong hoài hậu học xuất ly khổ hải của các bậc Tiên giác Đạo sư, nếu như hiểu được, ngộ được thì Vu Lan tròn niềm hiếu đạo, còn bằng không hết thảy chỉ hoàn không, luống qua vô ích. Nặng tình Vu Lan biết lấy chi đền đáp, phát nguyện tu hành mới thật là báo đáp tứ ân.

Thích Tâm Mãn
(Chùa Minh Thành)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5929)
Rằm tháng Bảy mỗi năm Tự Tứ Đồng về chùa cùng dự Vu Lan Là ngày chư Phật hỷ hoan Là ngày báo hiếu chu toàn thâm ân Lời Phật dạy ân cần tha thiết Ân mẹ cha chi xiết cao dày.........
10/04/2013(Xem: 4175)
Một thương Bảo điện đại hùng Rộng dung Phật tử về chung nguyện cầu Hai thương thiền định thẩm sâu Từ bi khắp trải, nhiệm mầu rộng lan..........
10/04/2013(Xem: 4312)
Mẹ ơi, đây một đóa hồng Con dâng lên mẹ ghi công sinh thành Ghi đêm thức đủ năm canh Khi con trở gió ươn mình không vui....
10/04/2013(Xem: 6627)
Nơi đất khách vẫn an cư cấm túc Thanh nghi xưa gìn giữ đến ngày nay Nhớ cố hương sao ngăn được cảm hoài Thỉnh sư thúc thay Thầy làm Thiền chủ
10/04/2013(Xem: 5754)
Không ai sinh ra đời lại không có mẹ có cha, nhưng trên thực tế cũng có một số ít người bất hạnh vẫn chưa một lần gặp cha thấy mẹ, có thể vì chiến tranh cha mẹ mất sớm, hay một lý do thương tâm nào khác. Nhưng dù gì đi nữa, không một người mẹ người cha nào lại không thương con. Tình cảm đó như thế nào, tôi nghĩ ai đã làm mẹ làm cha hiểu nhiều hơn bất cứ ai hết. Dù chúng ta có thể là kẻ bất hạnh, nhưng ý niệm đẹp về mẹ về cha vẫn còn thì chúng ta vẫn còn mẹ và cha, vẫn hân hạnh được làm người con có hiếu.
10/04/2013(Xem: 3892)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 11179)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7532)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 3343)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 55453)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]